Gia đình thời Facebook: Không xa mặt nhưng rất… cách lòng
Mạng xã hội đã và đang trở thành mối đe dọa đối với các gia đình thời @. Nó khiến các thành viên trong gia đình tuy không “xa mặt” nhưng lại rất “ cách lòng”.
Khung cảnh thường thấy ở nhiều gia đình thời nay là mỗi người tập trung vào thiết bị di động trên tay mình. Ảnh có tính minh họa. Nguồn: Internet.
Tại tọa đàm “Tác động của công nghệ và mạng xã hội tới gia đình trẻ hiện nay” do Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch vừa tổ chức tại Hà Nội, rất nhiều ý kiến cảnh báo về mối đe dọa của mạng xã hội tới mái ấm các gia đình trẻ ngày nay.
Bà Mai Thùy Hương, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phân tích: “Từ khi cuộc sống gắn với công nghệ và mạng xã hội, thì thoi quen sinh hoạt, nhịp sống của cac gia đinh tre đa có nhiêu thay đổi. Cac thanh viên trong gia đinh thức khuya hơn và một trong những lý do quan trọng khiến họ thức khuya là để truy cập Internet va đăng nhâp vao cac mang xa hôi. Thơi gian online, chat vơi ban mơi quen nhiêu hơn sô giơ đông hô ma cha me va con cai dung đê noi chuyên, tâm sư va chia se vơi nhau hang ngay. Nghia la chung ta đa thoa thuân đê mang xa hôi đươc quyên lây đi thơi gian ơ gia đinh cua chung ta, thay vao đo chung ta mai mê vơi may tinh, điên thoai. Sông chung trong 1 ngôi nha nhưng ngươi này quan sat cuôc sông cua ngươi kia băng nhưng bưc anh, nhưng câu cam trên mang xa hôi chư không phai la trưc tiêp noi chuyên va chia se cung nhau.
Khoang cach giưa vơ va chông, bô me va con cai ngay cang nơi rông. Nhiêu gia đinh đang trở thành quán trọ thay vì tổ ấm. Gia đinh không thưc hiên đươc chưc năng “thoa man nhu câu tâm ly, tinh cam”, cang không đam bao đươc chưc năng “nuôi dương, giao duc, hinh thanh nhân cach”.
Bà Mai Thùy Hương cũng trích dẫn một khảo sát của Anh mới đây đã phát hiện ra rằng, Facebook phải chịu trách nhiệm cho trên 20% vụ ly hôn ở đất nước này. Khảo sát được thực hiện trên 5.000 đơn xin ly hôn, và phát hiện 989 trường hợp có nhắc đến các mối quan hệ trên mạng.
Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,… Ơ Viêt Nam chưa đưa ra đươc môt con sô thông kê chinh xac vê cac vu ly hôn do mang xa hôi nhưng thiêt nghi, nêu thông kê đươc cung la môt con sô không nho.
Đồng quan điểm về những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với mối quan hệ gia đình truyền thống, bà Dương Thị Hạnh, Thư viện Quốc gia Việt Nam chia sẻ thêm: “Khung cảnh thường thấy ở nhiều gia đình thời nay là: sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, các thành viên vẫn quây quần đầy đủ, nhưng không gian vắng hẳn tiếng chuyện trò rôm rả, mà thay vào đó, mỗi người tập trung vào thiết bị di động trên tay mình. Vợ xem tiếp bộ phim dang dở, chồng đọc tin tức, đứa con lớn gõ phím smartphone liên tục, thỉnh thoảng bật cười một mình, trong khi những đứa con nhỏ tranh giành máy tính bảng chơi game,…
Chính cuộc sống bận rộn và sự chìm đắm trong thế giới công nghệ đã khiến các thành viên không nhận ra bầu không khí lạnh lẽo đã len lỏi vào tổ ấm khi mọi người tuy không “xa mặt” mà lại “cách lòng”. Thậm chí những bữa ăn quây quần trở nên hiếm hoi và nếu có cũng diễn ra vội vàng và ai cũng muốn nhanh quay về “tổ kén” của mình với 1 chiếc máy tính, 1 chiếc smatphone có kết nối mạng… thế nên không quá khi nói rằng chúng ta đang là những “khách trọ”, đang cô đơn trong chính tổ ấm của mình”.
“Qua những câu chuyện nói về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống tình cảm của các cặp vợ chồng, chúng ta rút ra bài học rằng cần phải cẩn trọng khi dùng mạng xã hội, đừng quá sa đà vào đó, đừng vội vàng tin những điều được bày tỏ trên đó, cần phải có một sự tỉnh giác nhất định nào đó để có được thái độ, và cách hành xử hợp tình hợp lý nhất có thể”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khuyến nghị.
Nên chăng hãy dành 80% thời gian và sự quan tâm cho tổ ấm luôn mang lại cho chúng ta đến 80% hạnh phúc trong cuộc sống thay vì dành 80% thời gian và sự quan tâm vào những mối quan hệ xã giao trên facebook chỉ mang lại 20% niềm vui trong cuộc sống. Hãy để facebook về đúng với vị trí của nó là gia vị trong cuộc sống. Đừng mải kết nối trong thế giới ảo mà mất kết nối trong cuộc sống gia đình thực tại.
Theo NLĐ