Giá gạo tăng do hoạt động đầu cơ
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu ba tháng đầu năm 2016 khoảng 1,59 triệu tấn, đạt giá trị 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Thị trường trong nước tháng 3, giá nhiều mặt hàng nông sản chính đang diễn biến theo xu hướng tăng. Cụ thể, giá lúa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh do Trung Quốc đang đẩy mạnh mua gạo từ Việt Nam. Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá lúa khô tại kho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.100 – 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 – 5.500 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.650 – 6.750 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.500 – 6.600 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.550 – 7.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.400 – 7.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.300 – 7.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Như vậy, giá lúa hiện nay đã cao hơn 1.000 đồng/kg so với cuối tháng 2 và hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 1-2016.
Gạo đồng bằng sông Cửu Long được vận chuyển lên tàu để xuất khẩu. Ảnh: THÁI BẰNG
Giá lúa gạo tăng mạnh giúp bà con bù đắp phần nào thiệt hại do hạn mặn gây ra, nhưng với không ít doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp (DN) đã ký hợp đồng thương mại khi giá còn thấp, nay để thực hiện hợp đồng với giá khá cao thì đứng ngồi không yên. Với DN có chân hàng, ký và giao ngay thì tạm ổn, nhưng số này không nhiều. Giải thích về giá lúa gạo tăng mạnh hiện nay, ông Nguyễn Văn Tiến (Công ty cổ phần Angimex – An Giang) cho rằng, nhu cầu giao dịch thương mại trên thị trường hiện chưa nhiều, mà giá lúa gạo tăng mạnh thời gian qua là do tác động yếu tố tâm lý về hạn mặn và do hoạt động đầu cơ. May là hai nước Philippines và Indonesia chưa có thêm hợp đồng mới theo diện chính phủ, nếu có thêm nhiều hợp đồng xuất, không biết giá sẽ còn tăng cao như thế nào.
Video đang HOT
Với tình hình này, doanh nghiệp phải tăng giá bán các loại gạo cho khách hàng nước ngoài lên khoảng 5 – 10USD/tấn. So với đối thủ cạnh tranh chính, giá gạo Việt Nam đang cao hơn gạo Thái Lan từ 10 – 15 USD/tấn. Theo VFA, dù xuất khẩu gạo có những tín hiệu khả quan trong quý 1-2016, tuy nhiên so với mặt bằng chung, gạo Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh về giá bán so với các nước.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Đang điều tra vụ cơm trắng chuyển sang màu đỏ sau một đêm
Cơ quan chức năng đã xuống nhà ông L.V.T (54 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP. HCM) để lấy mẫu gạo sau khi nấu cơm chuyển sang màu đỏ về điều tra.
Sáng ngày 30/3, Công an xã Tân Quý Tây cho biết, vào chiều qua ngày 29/3, đoàn liên nghành gồm Công an, y tế huyện Bình Chánh đã xuống nhà ông T. để ghi nhận việc sau khi nấu cơm trắng chuyển sang màu đỏ để điều tra, làm rõ kết quả. Ngoài mẫu gạo gia đình ông T. chưa nấu, cơ quan chức năng cũng quan sát thực tế cơm có hiện tượng chuyển sang màu đỏ.
Trước đó, giữa tháng 3, ông T. ra chợ Bình Chánh mua 5kg gạo để nấu ăn, được đại lý giới thiệu là gạo mới, thơm, ăn rất ngon. Ngày 24/3, gia đình ông T. nấu cơm ăn nhưng ăn không hết nên để qua đêm. Đến sáng ngày hôm sau, ông T. mở nồi cơm phát hiện cơm nấu đã chuyển màu đỏ, khi đem hòa vào nước thì có màu đỏ khiến gia đình hoang mang.
Để kiểm chứng, ông T. nấu thêm một nồi cơm nữa để qua đêm thì nồi cơm cũng chuyển sang màu đỏ. Đến thời điểm hiện tại, gia đình ông T. đã nấu ăn hết 4 kg, còn 1kg được giữ lại sau vụ việc bàn giao cơ quan chức năng điều tra.
Gạo gia đình ông T. mua nấu để qua đêm chuyển sang màu đỏ
Liên quan đến gạo ông T. mua sau khi nấu chuyển sang màu đỏ, PV đã tìm đến đại lý nơi bán gạo cho ông T. Bà H. chủ đại lý tại chợ Bình Chánh xác nhận, vào giữa tháng 3 có bán gạo cho một người đàn ông xã Tân Quý Tây 5kg.
Gạo đó là gạo mới Đài Loan được một công ty kinh doanh gạo ở Tiền Giang cung ứng cho đại lý của bà H. Gia đình bà H. cũng lấy gạo này nấu ăn, thấy ngon, giá hợp lý nên nhập về bán với giá 14.000 đồng/kg. Nhiều người cũng đã mua gạo này về nấu ăn nhưng cũng chưa thấy ai phản ánh.
"Rất mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sự thật thế nào bởi gia đình tôi đã buôn bán gạo lâu năm, chưa từng để mất uy tín với khách hàng", bà H. bày tỏ.
Ông T. cho biết, hiện tại sức khỏe gia đình ông ổn, tuy nhiên hay bụng đôi lúc cảm thấy khó chịu.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Trạm Y tế xã Tân Quý Tây cho biết cũng đã ghi nhận thông tin về gia đình ông T. mua gạo nấu ăn, cơm để qua đêm chuyển sang màu đỏ.
"Thông tin này được Công an viên thôn báo lên, chúng tôi cũng đang tìm hiểu thực hư thế nào, ảnh hưởng sức khỏe ra sao? Trạm Y tế đến thời điểm hiện tại chưa cấp cứu, hay điều trị cho gia đình ông T. khi ăn gạo chuyển sang màu đỏ", vị lãnh đạo này nói.
cơ...
Theo_Eva
Xuất khẩu gạo bất ngờ tăng tốc tháng đầu năm Theo Bô NN&PTNT, kêt thúc tháng đâu tiên của năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 495.000 tấn với giá trị 218 triệu USD. Con số này tăng 57% về khối lượng và tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết xuất khẩu gạo khởi sắc trong tháng...