Giá gạo Thái Lan dự báo tăng 5% trong quý II
Ngày 7/3, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, giá gạo Thái Lan dự kiến sẽ tăng 5% trong quý II do cuộc xung đột ở Ukraine tác động lên giá hàng hóa toàn cầu.
Dự kiến, Thái Lan sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2022 do nhu cầu thị trường tăng cao (Ảnh Bangkok Post).
Theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ngày càng có nhiều lo ngại về tình trạng thiếu lúa mì, do Nga và Ukraine là những nhà sản xuất chính mặt hàng này, trong khi giá dầu tăng có khả năng đẩy giá hàng hóa nói chung lên cao.
Ông Chookiat cho biết, gạo Thái Lan dự kiến sẽ chỉ tăng 5% về giá trong quý II do lượng gạo tồn kho ở Ấn Độ tương đối cao, trong khi sản lượng gạo dự kiến sẽ tăng trong năm nay ở cả Việt Nam và Thái Lan. Giá gạo trắng 5% tấm trên thị trường nội địa hiện được niêm yết ở mức 12 baht/kg (khoảng 0,35 USD/kg), giảm so với mức 16 baht/kg cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan trên thị trường quốc tế được niêm yết ở mức 400 USD/tấn, cao hơn giá gạo trắng của Ấn Độ ở mức 355 USD/tấn và các loại tương tự của Việt Nam là 390 USD/tấn.
Đối với vụ mùa 2021-2022, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự kiến sản lượng gạo của Thái Lan sẽ tăng lên 30-32 triệu tấn gạo, hoặc 20 triệu gạo xay, tăng từ 27-28 triệu tấn gạo hoặc 17 triệu tấn gạo xay so với vụ mùa 2020-2021.
Ông Chookiat cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine không có khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo nói chung của Thái Lan vì lượng gạo mà nước này xuất khẩu sang Nga và Ukraine lần lượt chỉ ở mức 6.000 tấn và 3.000 tấn vào năm ngoái. Bên cạnh đó, các quốc gia nhập khẩu gạo ròng với tổng sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm của Thái Lan ở Trung Đông như Iraq, Iran và Saudi Arabia dự kiến sẽ quay trở lại trong năm nay.
Video đang HOT
Năm 2021, Thái Lan đã xuất khẩu 6,11 triệu tấn gạo, tăng 6,68% so với 5,73 triệu tấn năm 2020, với giá trị xuất khẩu đạt 108 tỷ baht, giảm 7,14% so với 116 tỷ baht vào năm 2020. Theo đó, các lô hàng xuất khẩu năm 2021 của Thái Lan bao gồm 2,35 triệu tấn gạo trắng (tăng 18,9%), 1,4 triệu tấn gạo Hom mali (giảm 1,7%), 1,4 triệu tấn gạo đồ (tăng 1,6%), 550.574 tấn gạo thơm (giảm 4,1 %), và 310.878 tấn gạo nếp (tăng 12,4%).
Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo, do vụ mùa thuận lợi, cùng với nhu cầu toàn cầu tăng cao do kinh tế phục hồi và tỷ giá hối đoái thuận lợi sẽ giúp xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng 14,8% lên mức 7 triệu tấn trong năm 2022.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Thái Lan chạm mức cao nhất trong hơn 1 tháng
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã chạm mức cao nhất của hơn một tháng trong phiên ngày 25/11 sau khi lượng đơn đặt hàng tăng và đồng baht Thái mạnh lên.
Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Thị trường gạo châu Á:
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã chạm mức cao nhất của hơn một tháng trong phiên ngày 25/11 sau khi lượng đơn đặt hàng tăng và đồng baht Thái mạnh lên. Trong khi đó, các nhà giao dịch tại Việt Nam cho biết nguồn cung thấp có thể "bù đắp" cho tác động của việc khách hàng lớn Philippines mua ít hơn.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 390-403 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 14/10, so với mức 385-395 USD/tấn trong tuần trước.
Một thương gia Bangkok cho hay giá cao hơn đã khiến nhiều nhà xuất khẩu địa phương mua và tích trữ để "thổi" giá. Theo các nhà giao dịch, việc đồng nội tệ baht mạnh lên so với đồng USD cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng giá.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm không đổi, được giao dịch ở mức 425-430 USD/tấn.
Theo các nhà giao dịch và một quan chức nông nghiệp ngày 24/11, Philippines, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đang thực hiện các biện pháp để tạm thời hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam do sắp có một vụ thu hoạch lớn trong nước.
Tuy nhiên, các thương nhân cho biết điều này sẽ không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, do nguồn cung đang cạn dần và việc thu hoạch sẽ không kéo dài đến cuối tháng Hai hoặc đầu tháng 3/2022.
Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã ổn định sau hai tuần giảm liên tiếp. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức 354-360 USD/tấn nhờ nguồn cung tăng từ vụ hè thu.
Hãng tin Reuters ngày 22/11 dẫn lời B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, cho hay Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia đang liên tục mua gạo.
Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, giá gạo trong nước vẫn ở mức cao dù lượng gạo nhập khẩu nhiều và mùa màng bội thu. Các quan chức cho biết Bangladesh đã nhập khẩu gần 800.000 tấn gạo kể từ tháng 7/2021, chủ yếu từ Ấn Độ thông qua các cửa khẩu trên bộ.
Thị trường nông sản Mỹ:
Trong phiên giao dịch cuối tuần 26/11, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) CBOT biến động trái chiều, trong đó giá ngô tăng, còn giá đậu tương và lúa mỳ giảm.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 3/2022 tăng 6,25 xu Mỹ (1,07%) xuống 5,9175 USD/bushel.
Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 1/2022 giảm 13,75 xu Mỹ (1,09%) xuống 12,5275 USD/bushel, còn giá lúa mỳ giao tháng 3/2022 để mất 10 xu Mỹ (1,18%) xuống 8,4025 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho hay biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Nam Phi đang gây ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư. Vẫn chưa rõ tác động của biến thể này lên nền kinh tế ra sao.
Trong tuần kết thúc ngày 18/11, Mỹ đã xuất khẩu được 20,9 triệu bushel lúa mỳ, 56,3 triệu bushel ngô và 57,3 triệu bushel đậu tương. Doanh số bán lúa mỳ và đậu tương cao hơn dự báo của nhà giao dịch, còn ngô vẫn đạt kỳ vọng. Trung Quốc tiếp tục đảm bảo việc mua đậu tương vào cuối tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022. Cho đến nay, Mỹ đã bán 523 triệu bushel lúa mỳ, giảm 10% so với cùng kỳ; 1.354 triệu bushel ngô, giảm 10% và 1.329 triệu bushel đậu tương, giảm 31%.
Thuế xuất khẩu mới của Nga ở mức 80 USD/tấn dựa trên giá lúa mì FOB của Nga và thế giới tăng. Mức thuế này dự kiến sẽ tăng gần 100 USD/tấn vào năm 2022.
Dự báo thời tiết cho thấy thời tiết sẽ ẩm ướt hơn ở miền bắc và miền trung Brazil và khô hơn ở Argentina và miền nam Brazil. Mưa ở Argentina cũng đã giảm so với dự kiến. Thời tiết chủ yếu là khô ráo tại Argentina và miền nam Brazil vào ngày 5/12.
Thị trường cà phê thế giới:
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London nối tiếp đà tăng. Giá cà phê Robusta giao ngay tháng 1/2022 tăng thêm 16 USD, lên 2.308 USD/tấn và giá giao tháng 3/2022 tăng thêm 9 USD, lên 2.237 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York đảo chiều sụt giảm. Giá cà phê Arabica giao ngay tháng 3/2022 giảm 2,45 xu Mỹ xuống 242,95 xu Mỹ/lb và giá giao tháng 5/2022 giảm 2,65 xu Mỹ xuống còn 242,15 xu Mỹ/lb (1lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 100 - 200 đồng, lên dao dộng trong khung 42.200 - 42.600 đồng/kg.
Trong khi đó ở Brazil, đồng real đã giảm 0,53% so với đồng USD, giao dịch ở mức 1 USD đổi 5,5950 real, trong khi phần lớn các thị trường tài chính khác sụt giảm, do sự xuất hiện của biến thể mới gây ra dịch bệnh COVID-19. Biến thể mới này có khả năng lây nhiễm và kháng lại các loại vaccine hiện nay. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trên diện rộng, qua đó khiến phần lớn các sàn giao dịch hàng hóa chìm trong sắc đỏ.
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường nói chung và thế giới sẽ đối phó như thế nào với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ được phản ánh rõ hơn trong ngày 29/11 đầu tuần tới.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tăng, nhưng giá gạo giảm Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ, nhưng giá gạo lại giảm. Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN Cụ thể, giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.600 đồng/kg, giá bình quân là 5.380 đồng/kg, tăng 38 đồng/kg. Giá lúa thường tại...