“Già gân” Bruce Willis tiếp tục làm người hùng bảo vệ gia đình trong “Đêm sống còn”
Tuy đã chạm ngưỡng tuổi 60 nhưng Bruce Willis vẫn xứng danh “già gân”, sẵn sàng chiến đấu với hàng chục đối thủ để bảo vệ những người mình yêu thương.
Nổi danh từ vai diễn John McClane trong loạt phim Die Hard, Bruce Willis bắt đầu góp mặt trong các dự án hành động đình đám như 12 Monkeys (1995), The Fifth Elements (1997), Armageddon (1998) hay Sin City (2005). Ông được xem là một trong những ngôi sao hành động hàng đầu Hollywood thập niên 1990 cùng với Sylvester Stallone hay Arnold Schawarzenegger. Lần này, “già gân” Bruce Willis sẽ tiếp tục tung hoành trong phim Survive the Night (Đêm sống còn).
Trong phim, Bruce Willis vào vai một cảnh sát trưởng về hưu tên Frank. Ông cùng vợ Rachel có cuộc sống yên bình ở một thị trấn nhỏ. Rich, – con trai của Frank vốn là bác sĩ tài giỏi nhưng sai sót trong quá trình chữa trị khiến một bệnh nhân của anh qua đời. Rich vướng vào vụ kiện dài hơi và lâm vào cảnh phá sản. Anh cùng vợ Jan và con gái Riley buộc phải dọn về sống cùng bố mẹ.
Đây cũng là lúc hàng loạt rắc rối bắt đầu. Sau một vụ cướp bất thành, hai anh em Jamie và Matty quyết định trốn sang Mexico. Nhưng vì Matty bị trúng đạn vào chân, cả hai quyết định bắt cóc gia đình của Frank để ép Rich phải chữa trị. Bằng kinh nghiệm chiến đấu lâu năm với tội phạm, vị cựu sĩ quan cảnh sát biết rằng hai tên tội phạm chắc chắn sẽ hạ sát họ sau khi lành vết thương nên quyết định chống trả.
Trong tay không một tấc sắc, Frank buộc phải dựa vào một vật dụng trong nhà để đối mặt với hai tay cướp sừng sỏ và máu lạnh. Không những thế, nhiệm vụ của ông còn khó khăn hơn gấp bội khi bảo vệ những người thân yêu chân yếu tay mềm. Đây chính là mẫu nhân vật quen thuộc để Bruce Willis thoải mái thể hiện khả năng hành động đỉnh cao vốn đã thành thương hiệu.
Video đang HOT
Không chỉ hành động đã mắt, Survive the Night còn hứa hẹn là một màn đấu trí vô cùng căng não giữa Frank và kẻ thù khi cả hai phe liên tục đuổi bắt, “trốn tìm” và muốn tiêu diệt lẫn nhau. Ngoài ra, Survive the Night cũng được xem là một bộ phim giàu cảm xúc khi khai thác mối quan hệ giữa Frank và con trai, hay Rich đang cố níu kéo một gia đình bên bờ vực tan vỡ.
10 bộ phim phản khoa học của Hollywood
Dưới con mắt của giới khoa học, không ít bộ phim nổi tiếng bị cho là đưa ra những ý tưởng thiếu căn bản và đi quá xa thực tế, như "Armageddon", "2012", "Lucy"...
Tiến sĩ David A. Kirby là một giảng viên lâu năm ngành truyền thông khoa học tại Đại học Manchester, Anh. Năm 2011, ông xuất bản cuốn Lab Coats in Hollywood: Science, Scientists, and Cinema. Nội dung tác phẩm theo chân những tư vấn khoa học giúp các bom tấn Hollywood trở nên chính xác hơn, cũng như tìm hiểu xem phim ảnh đã gây ảnh hưởng tới nhận thức khoa học của công chúng ra sao. Mới đây, trên trang Yahoo! Movies, ông chọn ra 10 bộ phim bị cho là phản khoa học nhất theo ý kiến cá nhân.
Volcano (1997): Bộ phim giật gân có Tommy Lee Jones đóng chính quả thực căng thẳng tới độ nghẹt thở khi hàng triệu sinh mạng tại Los Angeles (Mỹ) bị đe dọa bởi một ngọn núi lửa. Song, David A. Kirby cho rằng: "Ý tưởng một ngọn núi lửa ngủ yên nằm bên dưới Los Angeles rất tệ về mặt địa chất. Tôi tin rằng nhiều nhà địa chất học sẽ không cảm thấy vui vẻ gì về điều này. Câu chuyện trong phim thực sự là không tưởng".
Armageddon (1998): Bom tấn của Michael Bay bị David A. Kirby lên án dữ dội. Vị tiến sĩ nói: "Cả một tiểu hành tinh lớn bằng bang Texas, mà con người chỉ phát hiện ra đúng 19 ngày trước va chạm ư? Đó là điều điên rồ. Khác với sao chổi, tiểu hành tinh có quỹ đạo nhất định". Ông cũng từng trò chuyện với các chuyên gia hạt nhân. Theo họ, con người có thể phóng vũ khí hạt nhân từ Trái Đất hoặc dùng phi thuyền không người lái để thực hiện nhiệm vụ, chứ không cần một đội khoan như trong phim.
The 6th Day (2000): Trong tác phẩm hành động, nhân vật của Arnold Schwarzenegger có nhân bản, và thậm chí sở hữu cả ký ức của chính chủ. "Đứng trên góc độ sinh học, đó là điều kỳ quặc. Giống như cừu Dolly, mọi chuyện bắt đầu từ một tế bào và tất cả phải tuân theo quá trình phát triển, chứ không thể có ngay cơ thể trưởng thành. Hơn nữa, ký ức không thể được chuyển tiếp. Từng có nhiều nghiên cứu về chuyện này từ thập niên 1970, nhưng tất cả sau đó đã bị phản bác", Kirby nói.
Red Planet (2000): NASA từng từ chối tham vấn cho bộ phim của Val Kilmer bởi có một phi hành gia hạ sát trong kịch bản. Với Kirby, điều ông không hứng thú nằm ở ý tưởng có một loài côn trùng sống bên dưới bề mặt Sao Hỏa. "Cả một bầy côn trùng sống trên Sao Hỏa là ý tưởng tồi tệ. Trong phim, chúng được gọi là 'nematode'. Đây vốn là một loài giun siêu vi, và trông không giống bọ như trên màn ảnh. Chưa kể, kiến thức về DNA trong phim cũng sai cơ bản", ông nhận định.
The Core (2003): David A. Kirby từng phỏng vấn một tư vấn khoa học của bộ phim năm 2003. Ông tiết lộ: "Người này cảm thấy bực dọc khi nhà biên kịch lúc nào cũng tỏ ra mình có hiểu biết khoa học hơn cả chuyên gia. Ý tưởng tâm Trái Đất ngừng quay là phi lý, nhưng tác giả nội dung The Core luôn cho đó là giả thuyết có thể xảy ra. Thực tế thì đây là ý tưởng lố bịch".
The Happening (2008): "Bom xịt" của M. Night Shyamalan từng bị chê trách suốt nhiều năm qua khi lấy ý tưởng thực vật tấn công nhân loại bằng cách thải ra một chất khí khiến con người tự sát hàng loạt. "Cả bộ phim cực kỳ thiếu logic. Tại sao thực vật lại tấn công con người, mà ở đây là con người theo nhóm?", Kirby thắc mắc. Ông cho rằng chuyện thực vật làm hại con người hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng cái cách được mô tả trong phim thật "điên khùng". Chưa kể, nhân vật chính của Mark Wahlberg là một giáo viên khoa học, nhưng cách hành xử của anh lại thường "thiếu khoa học".
Knowing (2009): Trong phim, con trai của một giáo sư vật lý học thiên thể phát hiện ra chuỗi số tiên đoán hàng loạt sự kiện thảm họa và ngày Trái Đất diệt vong. Nói về nội dung này, David A. Kirby nhận xét: "Bản thân ý tưởng về thần số học rất có vấn đề. Thần số học không phải là một môn khoa học. Thứ ngụy khoa học giống như thuộc về các giáo phái, nhưng rốt cuộc lại được bộ phim của Nicolas Cage coi như một bộ môn khoa học thực thụ".
2012 (2009): "'Các nơtrinô đang tiến hóa', đó là câu thoại hoàn toàn vô nghĩa về tương tác hạt nhân yếu", David A. Kirby nói. Tuy nhiên, nó lại được dùng để giải thích cho chuỗi sự kiện thảm họa khiến Trái Đất đứng bên bờ vực diệt vong trong 2012. Chính vì lẽ đó, bộ phim của Roland Emmerich bị ông xếp vào danh sách này.
Prometheus (2012): Về bộ phim tiền truyện của loạt Alien, điều khiến David A. Kirby khó chịu nhất là cách hành xử của các nhân vật trong phim. Ông giải thích: "Họ đều là những khoa học gia. Nhưng nhà địa chất học lạc đường, còn tiến sĩ sinh học lần đầu trong thấy một dạng sống mới ngoài không gian lại coi nó như một chú mèo mắc kẹt dưới ghế. Nhiều hành động của họ trong phim thật phi lý".
Lucy (2014): Chuyện con người mới chỉ sử dụng 10% não bộ từ lâu đã bị chứng minh là không chính xác, nhưng lại là tiền đề của tác phẩm hành động - khoa học viễn tưởng do Luc Besson thực hiện. Tiến sĩ David A. Kirby cho rằng: "Đây là truyền thuyết đã tồn tại từ rất lâu, nhưng hoàn toàn không đúng. Tôi không thích một tác phẩm lấy điều đó làm nền móng một cách thiếu thận trọng đến như vậy". Ông đồng thời chỉ ra rằng khái niệm tiến hóa trong Lucy cũng hoàn toàn không tồn tại.
10 bom tấn làm khán giả ê chề tiếc tiền đi xem ở năm 2019: Có phim chính Disney còn không biết xếp vào thể loại gì? Được xếp vào hàng bom tấn nhưng những bộ phim dưới đây lại không thành công như mong đợi. Có những bom tấn làm rung chuyển phòng vé, cũng có những bộ phim thất bại gây hoang mang cho cả công chúng lẫn nhà sản xuất. Dưới đây là 10 bộ phim được kì vọng rất nhiều, nhưng lại không ấn tượng như...