Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh: Chậm thay đổi sản xuất sẽ “chết” nhanh
Một biến động nhẹ từ thị trường Trung Quốc, cộng với nhu cầu ở nhiều thị trường đang giảm do nguồn cung đang dồi dào đã khiến xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều khó khăn. Rõ ràng sự biến động này sẽ còn tiếp diễn, nếu cơ cấu sản xuất không thay đổi, doanh nghiệp không thay đổi thì chặng đường phía trước của hạt gạo Việt sẽ còn lắm gian nan.
Giá giảm 32 USD/tấn so với 5 năm trước
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đã giảm 14,4% về lượng và 23,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 2 tháng qua đạt 711.759 tấn, thu về 311,59 triệu USD.
Riêng tháng 2.2019, xuất khẩu gạo đạt 274.765 tấn, tương đương 116,62 triệu USD, giảm 37,2% về lượng và giảm 40,3% về kim ngạch so với tháng 1.2019 và cũng giảm 19,1% về lượng và giảm 31% về kim ngạch so với tháng 2.2018. Giá xuất khẩu gạo trong tháng 2.2019 giảm 4,9% so với tháng 1.2019 và giảm 14,6% so với tháng 2.2018, đạt trung bình 424,4 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2019 giảm mạnh về giá và kim ngạch, dẫn đến giá thu mua lúa gạo của nông dân ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 44,2% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tương đương 40,2% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 314.851 tấn, tương đương 125,32 triệu USD, tăng mạnh 80,9% về lượng và tăng 60,6% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm trước.
Bờ Biển Ngà là thị trường lớn thứ hai của gạo Việt Nam, với mức tăng 672,1% về lượng và tăng 508,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 65.223 tấn, tương đương 30,81 triệu USD, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Các thị trường lớn còn lại gạo Việt Nam có tăng trưởng mạnh là Malaysia, Hongkong, Angola, Hà Lan, Nam Phi… Ngược lại, xuất khẩu gạo sụt giảm rất mạnh ở các thị trường như Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ…
Còn theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất khẩu gạo hiện tại chỉ đạt khoảng 348 USD/tấn (gạo 5%), thấp hơn cùng kỳ năm trước đến 72 USD/tấn và nếu so với 5 năm trước mức giá hiện tại thấp hơn đến 32 USD/tấn. Như vậy, sau bao năm ngành lúa gạo vẫn chưa thoát ra được vòng luẩn quẩn giá giảm, giải cứu, còn người nông dân trồng lúa nghèo vẫn hoàn nghèo.
Vì sao có sự sụt giảm ghê gớm như vậy dù trước đó, những dự báo thị trường năm 2019 đều rất lạc quan? Có thể thấy năm nay Philippines trúng mùa lịch sử nên nhu cầu nhập khẩu gạo của họ không lớn; sản xuất trong nước cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu; trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ đang “thay kho” dự trữ bằng cách đẩy gạo cũ ra với giá rất cạnh tranh làm gia tăng áp lực thị trường.
Hai thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới (Philippines, Indonesia) và hai “nhà kho” lớn nhất thế giới ở Trung Quốc, Ấn Độ có một chút biến động, nhẹ như những cơn gió heo may đã khiến hạt gạo Việt lao đao trong cơn giảm giá. Cũng cần nhớ, nhiều chuyên gia đã phân tích, thực tế, dung lượng thị trường lúa gạo toàn cầu rất bé nên mọi biến động dù nhỏ từ nguồn cung hay cầu cũng khiến thị trường chao đảo.
Thay đổi hay là thất bại?
Không chỉ có những biến động lớn về cung – cầu, các chính sách siết chặt nhập khẩu của các thị trường, trong đó có Trung Quốc cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo khó khăn, nếu không thay đổi ngay từ lúc này thì thị phần xuất khẩu gạo sang một trong những thị trường lớn nhất thế giới có thể sụt giảm.
Video đang HOT
Theo đó, từ 1.1.2019 gạo nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc bên cạnh phải chịu mức thế cao như đã áp dụng từ 1.7.2018 còn phải tuân thủ các quy định khác như: Thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở quốc kiểm của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và có dấu của cơ quan quốc kiểm Trung Quốc. Nếu không hợp lệ thì sẽ bị từ chối cấp chứng thư để nhập khẩu vào thị trường này.
Ngay sau khi phía cơ quan chức năng quản lý nhập khẩu Trung Quốc có thông báo về việc áp dụng siết chặt điều kiện nhập khẩu gạo như các doanh nghiệp phản ánh, Bộ NNPTNT đã đàm phán và đã được phía bạn đồng ý lùi thời gian áp dụng quy định này đến giữa năm 2019.
Điều đáng nói là, những quy định này của thị trường nhập khẩu không phải đến được trong ngày một ngày hai mà trước đó những cảnh báo đã được họ đưa ra. Khi được hỏi, nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này nhưng sự chuyển động, vào cuộc lại chưa thực sự mạnh mẽ. Việc đổ lỗi cho tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tổ chức và cơ cấu lại quy mô sản xuất gặp nhiều khó khăn khiến chi phí sản xuất tăng và khó truy xuất nguồn gốc chỉ cho thấy sự kém chủ động trong việc đáp ứng các đòi hỏi của thị trường.
Tại cuộc tọa đàm doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc vào cuối năm 2018, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cũng khẳng định, trước đây Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu khá dễ tính thì hiện nay thị trường này ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác rõ ràng và ưu tiên nhập khẩu qua đường chính ngạch.
Theo đó, không chỉ với mặt hàng gạo mà tới đây toàn bộ nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc phải đảm bảo các điều kiện trên, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc cần nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm rõ nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất phù hợp.
Thị trường sẽ ngày càng khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khi những nhân tố mới tham gia thị trường gạo thế giới rất tiềm năng (Myanmar, Campuchia, Ấn Độ), nếu chúng ta không thay đổi ngay từ lúc này thì e rằng đã quá muộn.
Theo Danviet
Agribank "hiến kế" tiếp sức nông sản Việt vươn ra thế giới
Với kinh nghiệm 31 năm chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, chú trọng phát triển tín dụng xanh, Agribank đã và đang tiếp sức cho giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt.
Nông sản Việt - vươn ra thế giới cùng những thách thức...
Năm 2018, nông sản Việt Nam xuất khẩu đem về 40 tỷ USD. Hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam đang được xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới, với 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 6 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD (tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo).
Việt Nam đã tham gia và ký kết 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), tới đây có 4 FTA dự kiến được thông qua. Trong đó, việc tham gia Hiệp định đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp.
Tuy nhiên, nông nghiệp và nông sản Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Đồng hành cùng chương trình "Nông nghiệp sạch" góp phần quảng bá nông sản Việt ra thế giới.
Theo các chuyên gia, thách thức lớn đầu tiên chính là năng suất lao động thấp, tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ. Nước ta hiện có 13,8 triệu hộ nông dân canh tác trên 78 triệu mảnh ruộng. Cánh đồng lớn, đến thời điểm này được xem là bước đột phá trong dồn điền đổi thửa, nhưng diện tích tham gia còn hạn chế.
Tiếp đó, Việt Nam là một trong 5 vùng trên thế giới bị tổn thương lớn nhất về các cơn bão, áp thấp, biến đổi khí hậu, mỗi năm gây thiệt hại 1 - 2 tỷ USD, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực nông dân và nông thôn. Mặt khác, hội nhập thương mại tự do vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi trình độ khoa học công nghệ chưa cao, năng suất thấp, giai đoạn đầu khó cạnh tranh...
Agribank đã và đang mở ra cơ hội cho hàng triệu nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà, hàng hóa nông sản Việt có những bước tiến lớn trong gia nhập "sân chơi" toàn cầu.
Trước những thách thức này, không còn con đường nào khác, ngành nông nghiệp Việt Nam phải thích ứng để phát triển, liên kết đầu tư sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, tạo nên chuỗi giá trị hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại hiệu quả, giúp nông dân chủ động trong khâu sản xuất, mạnh dạn đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật...
Và để làm được điều này, đòi hỏi cần sự chung tay, sự sâu sát của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành và nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp tích cực của các tổ chức tín dụng.
Chung tay xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại
Trong số 1,7 triệu tỷ đồng toàn ngành ngân hàng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn tính đến cuối năm 2018, nguồn vốn Agribank chiếm đến trên 50%. Nhiều năm qua, Agribank đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ vốn và tiếp sức cho "Tam nông" thay đổi tư duy, hành động vì một nền nông nghiệp Xanh-sạch-an toàn và phát triển bền vững.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Chỉ thị về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức "vào cuộc". Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường.
Triển khai nhiều hoạt động triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển "Tam nông" hiệu quả, góp phần vào thành công quá trình tái cơ cấu nông nghiệp bền vững, gia tăng giá trị.
Bên cạnh đó, Agribank tham gia nhiều dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp Cacbon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Tây Nguyên...
Đặc biệt, để đón "làn sóng" đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, trước khi có Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng có quy mô 100.000 tỷ đồng cho "phát triển nông nghiệp công nghệ cao", từ 01/11/2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất "Nông nghiệp sạch" vì sức khỏe cộng đồng và thực hiện ưu đãi cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn.
Đến nay, khắp mọi vùng, miền, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hàng hóa nông sản chất lượng cao dần được hình thành từ vốn vay của Agribank. Có thể kể đến mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai, Bình Dương), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)...
Các mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, góp phần hình thành "làn sóng" thu hút đầu tư lĩnh vực này.
Để nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của nông sản Việt, Agribank đồng hành cùng Chương trình truyền hình thực tế "Nông nghiệp sạch" phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV1 nhằm giới thiệu, quảng bá tới khán giả truyền hình trong và ngoài nước các loại nông sản Việt, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, qua đó thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc...
Có thể khẳng định, thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, Agribank đã và đang mở ra cơ hội cho hàng triệu nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà, hàng hóa nông sản Việt có những bước tiến lớn trong gia nhập "sân chơi" toàn cầu.
Viết tiếp giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt
Với kinh nghiệm 31 năm gắn bó cùng "Tam nông", để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, tái cơ cấu mạnh mẽ, trong đó có sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm đặc sản các địa phương, xây dựng thương hiệu nông sản Việt khẳng định chỗ đứng trên sân chơi toàn cầu... như mục tiêu đề ra, Agribank đề xuất một số giải pháp, kiến nghị như sau:
Một là, sớm rà soát, điều chỉnh và công bố quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa đối với cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu. Xây dựng tiêu chí cụ thể cho các mô hình sản xuất công nghệ cao trong nông nghiệp, có cơ chế khuyến khích tư nhân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời quy hoạch các nhà máy sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu;
Agribank ưu tiên phát triển tín dụng xanh, đồng hành cùng các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch.
Hai là, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi liên kết "4 Nhà", do vậy, cần có các giải pháp đồng bộ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân, phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong liên kết và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng "Nhà" và có chế tài ràng buộc để giữ mối liên kết; nhất là sự hỗ trợ trong việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và người dân;
Ba là, chính quyền địa phương quan tâm, ổn định quy hoạch vùng, tiểu vùng ngành nông nghiệp, hỗ trợ Ngân hàng, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất và cấp tín dụng như: Xúc tiến nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận, gia hạn, chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất...
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi và bảo hiểm tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, bảo hiểm năng suất, sản lượng...;
Năm là, khuyến khích các Hiệp hội thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, gắn trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong việc quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi nhằm kiểm soát và có chế tài xử lý đối với tình trạng kiềm giá, ép giá...
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp phấn đấu 10 năm tới lọt vào nhóm 15 quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới. Việt Nam phải trở thành trung tâm chế biến đồ gỗ thế giới, sản xuất tôm trong nhóm đầu thế giới. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2019 đạt ít nhất 3%, xuất khẩu nông sản đạt khoảng 43 tỷ USD...
Tiếp sức cho giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt, cùng ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank xác định sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 phù hợp với định hướng, mục tiêu của Agribank và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng, đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay, tiếp tục triển khai thành công, hiệu quả mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, tổ vay vốn, phát triển dịch vụ tài chính vi mô, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích... qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân, đẩy lùi tín dụng đen, phát triển thị trường thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam...
Theo Danviet
Xuất khẩu nông sản 2019: Cần vượt 5 "chướng ngại vật" để về đích Theo dự báo, thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp... Đó là một trong những khó khăn của ngành nông nghiệp mà Bộ trưởng...