Gia đình với tôi là địa ngục trần gian
Nhà tôi có 4 chị em, hai chị gái đầu, một anh trai và tôi là gái út, sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa.
Mẹ qua đời khi tôi mới 6 tháng tuổi, một năm sau bố cưới vợ mới (tôi vẫn gọi là mẹ). Từ khi còn rất nhỏ, bố mẹ đã cấm tôi giao du bạn bè, luôn dạy tôi rằng trên đời này chẳng có đứa bạn nào tốt.
Trước năm 2015, tôi vẫn còn ở quê, là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, cân nặng 60 kg. Sự hồn nhiên, ngây thơ cũng như tình yêu gia đình của tôi bắt đầu biến mất dần từ năm 2015, khi bước chân vào Sài Gòn.
Khi còn ở chung, chị hai và chị ba suốt ngày gây gổ, tính toán chi li với nhau từng đồng và từng việc lặt vặt, thường trút bực tức lên tôi, chửi bới giày vò tinh thần tôi. Có những việc tôi không làm mà chị ba lại điện về quê cho bố mẹ, kể lể sai sự thật. Tất nhiên, bố mẹ chẳng tin tôi, chửi tôi rất thậm tệ. Mỗi lần tôi bị chửi, chị ba lại cười khoái chí. Ở cùng với hai chị, việc gì cũng đến tay tôi, làm từ sáng đến đêm, còn không kịp học bài. Tôi thấy mình còn tệ hơn ôsin vì chẳng có đồng lương nào. Kể cả khi bị ốm, tôi vẫn phải làm mọi việc, nói ra bố mẹ lại bảo: “Nó cho mày ở, mày phải làm việc là đúng rồi, kêu ca gì nữa”, nhiều đêm tôi thức trắng chỉ để khóc.
Từ cô bé 60 kg, tôi suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần, còn 38 kg chỉ trong vòng 3 tháng vào Sài Gòn. Đỉnh điểm, tôi tìm đến cầu Sài Gòn để nhảy, gặp một ông bác lớn tuổi kịp thời ngăn lạ và khuyên nhủ tôi hãy sống tiếp cho bản thân. Tôi là người hướng nội, càng ngày lại càng khép mình hơn, sống trong im lặng.
Rồi chị ba tôi láy chồng, ra ở riêng. Chị tôi luôn bênh chồng và mẹ chồng, kể cả khi phát hiện chồng lăng nhăng chị vẫn thể hiện trên mạng xã hội rằng gia đình mình hạnh phúc, chồng giỏi giang. Không ít lần chồng và mẹ chồng chị đổ oan cho tôi, không kiểm lại camera nhà thuốc đã kết tội tôi luôn. Có lần cháu tôi (học lớp một và thương tôi) kể rằng ba mẹ cháu không muốn tôi sống ở đây nữa. Tôi qua ở cùng bạn nhưng sợ gia đình buồn và lo lắng nên lại trở về, chị ba mói luôn: “Mày cút ra khỏi nhà tao. Tao không có đứa em như mày”. Mẹ tôi không một giọt nước mắt, bố tôi thì bảo: “Mày bỏ đi tao lập bàn thờ luôn”.
Video đang HOT
Chị ba làm ra nhiều tiền nhất nhà, bố mẹ tôi rất thích ở cùng chị. Chị nhờ gì bố mẹ cũng làm giúp, luôn bệnh vực chị dù mọi thứ sai rành rành trước mắt. Mọi việc tồi tệ chị làm với tôi, bố mẹ vẫn bênh: “Nó là chị mày. Mày phải nhường nhịn, nghe lời và phải làm cho nó”. Chị ba từng đổ cơm không cho tôi ăn, giấu giấy nhập học của tôi, chửi bới tôi. Tôi làm ôsin không lương cho nhà thuốc của vợ chồng chị. Chú ruột tôi còn nói: “Bố mẹ mày chỉ có chị mày là con thôi, còn mày là ôsin”.
Bố tôi luôn tự cao, xem thường người khác và thích soi mói đời tư của họ. Với bố, bạn bè tôi toàn là những người bỏ đi dù ông chưa bao giờ gặp các bạn. Kể cả khi có người kể chuyện tôi tự tử, bố mẹ vẫn không một lần tìm hiểu nguyên do. Rồi khi bỏ vốn cho tôi mở nhà thuốc, cứ ngỡ cha mẹ yêu thương, nào ngờ họ kiểm soát tôi từng ly từng tí (dù cha mẹ không có chuyên môn về dược), ép tôi phải bán hàng theo ý chị ba và lấy hàng thông qua chị. Tất nhiên, chị ba kênh giá rồi và hiển nhiên bố mẹ biết rõ điều đó. Tức nước vỡ bờ, tôi làm theo ý mình và bị cả nhà cạch mặt, cho rằng tôi vô ơn, bất hiếu, vô tích sự, hỗn láo.
Anh trai tôi ở xa, sống tách biệt khỏi gia đình nên nhiều chuyện anh không rõ. Anh cũng sống nội tâm, hiền giống tôi (nhiều người bảo anh em tôi giống mẹ ruột, còn hai bà chị giống bố), không toan tính, chỉ luôn mong xây dựng gia đình hạnh phúc.
Tôi chưa từng biết đến đi chơi, son phấn, ăn mặc đẹp, đến việc học cũng lỡ dở. Tôi không có thời gian cho bản thân vì bận làm ôsin. Kể cả khi bố mở bán vịt kiếm thêm ở nhà chị ba, tôi bỏ qua việc cá nhân để phụ giúp bố nhiều nhất (70-80%), nghĩ một mình bố làm sẽ cực. Đến khi bố bán chậm, phải dẹp tiệm, cả nhà chửi tôi vô tích sự, không làm được gì, chỉ ăn bám. Bạn thân chỉ đến nhà tôi một lần là đứa nào cũng sợ hãi, bảo gia đình tôi tính toán. Nhiều người biết chuyện của tôi, đều bảo tôi hãy sống vì bản thân, ra ngoài mà sống, nhà này đã không yêu thương mình thì thôi đừng nghĩ cho họ, họ nuôi mình lớn chỉ để xem mình là công cụ kiếm tiền thôi.
Nhiều lúc tôi khóc vì tủi thân. Tại sao mình được sinh ra? Vì sao mẹ ruột lại bỏ tôi mà đi? Vì sao không một ai vui mừng khi tôi trở về mà chỉ xoáy vào chuyện tiền rồi chửi bới tôi. Gia đình đúng là địa ngục trần gian với tôi.
Cứ đến bữa cơm chồng lại đặt 500 nghìn vào mâm để "dằn mặt", cô vợ im lặng tới ngày thứ 3 thì phản kháng dữ dội khiến anh không dám "thái độ"
"Không chỉ dừng lại ở đó, sau hôm ấy cứ mỗi lần tới bữa chồng em lại đặt tờ 500 nghìn xuống mâm cơm bảo để nhắc cho em nhớ...", người vợ kể.
Phụ nữ không sợ lấy chồng nghèo, chỉ sợ lấy phải chồng gia trưởng vô tâm không hiểu suy nghĩ, nỗi lòng của vợ. Bởi như vậy họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đơn độc suốt cả cuộc đời.
Mới đây một người vợ vì quá mệt mỏi khi phải sống bên người chồng như vậy vào mạng xã hội than thở: " Chồng em sống ích kỷ lắm, lúc nào anh ấy cũng mang tư tưởng mình là trụ cột gia đình có quyền định đoạt mọi việc, vợ phải nghe theo như cái máy. Đặc biệt anh sống tính toán, chi li kinh khủng.
Khổ nhất là thời gian này em lại nghỉ việc không lương để chăm con khiến cuộc sống càng thêm ngột ngạt các chị ạ. Con em sức khỏe kém, được 16 tháng em cho đi gửi trẻ rồi mà ốm quá, khóc nhiều hết viêm họng quay sang viêm tai giữa, rồi viêm phổi. Một tháng đi viện không biết bao nhiêu lần. Sau thương con quá em đành nghỉ việc, tính ở nhà chăm con tròn 3 tuổi cho cứng cáp rồi đi lớp.
Bài chia sẻ của cô vợ trên diễn đàn
Với lại kinh tế vợ chồng em tuy không quá dư giả nhưng cũng không tới nỗi nào. Chồng em thu nhập được, nếu biết chi tiêu vun vén thì vẫn ổn. Chính bản thân chồng em cũng đồng thuận cho vợ nghỉ. Vậy mà em ở nhà mới có 2 tháng anh đã đổi thái độ ngay.
Trước đây vợ chồng em quy định, hai đứa đi làm chỉ tiêu lương 1 người, còn lại gửi tiết kiệm. Lương em thấp hơn chút, vừa đủ chi tiêu gia đình nên sẽ tiêu lương của em. Giờ em nghỉ làm, anh phải rút lương đưa vợ nghe vẻ khó chịu ra mặt. Một tháng anh đưa cho vợ 6 triệu bảo không được tiêu quá, trong khi đó ngày trước em đi làm, ít 1 tháng cũng tiêu hết 8 tới 9 triệu. Đấy là chưa kể con ốm đau. Em nói thì anh bảo, trước khác giờ khác. Em tự lo liệu.
Nghe giọng ích kỷ của chồng em nản không buồn giải thích. Thôi nghĩ chồng đã keo kẹt, tính toán chi li quá thì mình phải 'liệu cơm gắp mắm', cố chắt bóp chi tiêu gọn nhẹ lại để nhà cửa yên ấm. Khi nào đi làm trở lại, mọi thứ sẽ như xưa.
Được 2 tháng đầu tạm ổn. Sang sáng thứ 3, con ốm hơn tuần rồi sang hè điều hòa bật suốt thành ra tiền chi tiêu đội lên 500 nghìn so với hàng tháng. Em nói chồng đưa thêm, anh hằn học lắm. Rút ví đưa tiền cho vợ mà mặt mày cau có bảo:
'Không có lần thứ 2 tôi đưa tiền kiểu này đâu. Đã nói chi tiêu phải biết tính toán, cô cứ tiêu thỏa thích rồi bắt tôi bù vào. Tiền tôi không phải vỏ hến mà cô thích xúc bao nhiêu cũng được'.
Em giải thích cỡ nào anh cũng bỏ ngoài tai. Không chỉ dừng lại ở đó, sau hôm ấy cứ mỗi bữa vợ dọn cơm, chồng em lại đặt tờ 500 nghìn xuống mâm bảo để nhắc cho em nhớ, lần sau không chi tiêu đội lên. Thật sự cách hành xử của chồng làm em nghẹn ứ cổ, ngồi ăn mà nuốt không trôi miếng cơm.
2 ngày liên tiếp như thế chồng vẫn không dừng lại. Tới bữa là đặt tiền xuống mâm 'dằn mặt' vợ. Nghĩ ức không chịu được. Sang tới ngày thứ 3, em bưng mâm lên, anh lại tiếp tục, vậy là em cầm tiền đặt vào tay chồng cùng 6 triệu hôm trước anh mới đưa rồi nhẹ nhàng lên tiếng: 'Thôi, anh khỏi phải rút ra, cất vào như thế vất vả lắm. Từ mai anh tự chi tiêu lấy, em chỉ chăm con lo việc nhà. Tiền nong em không liên quan, sáng anh chủ động đi chợ mua đồ về cho em ở nhà nấu nướng. Các khoản sữa bỉm, thuốc thang 1 tháng của con em cũng gạch đầu dòng rõ ràng cụ thể cả. Anh nhìn vào đó thấy cắt bớt được khoản nào đi thì cứ cắt. Em chịu không cắt nổi nữa rồi'.
Ảnh minh họa
Nói xong em ngồi ăn 1 cách ngon lành cảm giác như trút được 1 gánh nặng. Chồng em cầm cuốn sổ trên tay nhìn không chớp mắt bởi các khoản chi tiêu của em ghi quá rành mạch. Nhìn vào đó anh đủ hiểu, em đã chắt bóp hạn chế tiêu tiền tới mức nào. Vậy nên một lúc thẫn thờ, anh bắt đầu mon men tới bên vợ, xuống giọng nhỏ nhẹ hẳn: 'Thôi, em cất cuốn sổ đi, nhìn em chi tiêu thế này là anh hiểu rồi. Cũng tại anh sốt ruột lo kinh tế mới như vậy. Anh rút kinh nghiệm từ nay không thế nữa'.
Đấy, em phải làm thế chồng mới thôi không còn nghi ngờ cách chi tiêu của em các chị ạ".
Quả thật, phụ nữ luôn sợ nhất lấy phải chồng vô tâm, khiến họ có cảm giác sống bên chồng mà như ở bên 1 người xa lạ, không tìm thấy sự tôn trọng, sẻ chia, gắn kết. Điều này rất dễ dẫn tới tâm lý mệt mỏi, chán trường. Lâu dần sẽ kéo theo hôn nhân rạn nứt hoặc không thì "lửa lòng" của họ dành cho chồng cũng dần nguội tắt theo thời gian. Vậy nên các anh chồng hãy sống sao để vợ luôn có cảm giác ấm lòng, được chồng thương yêu, tôn trọng. Có như vậy họ mới có thể yên tâm ở bên sẵn sàng hi sinh, vun vén mọi thứ cho chồng cánh mày râu ạ.
Em là cô gái thú vị đó, anh tin không Em tự cảm thấy mình có một nửa sự truyền thống và một nửa cái hiện đại, cả trong suy nghĩ lẫn hình thức bên ngoài. Em chào tất cả mọi người - những ai vô tình lướt qua bài viết của em. Em 28 tuổi, là nhân viên văn phòng tại Bình Dương. Cuộc sống hiện tại của em đơn giản là...