Gia đình ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục ra toà
Chiều ngày 22/7, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) cho biết, tại phiên tòa phúc thẩm cả 2 vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại khu vực đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, sẽ có 5 luật sư cùng tham gia bảo vệ quyền lợi miễn phí cho 6 người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Các luật sư này gồm: Luật sư Trần Vũ Hải – Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải; Hà Huy Sơn – Công ty luật TNHH Hà Sơn; Nguyễn Hà Luân – Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long; Vũ Văn Lợi – Công ty luật Hòa Lợi; Nguyễn Việt Hùng – Văn phòng luật Kinh Đô.
Bà Phạm Thị Hiền (trái) và bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn, phải) cùng chuẩn bị cho phiên toà
Bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Báu (tức Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý) cho biết 2 bà hy vọng kết quả phiên tòa phúc thẩm tới đây sẽ phản ánh đúng bản chất, đúng người, đúng tội.
Cụ thể, đối với vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ”, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao sẽ làm rõ các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và những người trong gia đình bị truy tố tội Giết người có động cơ, mục đích đúng hay không?
Đối với hai bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu có đủ yếu tố cấu thành tội Chống người thi hành công vụ hay không?
Bà Thương cũng cho biết, với vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bà mong muốn TAND Tối cao sẽ làm rõ vai trò, trách nhiệm của bị cáo Lê Văn Hiền – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; đồng thời xem xét lại trách nhiệm cho bị cáo Nguyễn Văn Khanh – nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng khi các cơ quan tố tụng TP Hải Phòng quy ông này vào vai trò “chủ mưu” trong vụ án.
Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Vươn tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng vào ngày 5/1/2012, đầu tháng 4 vừa qua, TAND TP Hải Phòng đã đưa ra xét xử sơ thẩm hai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tại 2 phiên tòa này, có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
2 bị cáo Đoàn Văn Vươn (trước) và bị cáo Đoàn Văn Quý (sau) tại phiên toà sơ thẩm sẽ tiếp tục ra toà phúc thẩm vào ngày 27/7 tới
Như báo Người Lao Động đã thông tin, tại phiên tòa sơ thẩm vụ “Giết người, chống người thi hành công vụ” diễn ra từ 2 đến 5/4, bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù; Đoàn Văn Quý (SN 1966) nhận 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) nhận 3 năm 6 tháng tù; Đoàn Văn Vệ (SN 1974) nhận 2 năm tù về tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Video đang HOT
2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội Chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Còn tại vụ “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” diễn ra từ 8 đến 10/4, ông Nguyễn Văn Khanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị tuyên phạt 30 tháng tù giam về tội “Hủy hoại tài sản”. Bị cáo Lê Văn Hiền (nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị phạt 15 tháng tù, cho hưởng án treo, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo huyện Tiên Lãng tại phiên sơ thẩm, trong đó ông Lê Văn Hiền (bìa phải) và Nguyễn Văn Khanh (thứ 5 từ phải qua) sẽ lại ra toà từ ngày 1/8 tới
3 bị cáo Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Vinh Quang) bị tuyên phạt lần lượt 24, 24 và 15 tháng tù, cho hưởng án treo, về tội “Hủy hoại tài sản”.
Hội đồng xét xử cũng buộc các bị cáo phải bồi thường cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý tổng cộng hơn 295 triệu đồng.
Ngay sau khi hai phiên toà kết thúc, chiều ngày 10/4, đại diện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã nộp đơn kháng cáo cả 2 bản án sơ thẩm này.
Được biết, theo lịch xét xử, phiên tòa phúc thẩm vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 27/7 và phiên tòa phúc thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” bắt đầu từ ngày 1/8 tới.
Theo Người Lao Động
Ông Vươn xin miễn tội cho vợ, em dâu
Bị cáo Đoàn Văn Vươn nói: Vì bức xúc nên bị cáo cùng các người thân trong gia đình đã có những hành vi phản kháng như trên. Nhưng từ trong ý thức, cả gia đình đều không muốn gây chết người trên mảnh đất của mình, nên trước đó bị cáo đã có những phương pháp cảnh báo.
Đại diện VKS đã nhóm các nội dung bào chữa của các luật sư (bào chữa cho các bị cáo) thành ba vấn đề trọng tâm: ý kiến các luật sư xoay quanh các vấn đề vi phạm về tố tụng; về tội danh của các bị cáo; về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với các bị cáo để tranh tụng.
Về nội dung các luật sư bào chữa cho rằng vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra, xét hỏi, kiểm sát viên Nguyễn Thanh Bình trả lời:
Trong phiên tòa buổi sáng 2/4, luật sư bảo vệ bị cáo đã kiến nghị chuyển vụ án Đoàn Văn Vươn sang Tòa án Quân sự xét xử. Nội dung này đã được Chánh ánh TAND TP Hải Phòng có công văn trả lời kiến nghị của luật sư bào chữa bằng văn bản; sáng 2/4, HĐXX cũng đã giải quyết vấn đề này trong phần thủ tục tố tụng.
Quang cảnh phiên tòa
Về nội dung các bị hại tại cáo trạng có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tổn thất sức khỏe, vật chất và tinh thần đối với các bị cáo, nhưng tại phiên tòa, các bị hại đã không yêu cầu bồi thường, VKS lý giải, đây là quyền của người bị hại và trước khi mở tòa, BCH Quân sự huyện Tiên Lãng đã rút lại, không đặt ra việc đòi bồi thường.
Ý kiến của các luật sư về các nhân chứng tại tòa không khách quan vì những người làm chứng đều là những thành viên tham gia đoàn cưỡng chế, không có người làm chứng là những người dân tại địa phương vào thời điểm xảy ra sự việc.
VKS cho biết, tại nơi xảy ra vụ án chỉ có đoàn cưỡng chế, do đó xét tư cách các nhân chứng có mặt tại tòa là hoàn toàn khách quan.
Các nội dung tranh tụng về yêu cầu trưng cầu giám định do các luật sư đưa ra, VKS bác bỏ. Còn vì sao đoàn công tác lại chọn con đường đi qua nhà Đoàn Văn Quý để vào cưỡng chế đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, VKS trả lời: Biên bản khám nghiệm hiện trường không có vết đạn trên tường nhà Quý; đường vào đầm nhà Đoàn Văn Vươn có 3 lối đi đều đã bị rào; 2 lối đi không đi được, duy nhất chỉ có lối đi vào qua nhà Quý là thuận lợi cho đoàn công tác.
Các bị cáo đã đoán trước ý đồ của đoàn công tác chọn con đường đi qua nhà Đoàn Văn Quý nên đã đặt mìn, trải rơm... để chuẩn bị kế hoạch chống đối. Nội dung này phù hợp với lời khai của các bị cáo và bị hại.
Về tội danh, các luật sư đã đưa ra các lập luận về tội danh của các bị cáo và cho rằng các tội danh "Giết người", "Chống người thi hành công vụ" nêu trên là chưa đúng và chưa thỏa đáng, KSV cho biết: phần luận tội, VKS đã căn cứ vào các tình tiết để kết luận tội danh của các bị cáo là đúng.
Các luật sư nghi ngờ tính công vụ của các nạn nhân, những người bị hại thi hành không đúng công vụ, việc thực hiện công vụ sai khu vực, sai đối tượng và dựa trên QĐ hành chính sai.
VKS lập luận: trong vụ án này, cần xác định những người thi hành công vụ qua quá trình thẩm vấn tại tòa, qua lời khai của họ: đó là những chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng công an; ở đây, tổ công tác thứ 3 chỉ làm nhiệm vụ rà phá bom mìn chất nổ chất cháy và bảo vệ an toàn cho đoàn công tác trong quá trình cưỡng chế.
Các bị hại đã thực thi đúng nhiệm vụ được giao, họ đã thực hiện đúng công vụ để làm những nhiệm vụ cụ thể.
Tính thi hành công vụ của đoàn công tác là đúng đắn, việc làm của họ là tuân thủ mệnh lệnh cấp trên giao cho, họ cũng không có mâu thuẫn với các bị cáo mà chỉ thực hiện nhiệm vụ.
Quan điểm của các luật sư về việc truy tố hành vi giết người của Vươn, Quý là không có cơ sở.
VKS đồng tình về nguyên nhân dẫn đến hành vi chống đối của các bị cáo do bức xúc vì QĐ cưỡng chế ban hành trai pháp luật, nhưng các bị cáo có hành vi khách quan và ý thức chủ quan trong việc chống đối.
Cụ thể, các bị cáo sử dụng các phương tiện nguy hiểm, có khả năng gây thương tích, đe dọa tính mạng lực lượng cưỡng chế; các bị cáo trước đó đã có sự bàn bạc chuẩn bị; 2 khẩu súng săn ca-líp tầm sát thương ngoài 30m; vị trí gần hơn 10m hoàn toàn có thể gây sát thương, gây chết người đối với bị hại...
Bị cáo cũng xin HĐXX miễn tội danh "Chống người thi hành công vụ" cho vợ và em dâu mình.
Cuối phiên xét xử, HĐXX đã cho phép các bị cáo nói lời sau cùng.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn nói: Vì bức xúc nên bị cáo cùng các người thân trong gia đình đã có những hành vi phản kháng như trên. Nhưng từ trong ý thức của anh em, cả gia đình đều không muốn gây chết người trên mảnh đất của mình, nên trước đó bị cáo đã có những phương pháp cảnh báo.
Đoàn Văn Vươn xin HĐXX chuyển tội danh "Giết người", "Chống người thi hành công vụ" về tội danh "Phòng vệ vượt mức cho phép".
Bị cáo cũng xin HĐXX miễn tội danh "Chống người thi hành công vụ" cho vợ và em dâu mình.
Bị cáo Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh cùng chung ý kiến với bị cáo Đoàn Văn Vươn. Bị cáo Đoàn Văn Vệ không đồng ý với tội danh "Giết người" của mình và cho rằng hành vi của mình chưa đủ cấu thành tội phạm.
Bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương nói lời cuối cùng: Những hành vi của gia đình là hành vi phòng vệ, mong HĐXX trả tự do cho những người thân trong gia đình mình.
Sáng 5/4, HĐXX nghỉ để nghị án, buổi chiều cùng ngày sẽ tuyên án.
Theo 24h
Tuyên án ông Đoàn Văn Vươn Hội đồng xét xử đã áp dụng các tình tiết có lợi để giảm nhẹ hình phạt cho 6 bị cáo. Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị tuyên án năm năm tù. Sau 4 ngày xét xử, chiều nay, 5/4, thẩm phán Phạm Đức Tuyên, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án Giết người, Chống người thi hành...