Giá euro rớt mạnh nhưng không có để mua
Giá EUR rớt mạnh đã kích thích nhu cầu mua tích trữ của một số người dân. Nhưng theo phản ánh, dù giá EUR giảm nhưng khó mua do khan hàng vì người giữ EUR không bán ra. Trong khi đó một số người giữ USD tranh thủ bán ra để chốt lời.
Giá EUR rớt mạnh nhưng khó mua – Ảnh: T.THƯƠNG
Nhiều quầy thu đổi ngoại tệ (theo quy định chỉ được mua chứ không được bán ngoại tệ với người dân) ngày thường vẫn giao dịch bình thường, thì nay thông báo không có hàng.
Trưa nay, 15-7, chị T.T. (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay đã ghé vào một quầy thu đổi ngoại tệ trên đường Đồng Khởi ( quận 1, TP.HCM) nhưng được thông báo không có hàng vì giá rớt quá, người giữ EUR lỗ nên không bán ra, dẫn đến tiệm không có nguồn để bán lại cho khách. Trường hợp có EUR muốn bán ra thì họ thu vào với giá 24.300 đồng/EUR.
Chủ tiệm cũng hẹn 15h nếu muốn mua thì điện thoại lại nhưng khi chị T.T. gọi điện thoại thì vẫn được báo là không có hàng.
Trước đó, anh Đ. (ngụ quận Bình Thạnh) sắp đi du lịch châu Âu cũng tranh thủ mua EUR nhưng chủ tiệm vàng gần nhà báo là phải hẹn trước chứ đột xuất không có hàng.
Cuối ngày hôm nay, giá EUR bán ra tại thị trường tự do ở mức 24.600 đồng/EUR, dù giá bán ra niêm yết tại ngân hàng chỉ ở mức 23.764 đồng/EUR, tức chênh đến 836 đồng/EUR. Ở chiều mua vào, giá thu mua tại thị trường tự do cũng lên đến 24.300 đồng/EUR dù ngân hàng bán ra ở mức 23.252 đồng/EUR.
Tuy nhiên theo quy định hiện nay, ngân hàng chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đi du lịch, khám chữa bệnh, du học… theo đồng ngoại tệ tại nơi đến với mức tối đa là 5.000 USD quy đổi với điều kiện phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh, nên những người có nhu cầu mua tích trữ không thể mua tại ngân hàng mà phải mua tại thị trường tự do.
Video đang HOT
Chuyên gia Trần Duy Phương cho rằng tại Việt Nam ngoài ngoại tệ phổ biến nhất là USD, nhiều người còn giữ EUR (đồng euro), CAD (đôla Canada), AUD (đôla Úc). Trước đây EUR luôn cao hơn USD từ 4.000 – 5.000 đồng, do vậy khi giá EUR giảm nhiều người tranh thủ mua vì kỳ vọng giá lên sẽ bán ra để hưởng chênh lệch.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại thì người giữ EUR bị lỗ khi giá đồng tiền này bất ngờ giảm mạnh, do vậy họ vẫn tiếp tục “ôm” chứ không bán ra. “Người đi du lịch nên mang giấy tờ vào ngân hàng đổi ngoại tệ để có thể mua với giá rẻ hơn. Trường hợp có USD vẫn có thể đổi tại châu Âu để chi tiêu”, ông Phương hướng dẫn.
Đầu năm 2021, giá bán EUR tại các ngân hàng lên đến 28.140 đồng/EUR, trong khi giá bán USD chỉ 23.138 đồng/USD, tức chênh đến 5.002 đồng. Còn hôm nay, 15-7-2022, EUR chỉ còn 23.764 đồng/EUR. Như vậy tính chung trong vòng một năm rưỡi qua, người nắm giữ EUR đã lỗ gần 16%.
Singapore trở lại cuộc sống 'gần như bình thường' sau nới lỏng hạn chế
Từ ngày 25/4, tất cả người dân tại Singapore có thể tụ tập theo nhóm đông người, ngưng sử dụng ứng dụng theo dõi TraceTogether và "khai tử" xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành.
Khách hàng ăn tối tại nhà hàng Robertson Quay ở Singapore. Ảnh: Bloomberg
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), người dân tại Singapore vẫn phải đeo khẩu trang trong nhà và xét nghiệm COVID-19 trước khi tham gia các sự kiện đông người. Tuy nhiên, cuộc sống đã gần như trở lại bình thường khi chính phủ dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch vào ngày 25/4 sau 2 năm triển khai.
Quyết định nới lỏng các quy định như giới hạn số người tụ tập ở nơi công cộng hay hay quét ứng dụng TraceTogether trở thành dấu mốc quan trọng nhất trong hành trình "sống chung với COVID-19" của Singapore kể từ khi chính phủ thông báo vào tháng 5/2021 rằng họ sẽ dần bỏ chiến lược "Không COVID".
"Sau hơn hai năm, hôm nay thực sự là một ngày vui và đánh dấu một cột mốc rất quan trọng," Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết khi chính phủ ra thông báo ngày 22/4.
Dưới đây là những thay đổi về quy định phòng dịch nhằm đưa Singapore trở về cuộc sống gần như bình thường.
Người dân tự do tụ tập, bao gồm người chưa tiêm vaccine
Kể từ khi Singapore áp dụng lệnh phong tỏa trong 2 tháng từ tháng 4/2020, người dân phải tuân thủ nhiều biện pháp phòng dịch giới hạn số người tụ tập nơi công cộng, thay đổi từ 0 đến 8 người tùy thuộc vào mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2. Quy định hạn chế số người đã ảnh hưởng đến các lễ hội bao gồm Tết Nguyên đán, lễ Hari Raya, lễ Deepavali và lễ Giáng sinh.
Từ ngày 25/4, người dân có thể gặp nhau thành nhóm với số lượng người tham gia không giới hạn cũng như không còn phải giữ khoảng cách 1m giữa các nhóm. Các công ty cũng không bị hạn chế về số lượng nhân viên quay trở lại làm việc.
Quy định hạn chế ăn tối bên ngoài, đi làm hoặc vào các trung tâm mua sắm, siêu thị đối với những người chưa tiêm vaccine cũng được dỡ bỏ. Hiện người chưa tiêm phòng COVID-19 có thể đến chỗ làm, cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được phép vào các câu lạc bộ đêm hay tới những sự kiện có quy mô trên 500 người vì những địa điểm này "gây rủi ro lây lan cao".
Singapore là một trong những nơi có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao nhất thế giới, với 96% người đủ điều kiện tiêm đã nhận đủ 2 mũi. Khoảng 73% trong tổng số 5,45 triệu dân đã được tiêm mũi vaccine tăng cường. 1/5 dân số mắc COVID-19.
Không còn quét mã QR khai báo
Trước đây, việc đi bất cứ đâu ở Singapore trong mùa dịch cũng là một rắc rối khi người dân phải dùng điện thoại truy cập ứng dụng TraceTogether và quét mã QR. Những người không có điện thoại thông minh thì phải đăng ký bằng mã thông báo TraceTogether. Một người có thể phải làm công việc này nhiều lần trong ngày khi họ muốn vào bất kỳ trung tâm thương mại, siêu thị hay nhà hàng nào.
Tuy nhiên, kể từ ngày 25/4, người dân sẽ không phải truy cập ứng dụng quét mã QR trừ trường hợp đến CLB đêm hoặc tham gia một sự kiện có hơn 500 người tham dự. Bộ trưởng Ong Ye Kung cho biết điều này sẽ dẫn đến "giảm đáng kể các điểm đăng ký", đồng thời giảm chi phí hoạt động và là một "bước tâm lý quan trọng" để khôi phục lại cuộc sống bình thường.
Năm ngoái, ứng dụng TraceTogether đã vấp phải chỉ trích khi xuất hiện thông tin cảnh sát đã sử dụng dữ liệu truy tìm liên lạc từ ứng dụng này trong một cuộc điều tra vụ án giết người. Trước đó, chính phủ đảm bảo công cụ này sẽ chỉ được sử dụng cho sức khỏe cộng đồng. Các nhà lập pháp phải thông qua luật mới để hạn chế các tình huống trong đó các cơ quan thực thi pháp luật có thể truy cập vào dữ liệu TraceTogether.
Di chuyển như năm 2019
Du khách đẩy hành lý tại sân bay Changi. Ảnh: Reuters
Từ cuối năm ngoái, Singapore đã dần nới lỏng các hạn chế đi lại, thiết lập các tuyến đường đi lại miễn kiểm dịch với các quốc gia được đánh giá là có tình trạng dịch bệnh tương tự và cho phép tất cả những khách du lịch đã tiêm chủng nhập cảnh nhưng phải xét nghiệm COVID-19.
Từ ngày 25/4, xét nghiệm COVID-19 đối với du khách bị hủy bỏ. Miễn là khách du lịch được tiêm phòng, họ sẽ có thể đến thành phố chỉ với vé và hộ chiếu giống như trước đại dịch.
Trong khi cuộc sống của hầu hết người dân Singapore sẽ trở lại trạng thái bình thường, các quy định nghiêm ngặt vẫn còn áp dụng đối với khoảng 200.000 người nhập cư thu nhập thấp sống trong các khu ký túc xá.
Những người nhập cư phần lớn đến từ Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc, và làm việc trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải cần phải xin "thẻ ra vào" để có thể "hòa nhập cộng đồng" trong mỗi chuyến đi kéo dài tối đa 8 tiếng đồng hồ. Từ 25/4, nhiều người trong số họ sẽ có thể rời khỏi ký túc xá, với số lượng 25.000 người vào các ngày trong tuần và 50.000 người vào cuối tuần và ngày lễ. Khoảng 88% lao động nhập cư đủ điều kiện đã được tiêm mũi vaccine tăng cường kể từ tháng 12/2021.
Luôn trong tâm thế chuẩn bị sẵn sàng
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết niềm tin chính là nền tảng cho phép quốc gia này dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19. Trong một sự kiện tại Bệnh viện Đa khoa Singapore ngày 23/4, nhà lãnh đạo cho biết người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch và tiêm vaccine vì họ tin tưởng chính phủ cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe.
COVID-19 đã dạy cho Singapore hai bài học về lĩnh vực sức khỏe. Đầu tiên, Singapore phải luôn chú trọn tới các nhân viên y tế và hỗ trợ họ với những cơ sở vật chất tốt, nâng cao năng lực y sinh và khoa học. Thứ hai, quốc gia phải tập chung vào sức khỏe cộng đồng thay vì sức khỏe mỗi cá nhân.
Trong khi đó, người sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long ông Lawrence Wong, cảnh báo đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế là việc 'xứng đáng sau hai năm đầy khó khăn". Ông Wong nhấn mạnh trong bối cảnh có thể xuất hiện các biến thể mới và không rõ mức độ nguy hiểm của nó, Singapore có thể tái áp đặt các quy định phòng dịch.
Trung Quốc dự báo ca mắc COVID-19 sẽ gia tăng trong những ngày tới Phát biểu họp báo ngày 24/10 tại thủ đô Bắc Kinh, ông Wu Liangyou, quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết các trường hợp mắc COVID-19 mới ở nước này sẽ gia tăng trong những ngày tới và các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể tiếp tục mở rộng phạm vi, đồng thời...