Gia đình ông Chấn sẽ chuộc lại 3 sổ đỏ sau khi nhận 7,2 tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) cho biết sẽ dùng số tiền được bồi thường là 7,2 tỷ đồng để trả nợ đã vay trước đó, cùng việc chuộc lại 3 số đỏ cầm cố tại ngân hàng.
Sáng nay (6/6) trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Chấn cho biết, dù được TAND tối cao chấp nhận bồi thường nhưng gia đình vẫn chưa biết thời gian nào sẽ nhận được số tiền 7,2 tỷ đồng trên.
Theo lời bà Chiến, gia đình bà sẽ dùng khoản tiền đó để trả hết nợ, chuộc lại 3 sổ đỏ đã thế chấp để có tiền kêu oan trong suốt 10 năm.
“Đợt này nhà tôi (ông Chấn) cũng tiều tụy, suy sụp lắm. Hai vợ chồng dự định sẽ đi chữa bệnh cho lành lặn, khỏe lại. Sau khi có được tiền bồi thường, chúng tôi cũng chưa vội xây nhà mới, bởi lâu nay đã ở trong nhà ngói nền đất cũng chẳng sao, trước mắt còn nhiều việc phải lo.!” – bà Chiến tâm sự.
Ông Chấn và vợ cùng người thân tại buổi được Toà án nhân dân tối cao xin lỗi công khai.
Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, bà Nguyễn Thị Chiến vừa trở về nhà sau đợt điều trị 12 ngày tại Thái Nguyên do bị tê chân tay, di chứng bệnh kéo dài từ trong thời gian đi kêu oan cho ông Chấn.
Bà Chiến cho biết thêm, khoảng thời gian chồng bị kết án oan, bà vừa gánh vác trọng trách là người trụ cột trong gia đình vừa phải liên tục đi kêu oan cho chồng. Lúc đầu gia đình còn có một chút kinh tế do vay mượn họ hàng, nhưng sau này trở nên khánh kiệt, chẳng vay mượn được ai nữa.
Sau đó, ông Thân Ngọc Hoạt (người anh em cọc chèo) phải chấp nhận đi vay lãi tại ngân hàng để có tiền tiếp tục đi kêu oan. Hiện gia đình vẫn còn nợ một khoản tiền lớn là 3 sổ đỏ đem thế chấp ngân hàng với giá trên dưới 180 triệu đồng/sổ.
Liên quan đến tiến trình thủ tục pháp lý trong việc bồi thường, luật sư Vũ Thị Nga, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn, cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã có buổi làm việc lần thứ ba với người bị oan Nguyễn Thanh Chấn về vấn đề thỏa thuận bồi thường.
Video đang HOT
Theo đó, TAND tối cao đã đưa ra mức thỏa thuận bồi thường từ thấp đến cao, mức cuối cùng họ đưa ra và được gia đình ông Chấn chấp nhận là 7,2 tỷ đồng. Đó là khoản bồi thường theo thiệt hại thực tế, ngoài ra còn một số khoản bồi thường khác nhưng không có chứng từ chứng minh nên chưa được chấp nhận.
Theo bà Nga, sau buổi làm việc, TAND tối cao và gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn đã ký thỏa thuận bằng văn bản thống nhất với mức bồi thường trên. Và TAND tối cao cũng cam kết sẽ nhanh chóng bồi thường sớm nhất cho người bị oan, tuy nhiên thời gian cụ thể thì chưa được nói đến.
“Gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn đã thực hiện đầy đủ theo tất cả yêu cầu mà TAND tối cao đưa ra, việc còn lại là của các cơ quan bồi thường xử lý và giải quyết theo luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.” – luật sư Nga cho hay.
Ông Chấn vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường tại gia đình sau khi được minh oan.
Bà Thân Thị Hải, người sát cánh cùng gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn trong suốt nhiều năm cũng đã cho biết, 10 năm ròng rã kêu oan cùng hơn 2 năm gõ cửa các cơ quan nhà nước để đòi bồi thường, có thể nói là bước đầu đã đem lại công bằng cho ông Chấn. Người bị oan ức đã được trở về, được công khai xin lỗi và được cơ quan gây ra oan sai chấp nhận đền bù, đó là điều đáng mừng cho ông Chấn và cho xã hội.
Từ ngày ông Chấn đi tù, gia đình trở nên li tán, chị Nguyễn Thị Quyền (con gái) đã sang Đài Loan xuất khẩu lao động để kiếm tiền gửi về nhà, mặc dù đã hết thời hạn lao động tại nước sở tại nhưng do không đủ tiền nộp phạt cho Công ty nên chị vẫn chưa được trở về nước. Hai người con trai của ông Chấn hiện đang làm lao động tự do tại địa phương, thu nhập bấp bênh, chưa ổn định.
Khi TAND tối cao chấp nhận bồi thường cho gia đình ông Chấn, ông Thân Ngọc Hoạt đã gửi tiền sang Đài Loan cho chị Nguyễn Thị Quyền để nộp tiền phạt cho Công ty và mua vé máy bay về nước.
Ngày 4/6, chị Quyền về đến sân bay Nội Bài, cả gia đình vỡ òa, đoàn tụ trong nước mắt sau hơn chục năm chia li. Chị Quyền cho biết: “Sau nhiều năm xa nhà, giờ được quay lại ngôi nhà vẫn nền đất và mái ngói như này nào, tôi cảm thấy hạnh phúc. Điều chúng tôi mừng nhất, bố được trả tự do, được công nhận bị oan sai. Chúng tôi không còn phải mặc cảm, mang tiếng khi ra ngoài xã hội nữa”.
Quốc Đô
Theo Dantri
7,2 tỉ đồng bồi thường cho ông Chấn lấy từ đâu?
Ngay khi đưa tin về việc "ông Chấn sẽ được bồi thường 7,2 tỉ đồng, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: Tiền lấy ở đâu? và "thắc mắc" hộ ông Chấn rằng: Có phải nộp thuế cho khoản tiền 7,2 tỉ không?
Để giải đáp câu hỏi này, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng luật sư Phạm Nghiêm.
Thưa ông, là người theo dõi rất sát vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan về tội giết người cướp của, chiều nay đọc tin ông Chấn đã được bồi thường 7,2 tỉ đồng. Cảm giác của ông thế nào?
Ngày xưa, Bác Hồ từng phát biểu một câu trước hội nghị của ngành tư pháp nghe qua dễ ngộ nhận nhưng tôi cho rằng, rất thâm thúy: "Các đồng chí xét xử đúng thì tốt, nhưng không phải xét xử lại càng tốt hơn".
Nếu ngày nay, việc ông Chấn và Tòa Phúc thẩm TAND tối cao không thỏa thuận được mức bồi thường phải kéo nhau ra Tòa án để tranh tụng thì kết quả dù đúng hay sai thế nào đi chăng nữa cũng không thể bằng việc hai bên, giữa ông Chấn với Tòa Phúc thẩm TAND tối cao, là cơ quan tố tụng cấp cuối cùng đã xử oan ông Chấn thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường mà ông Chấn hài lòng, phía bị bồi thường cũng cảm thấy hợp lý.
Như vậy theo tôi, tranh chấp này không phải xét xử là kết quả tốt nhất. Mặc dù quyền tự do về thân thể là quyền con người, không có giá trị vật chất nào có thể bù đắp nổi bằng những năm tháng tù đày từng giết chết tuổi xuân có giới hạn của một con người.
Ông Nguyễn Thanh Chấn ngày được thả về
Ông đánh giá thế nào về số tiền bồi thường kể trên?
Trước hết, nói về thiệt hại do tổn thất về tinh thần thì theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bị buộc phải chấp hành hình phạt tù oan thì mức bồi thường được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị chấp hành hình phạt tù oan đó.
Đây là quy định mang tính cào bằng thân phận của mỗi con người mà không tính đúng tính đủ về vị trí xã hội hoặc hoàn cảnh sống của từng người bị tù oan nên việc bồi thường đó có khi sẽ không thỏa đáng. Nói về thiệt hại do thu nhập thực tế bị giảm sút thì pháp luật quy định trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Do đó, nếu ông Chấn thuộc trường hợp này thì ông Chấn phải gánh chịu khoản bồi thường vừa "tối thiểu", lại vừa bị áp dụng như đối với người làm việc ở cơ quan nhà nước vốn bị xem là mức lương không đủ sống.
Nói về thiệt hại về sức khỏe thì theo pháp luật quy định những khung bồi thường cho từng tổn thất đều buộc người bị oan phải chứng minh về sự tổn thất của mình. Nhưng sức khỏe là vàng. Nó có thể là tổn hại phía bên ngoài hay phần thẩm mỹ của con người, nhưng đa phần những người tù oan lại bị tổn hại từ bên trong nội tạng do những cuộc bức cung, nhục hình nhưng không để lại dấu vết thì không thể có quy định khung nào tính toán một cách tương xứng với những tổn thất về nội tạng của họ được. Nói thế để thấy, đó là những khiếm khuyết của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Từ đó có thể thấy việc bồi thường hoàn toàn bất lợi cho phía người bị tù oan. Nhưng dù sao, ông Chấn cũng chấp nhận mức bồi thường mà ngay cả ông cũng không thể chứng minh được các thiệt hại của mình để biến sự tổn thất vô hình thành hữu hình, thì tôi cho rằng, đó là thắng lợi không chỉ của riêng ông, mà cũng là thắng lợi của phía cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường.
Số tiền đó, theo quy định của pháp luật sẽ được lấy từ đâu, thưa ông?
Theo quy định của pháp luật thì số tiền bồi thường cho ông Chấn sẽ được lấy từ ngân sách trung ương. Sau đó, Hội đồng xét xử cấp Phúc thẩm lần hai đã tuyên bản án oan ông Chấn phải có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước 7,2 tỷ đồng mà Nhà nước đã bồi thường cho ông Chấn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền bằng tiền và tài sản của cá nhân Hội đồng xét xử ấy.
Theo quy định của pháp luật, số tiền kia có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không thưa ông?
Riêng khoản thiệt hại do thu nhập cá nhân bị tổn hại thì người được bồi thường vẫn có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu thu nhập của người bị oan thuộc loại thu nhập cao, thuộc trách nhiệm phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Còn các tổn hại khác như tổn hại về sức khỏe, tổn hại về tài sản... thì không phải chịu thuế.
Xin cảm ơn ông!
Điều 52. Kinh phí bồi thường 1. Trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương. 2. Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương. Điều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ 1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. 3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. (Trích Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước)
Theo Infonet
Vì sao ông Chấn không phải nộp thuế khoản 7,2 tỷ đồng? Một trong những câu hỏi được khá nhiều độc giả đặt ra là: Liệu ông Nguyễn Thanh Chấn có phải đóng thuế thu nhập cho khoản tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường vì 10 năm tù oan của mình hay không? Ông Nguyễn Thanh Chấn (áo kẻ sọc) Ngày 5/6, tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội bàn về giám sát...