‘Gia đình tôi bỏ phiếu cho Trump, xin lỗi nước Mỹ’
Buổi sáng đầu tiên nước Mỹ thức dậy với Donald Trump đắc cử tổng thống, rất nhiều người vẫn bàng hoàng chưa tin đây là sự thật.
New York choàng dậy với màu trời xám xịt và những cơn mưa phùn trái mùa. Thành phố nổi tiếng không ngủ và nhịp sống ồn ào dường như trầm lắng vài cung bậc. Mọi người vẫn đang cố “tiêu hoá” sự thật mà ít người ngờ đến trước đêm qua: Donald Trump, ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng nước Mỹ, đã được bầu là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, đánh bại cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, một chính trị gia lão luyện.
Bên kia sông Hudson, cô bạn thân từ New Jersey nhắn tin cho tôi: “Tao không ngủ được cả đêm. Tao khóc. Tao uống. Rồi lại khóc và lại uống”.
Rất nhiều người Mỹ vẫn không chấp nhận được sự thật Trump trở thành tổng thống của họ. Ảnh: Thanh Tuấn.
Ông bạn dược sĩ già thì chỉ hỏi tôi, “Đây không phải cơn ác mộng chứ?” Buổi sáng đầu tiên sau cơn mê sẽ luôn là thực tại gian khó.
Dọc đường đi, trên tàu điện ngầm, sân ga và từng góc phố, tôi nghe mọi người trao đổi về số liệu thăm dò (từng nói khả năng Hillary thắng là 90%). Họ hỏi nhau tại sao bà lại thua nhiều bang chiến trường quan trọng vậy như Pennsylvania, Florida, Wisconsin… Trump sẽ làm tổng thống thế nào? Một bầu không khí không rõ ràng treo lơ lửng trước mắt họ.
Trước Trump Tower, đại bản doanh của vị tỷ phú bất động sản, sự chia rẽ và đối lập của nước Mỹ thể hiện rõ hơn hết.
Chị Kristy Blaine, một nghệ sỹ sống ở New York, chỉ đứng lặng, cúi gầm, mắt nhắm nghiền với tấm biển nhỏ đề dòng chữ: “Một số người trong gia đình tôi bỏ phiếu cho Trump. Tôi xin lỗi nước Mỹ”.
Video đang HOT
Cô gái 32 tuổi giải thích những người thân của cô ở Ohio và Chicago đã bỏ phiếu cho Trump và cô thấy mình có lỗi vì đã không cố gắng thuyết phục họ thay đổi từ trước. “Tôi đã không cố hết sức”, cô nói với Zing.vn.
Kristy Blaine và tấm biển xin lỗi nước Mỹ khi cô đứng trước tòa nhà Trump Tower. Ảnh: Thanh Tuấn.
Khoảng 20 bạn trẻ với những tấm biển phản đối như “Chúng ta không thể ngó lơ sự thù hận, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự coi thường phụ nữ”, “Ông không phải tổng thống của tôi”…
Cách đó 10 m, 5 anh bạn da đen với tấm biển “Black for Trumps” (Người da đen ủng hộ Trump) và nụ cười rất tươi trên mặt. Họ có lý do để mừng với chiến thắng bất ngờ của ông Trump.
Thỉnh thoảng lại có một nhóm người đi qua chỉ vào nhóm bạn trẻ và chửi, “Chúng mày không biết đang nói gì đâu”. Hai bên ngay lập tức lao vào chửi bới, cãi cọ.
Khi tôi đang phỏng vấn một người ủng hộ Trump thì một người ủng hộ Hillary xông vào huých bà một cái: “Đất nước này khốn nạn vì những người như bà”.
Sự chia rẽ của nước Mỹ thể hiện rất rõ trước tòa nhà Trump Tower. Bên cạnh những người Mỹ vẫn ngỡ ngàng vì kết quả mà họ cho là thảm họa thì vẫn có đám đông ủng hộ Trump đang ăn mừng. Ảnh: Thanh Tuấn.
Max Kelly, anh chàng luật sư nóng tính, đã khóc nức nở khi nói chuyện với chúng tôi. “Thật đáng sợ là chuyện này xảy ra… tôi yêu nước Mỹ”, anh nói.
Vẫn còn quá sớm để biết chuyện gì đã xảy ra phía trước. Nước Mỹ đã lựa chọn một người chưa từng có kinh nghiệm chính trường để điều hành một bộ máy của đất nước siêu cường. Hệ quả điều này với hệ thống quan hệ quốc tế, với các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ không hề nhỏ.
Anh bạn giáo sư của tôi từ California có viết một lá thư ngắn đến cho những người bạn, cám ơn họ vì đã hỏi thăm và an ủi.
Anh viết: “Trong khoảng nửa thế kỷ “chơi” trò chính trị (kiểu như có người chơi tem, chơi cờ, hay chơi thể thao…) tôi vẫn thích cái vận hành lúc lên, lúc xuống của chính trường, hay nói kiểu Mỹ, những cái “adrenalin rush” của mỗi mùa tranh cử”.
Nhưng anh thừa nhận ít có bất ngờ nào lớn hơn việc Trump thắng cử.
“Ông giáo về hưu này cám ơn các bạn đã thăm hỏi, chia buồn, ủy lạo … nhưng cũng nhân dịp này cam kết với các bạn là life goes on và cuộc chơi chính trị chỉ bước sang một hiệp mới”, anh bạn kết luận.
(Theo Zing News)
Hai bài học cho Tổng thống Donal Trump
Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.
Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.
Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được - ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi - với các nước còn lại trên thế giới.
Thế nhưng Nagasaki - và Nhật Bản nói chung - không phải luôn luôn mở cửa với thế giới, vượt qua đại dương để kết nối với các nước khác, từ những láng giềng gần như Trung Quốc tới những đồng minh xa xôi như Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, tâm trí người Nhật Bản, và những đường biên giới nước này, hoàn toàn khép kín.
Hai bài học cho Tổng thống Donal Trump
Trên một sườn đồi ở Nagasaki có một thứ gợi nhớ rõ ràng về sự khép kín cực đoan này. Một tượng đài tưởng niệm sự tử vì đạo của 26 người Công giáo La Mã, những người đã bị đóng đinh vào giá chữ thập vào cuối thế kỉ 16 trong một nỗ lực (của triều đình) nhằm dập tắt sự phát triển của Thiên Chúa giáo tại Nhật Bản. Đạo diễn phim người Mỹ Martin Scorsese hiện đang hoàn thành một tác phẩm phỏng theo những sự kiện đó, dựa trên cuốn tiểu thuyết của Shusaku Endo mang tên Sự im lặng (Silience).
Nhật Bản đón chào sự hiện đại hóa những thế kỷ tiếp sau đó, với phong trào Minh Trị Duy Tân kéo dài hàng thập kỉ bắt đầu từ cuối những năm 1860. Thế nhưng, thay vì làm mất đi những sự kết nối với bản sắc văn hoá và truyền thống của mình, Nhật Bản đã hoà nhập cả hai, đi lên nhưng không làm mất đi tầm nhìn về quá khứ. Sự cân bằng này được thể hiện trong kiến trúc Nhật Bản, những kiến trúc tuy hiện đại nhưng vẫn mang dấu ấn truyền thống.
Vậy tất cả những điều này liên quan gì tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ? Có một điều, Mỹ, cũng như một số nơi ở Châu Âu, hiện đang có nguy cơ bước vào thời đại khép kín trong suy nghĩ lẫn những đường biên giới.
Nhưng hành động đơn phương sẽ chắc chắn không phải là lựa chọn tốt nhất.
Có lẽ Mỹ, cùng với các đồng minh của mình ở châu Á, có thể thay đổi chút ít cách tiếp cận đối với việc theo đuổi bất hợp pháp các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chắc chắn rằng điều này sẽ không nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhưng điều này cũng cần có đi có lại.
Khi nhìn ra thế giới từ Nagasaki, sự cần thiết duy trì sự đa nguyên và mở cửa, trong khi thúc đẩy chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á, trở nên thực sự rõ ràng. Đó là một quan điểm mà tổng thống Mỹ tiếp theo cần theo đuổi.
(Theo Vietnamnet)
Cậu út nhà Trump ngủ gật trong lúc cha phát biểu Cậu út Barron Trump dường như đã rất cố gắng để cưỡng lại cơn buồn ngủ trong lúc cha cậu, ông Donald Trump cám ơn những người ủng hộ tại tiệc mừng chiến thắng ở New York. Có thể thấy đôi mắt của cậu út 10 tuổi đã trĩu xuống khi ông Trump phát biểu sau chiến thắng áp đảo trước bà Hillary...