Giá gạo Việt thấp nhất trong 12 năm
Sự sụt giảm ở nhiều thị trường chính đã khiến xuất khẩu gạo 9 tháng năm 2019 rơi vào tình trạng ảm đạm, giá xuất khẩu giảm.
Dự báo thời gian tới thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục khó khăn, do đó cần có ngay những giải pháp cấp bách và hiệu quả để tháo gỡ.
Xuất khẩu giảm 9,8%
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), khối lượng gạo xuất khẩu (XK) 9 tháng năm 2019 ước đạt 5,2 triệu tấn, kim ngạch 2,24 tỷ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Philippines hiện đang đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK gạo của Việt Nam với hơn 36% thị phần.
Việt Nam cần phát triển các loại gạo đặc sản, chất lượng cao thay vì chạy theo số lượng như hiện nay. Ảnh: Sản xuất lúa chất lượng cao ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vấn đề cần quan tâm tiếp theo là tổ chức lại thị trường trong nước để đảm bảo gạo có chất lượng, bao bì, khả năng cung ứng tốt. Về thị trường xuất khẩu cần thúc đẩy, mở rộng các thị trường khu vực châu Phi, Trung Đông và cả những thị trường có khoảng cách địa lý gần Việt Nam như Indonesia, Philippines…
Đáng chú ý, nhu cầu tiêu thụ ảm đạm khiến giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 12 năm. Nếu như giá gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng từ 366 – 374USD/tấn lên 373 – 379USD/tấn, gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 400 – 418USD/tấn thì gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ đạt 325USD/tấn.
Video đang HOT
Sự sụt giảm “chóng mặt” cả về lượng và giá XK sang thị trường Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến XK gạo 9 tháng năm 2019 ảm đạm. Cụ thể, XK gạo sang Trung Quốc 8 tháng qua đạt 347.520 tấn, tương đương 173,74 triệu USD, giá 499,9USD/tấn, lần lượt giảm 67,8%, 67,2% và 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc hiện chỉ chiếm khoảng 8% tổng giá trị XK gạo của Việt Nam.
“Năm nay, thị trường có sự thay đổi đột biến. Trung Quốc vốn nhập khẩu tới 2 triệu tấn mỗi năm thì năm nay đến thời điểm này mới mua khoảng 400.000 tấn” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định.
Nhận định về tình hình XK gạo sang Trung Quốc, bà Bùi Thị Thanh Tâm – Tổng Giám đốc Tổng Công ty VinaFoods 1 phân tích, hiện nay, Trung Quốc có chính sách siết chặt kiểm dịch thực vật, điều này là phù hợp. Gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã thúc đẩy XK sang các thị trường khác. Ví dụ như, XK sang thị trường Philippines tăng gấp đôi, thậm chí gần như gấp 3 những năm trước. Thị trường Iraq đến nay đã “ăn” đến 400.000 tấn gạo cao cấp của Việt Nam.
Trong khi những khó khăn ở thị trường Trung Quốc chưa được giải quyết thì tại thị trường Philippines lại xuất hiện những rào cản mới. Theo đó, trong tháng 9, Chính phủ Phillipines cho biết cân nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu gạo.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Phillipines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập khẩu gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%. “Như vậy, gạo nhập khẩu vào Philippines ngoài việc phải chịu thuế quan 35%, trong trường hợp nước này đã nhập khẩu quá 350.000 tấn, mức thuế phải chịu thấp nhất sẽ là 65% như nước bạn quy định. Điều này có thể trở thành một trong những nhân tố gây trở ngại cho hoạt động XK gạo của Việt Nam sang thị trường này” – Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.
Có đạt mục tiêu 6,5 triệu tấn?
Theo dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thị trường lúa gạo trong ngắn hạn vẫn gặp khó khăn do việc XK sang Trung Quốc và Phillipines gặp nhiều hạn chế. Sau thời gian dài giảm, nhu cầu gạo từ thị trường Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Trong khi đó, sau gần nửa năm thay đổi chế độ hạn ngạch sang thuế quan giúp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu gạo, lượng tồn kho của Phillipines đang ở mức tương đối cao nên trong thời gian tới, hoạt động XK gạo của Việt Nam sang Philippines sẽ xuất hiện nhiều trở ngại.
Bên cạnh những thách thức, một số chuyên gia cho rằng, XK gạo thời gian tới vẫn có những cơ hội khả quan từ các thị trường như Singapore và Mỹ. Ngoài ra, Nhật Bản – quốc gia thường xuyên nhập khẩu 50% gạo từ Mỹ đang xem xét chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam.
Dù khó khăn, song theo bà Tâm, hết năm nay Việt Nam sẽ XK được hơn 6,5 triệu tấn. Để đáp ứng những thay đổi từ thị trường Trung Quốc nói riêng cũng như đáp ứng yêu cầu từ các thị trường khác, bà Tâm cho rằng phải củng cố lại vấn đề chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Thương mại toàn cầu hiện nay một năm chỉ khoảng 36 – 40 triệu tấn gạo. Không lý gì một năm Việt Nam bán 7 triệu tấn gạo nhưng thu được rất ít tiền so với nhiều nước xuất ít hơn, lại luôn bị động về thị trường. Chiến lược lâu dài, chúng ta chủ động đề xuất với Trung ương sẽ giảm diện tích trồng lúa, không thể giữ diện tích như hiện nay trong khi các đối tượng nuôi trồng, sản xuất khác rất hiệu quả. Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu, quản lý đang tổng hợp để đề xuất. Chúng ta vẫn giữ vững an ninh lương thực và XK một phần phù hợp”.
Theo Danviet
"Chạy hụt hơi" ở nước láng giềng, gạo Việt tìm thị trường mới
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm của ngành nông nghiệp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm nay trong bức tranh chung nông sản toàn cầu kết quả thống kê cho thấy giá tất cả các nhóm nông sản đều giảm từ 5-15% tùy nhóm.
Trong đó, mặt hàng lúa gạo giảm sâu, giảm nhiều trên tất cả các phân khúc.
Ông Cường cho rằng, lý do là vì khoảng cuối năm 2015 và nửa đầu năm 2016 các nước bị tác động của El Nino làm cho sản lượng lương thực chung toàn cầu, trong đó Việt Nam lần đầu tiên bị giảm 1 triệu tấn lương thực. Do đó, năm 2017, các nước buộc phải cân đối lại kho lương thực dự trữ, cùng với đó là sự thiếu hụt trên thực tế.
Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh. Ảnh: Bảo Phương
Kết quả, năm 2018 thị trường lúa gạo khởi sắc, sản lượng giao dịch thương mại cực kỳ lớn kéo theo giá cả cũng ổn định ở mức cao. Như giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 bình quân đạt hơn 500 USD/tấn - mức giá kỷ lục chưa bao giờ có.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, bức tranh ngành lúa gạo năm 2019 hoàn toàn trái ngược. Năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình để đảm bảo an ninh lương thực nên đầu 2019 sẽ khó khăn bởi cung nhiều hơn cầu. Ngành gạo Việt xuất khẩu - thế mạnh đem về tỷ USD sẽ chịu áp lực chưa từng có khi các nước trước đây nhập khẩu nhiều, là thị trường lớn của ta - giờ họ tự cân đối được.
"6 tháng đầu năm nay, giá lúa gạo trên thế giới, sản lượng thương mại đều giảm, đặc biệt giảm rất nhanh về giá bình quân. Vừa rồi gạo Việt xuất khẩu giá bình quân chỉ còn hơn 400 USD/tấn" - ông Cường chia sẻ.
Để đối phó với tình hình trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giải pháp trước mắt là mở rộng thị trường mới, tập trung sang thị trường châu Phi, ASEAN nhằm bù đắp về sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cần cơ cấu ngay lại bộ giống lúa hè thu, thay thế các giống lúa sao cho phù hợp những nhóm thị trường trên. Đồng thời, cố gắng giảm giá thành sản xuất bằng cách áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học từ khâu giống, từ quy trình kỹ thuật, vật tư đầu vào đảm bảo sao cho giá không tăng nhưng lợi nhuận của người làm ra hạt lúa phải được thể hiện.
"Về lâu dài, chúng ta cần tổng rà soát lại, chủ trương tới đây giảm 500.000ha đất lúa để chuyển sang đối tượng sản xuất nông nghiệp khác là thủy sản, trái cây hay những cây trồng cạn để phát triển chăn nuôi. Từ đó sẽ giảm áp lực về sản lượng lúa gạo, tạo sinh kế mới. Chứ lúa gạo cứ thừa như thế này thì hiệu quả rất kém" - Bộ trưởng Cường nói.
Ngoài những giải pháp trên, ông Cường cũng yêu cầu tập trung vào công tác chế biến sâu hơn nữa. Bởi, chuỗi giá trị gạo không chỉ là hạt gạo mà còn các sản phẩm phụ như trấu, cám, dầu...
Trước đó, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng cần chuyển đổi một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hay sang nuôi trồng thủy sản.
Theo vị này, thị trường gạo trên thế giới hiện không còn nhiều dư địa như các ngành trái cây, thủy sản. Trong khi, nhiều nước trước kia nhập khẩu với số lượng lớn nay đã tự cung tự cấp, thậm chí lượng gạo xuất khẩu của các nước này còn tăng mạnh trong 1-2 năm trở lại đây.
Theo Danviet
Gạo Việt "kẹt đường" vào Trung Quốc Những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo dường như không còn giữ được phong độ như năm 2017, 2018 khi kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm. Những động thái mới từ nhiều thị trường nhập khẩu đã gây sức ép tạo nên sự sụt giảm đáng lo ngại này. "Mắc kẹt" ở Trung Quốc Theo Cục Chế biến và Phát...