Gia đình ở TPHCM lái xe 1.000km về quê ăn Tết, tranh thủ du lịch ‘thả ga’
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, gia đình anh Thi (TPHCM) lái xe về quê Quảng Nam ăn Tết, kết hợp du lịch, khám phá.
“Ông bà ơi, con chuẩn bị về ăn Tết với ông bà đây ạ”. Bé Minh Đăng 4 tuổ.i gọi điện cho ông bà nội rồi khoác chiếc ba lô nhỏ, nhanh nhẹn lên xe ô tô cùng bố mẹ, bắt đầu hành trình gần 1.000km vừa đi du lịch vừa về quê ăn Tết.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, gia đình anh Trịnh Hồ Anh Thi (36 tuổ.i) và chị Phạm Khánh Diệp (35 tuổ.i) lái ô tô đưa con trai từ TPHCM ra Tam Kỳ (Quảng Nam). Vốn đam mê du lịch, khám phá, gia đình luôn kết hợp về quê và đi du lịch.
Mỗi năm, trong hành trình về quê, họ lại ghé thăm các điểm đến mới, cùng tìm hiểu và tận hưởng không khí những ngày giáp Tết. Lái xe về quê nên gia đình không phải “đau đầu” về giá vé máy bay tăng cao hay cảnh chen chúc, chật chội ở sân bay.
“Khi lái ô tô về quê, cả nhà có thể dừng chân ở bất cứ điểm đẹp nào. Chúng tôi cầm theo bàn ghế, ấm pha cà phê, đồ ăn nhẹ… Đến nơi có cảnh đẹp là nghỉ chân ngắm cảnh, uống cà phê. Điều thú vị, dịp trước Tết, các khu du lịch hay khu nghỉ vắng vẻ và giá ưu đãi hơn nhiều”, anh Thi cho hay.
Gia đình trải nghiệm hái nho ở Vĩnh Hy, Ninh Thuận. Vườn nho ngày cận Tết đẹp, không đông đúc nên thoải mái vui chơi
Năm nay, đồng hành cùng nhà anh Thi còn có 4 gia đình khác. Đoàn 12 người lớn, 4 tr.ẻ e.m cùng thực hiện hành trình du lịch từ TPHCM ra Huế. Sau đó, các gia đình sẽ trở về quê nhà để kịp đón Tết.
Họ xuất phát vào ngày 20/1, đi theo lịch trình ghé thăm Vĩnh Hy – Nha Trang – Quy Nhơn – Tam Kỳ – Hội An – Huế – Đà Nẵng.
Video đang HOT
Theo anh Thi, trước chuyến đi, anh và các bạn đã mang xe đi bảo dưỡng, thay dầu nhớt, nạp phí cầu đường, chuẩn bị đầy đủ giấy phép theo quy định. Trong khi chị Diệp và các thành viên nữ chuẩn bị đồ ăn nhẹ, đặt phòng ở khu nghỉ, tìm điểm vui chơi, ăn uống ngon dọc đường.
“Chúng tôi dọn dẹp nhà cửa từ sớm. Vì về quê ăn Tết nên gia đình không sắm sửa quá cầu kỳ. Nhiều bạn bè tôi cũng đang đón Tết một cách nhẹ nhàng, đơn giản hơn để không còn áp lực”, chị Diệp cho hay.
Gia đình anh Thi cùng các bạn bè phượt từ TPHCM ra miền Trung du lịch
Gia đình anh Thi, chị Diệp và bạn bè về miền Trung theo cung đường ven biển.
“Buổi sáng, thay vì thở dài trong cảnh kẹt xe ùn ứ của thành phố ngày cuối năm, chúng tôi dậy sớm, ra biển ngắm bình minh, nhâm nhi cà phê nóng hổi. Lũ trẻ thỏa thích nghịch cát, cây cỏ”, chị Diệp chia sẻ.
Theo kế hoạch, đoàn sẽ nghỉ đêm ở làng chài Vĩnh Hy, khu nghỉ ở biển Trung Lương, Hội An, Huế và Đà Nẵng. Đây không phải mùa du lịch cao điểm nên việc đặt phòng rất thuận lợi, chi phí hợp lý.
Thời tiết những ngày giáp Tết ở khu vực miền Trung đẹp, thuận lợi đi du lịch
Chuyến đi diễn ra thuận lợi, vui vẻ. Tuy nhiên, đoàn có gặp một sự cố khi tới ngắm cảnh ở Cà Ná (Ninh Thuận). Khi cả đoàn đang chụp hình, một con khỉ đột ngột xuất hiện, cắn vào tay thành viên trong đoàn.
“Chúng tôi đưa bạn ấy vào cơ sở y tế để chích ngừa. Bạn đau và sốt mất 2 ngày. Đây đúng là sự cố không thể lường trước nhưng cũng là kinh nghiệm với cả đoàn. Tốt nhất là trong các hành trình dài, du khách nên giữ khoảng cách an toàn với động vật hoang dã”, chị Diệp cho hay.
Ngày thứ 4 trong hành trình, gia đình tới Huế, ghé thăm biển Lăng Cô, trường Quốc học,…
Gia đình anh Thi thường xuyên lái xe du lịch đường dài, mỗi năm ít nhất một chuyến. Bé Minh Đăng từ nhỏ đã theo bố mẹ đi từ TPHCM ra miền Trung, miền Bắc,… nên mạnh dạn, tự lập.
Trên đường đi, để không nhàm chán, thì vợ chồng anh Thi đố con về các biển báo giao thông, biển báo an toàn ở các khu du lịch, biển, giới thiệu thêm với con về đặc điểm khí hậu, thiên nhiên ở các vùng đất.
“Con luôn háo hức trước mỗi hành trình về quê ăn Tết và vợ chồng tôi cũng vậy. Những năm tiếp theo chúng tôi vẫn sẽ lựa chọn nghỉ sớm hơn một chút, thong thả lái xe về quê, vừa đi vừa ngắm cảnh đẹp đất nước.
Ngày Tết như vậy thật đáng nhớ, trọn vẹn. Trước tất niên 1, 2 ngày, cả nhà sẽ kịp sum họp với ông bà, người thân, cùng nhau kể về các chuyến đi trong năm”, gia đình anh Thi, chị Diệp chia sẻ.
Trên các hội nhóm du lịch, nhiều gia đình cũng chia sẻ hành trình vừa về quê ăn Tết vừa kết hợp du lịch khám phá. So với thời điểm những ngày đầu năm, các điểm vui chơi dịp cận Tết ít đông đúc, không có cảnh chen lấn, xếp hàng.
Các dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường, ít xảy ra tình trạng “chặt chém”. Các khách sạn thời điểm này thường còn trống những phòng đẹp với giá ưu đãi.
Theo kinh nghiệm của các gia đình này, trước hành trình, du khách cần lưu ý: Kiểm tra, bảo dưỡng xe; chuẩn bị các dụng cụ, đồ y tế thiết yếu; Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý; lên lịch trình phù hợp từ trước; Không mang nhiều hành lý; tuân thủ tuyệt đối luật giao thông.
Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổ.i: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!
Tết Nguyên Đán - cuộc "di cư" khổng lồ, nơi mọi hành trình đều dẫn lối về nhà.
Một người đàn ông 32 tuổ.i quê ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã bắt đầu một hành trình đầy ấn tượng: đi bộ từ Thâm Quyến về quê để đón Tết Nguyên Đán hơn 650km. Trong 11 ngày qua, anh Xia Wanghui đã ghi lại hành trình của mình qua các video và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Tính đến ngày 20/1, anh chuẩn bị bước vào địa phận tỉnh Hồ Nam từ Quảng Đông, dự kiến còn khoảng 5 ngày nữa là anh sẽ về đến nhà.
Xia, người đã sống tại Thâm Quyến 17 năm và hiện là chủ một nhà hàng, cho biết động lực cho hành trình này không phải vì thiếu phương tiện di chuyển. Thay vào đó, anh muốn thử thách bản thân, rèn luyện ý chí và đồng thời tạo sự chú ý cho nhà hàng của mình thông qua trải nghiệm độc đáo này.
Anh Xia đi bộ về quê ăn Tết
Dù nhận được nhiều lời khen ngợi từ cư dân mạng về sự quyết tâm, một số người vẫn đặt câu hỏi về tính xác thực của chuyến đi. Đáp lại, Xia khẳng định anh thực sự đi bộ toàn bộ quãng đường và sẽ cập nhật trực tiếp hành trình của mình khi điều kiện cho phép để chứng minh tính minh bạch.
Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất tại Trung Quốc. Trong những năm trước, việc di chuyển về quê ăn Tết ở Trung Quốc luôn là một thách thức lớn do lượng người đi lại khổng lồ, thường được gọi là "Xuân vận". Đây là cuộc di cư thường niên lớn nhất thế giới, khi hàng trăm triệu người lao động và học sinh đổ về quê đoàn tụ với gia đình.
Giao thông công cộng, từ tàu hỏa, xe khách đến máy bay, đều rơi vào tình trạng quá tải. Nhiều người phải xếp hàng mua vé từ sớm, thậm chí chấp nhận đứng suốt chặng đường dài vì không có ghế. Dù vậy, niềm mong mỏi được đoàn tụ bên gia đình vẫn khiến họ vượt qua mọi gian nan để về nhà đón Tết.
Tôi lái xe 1.500km về quê ăn Tết để tiết kiệm 9 triệu đồng tiề.n vé máy bay Để tiết kiệm 9 triệu đồng tiề.n vé máy bay, tôi đã lái xe từ TP.HCM về quê nhà Nghệ An ăn Tết, và đó là một trải nghiệm không bao giờ tôi muốn lặp lại. Vé máy bay quá đắt, có nên tiết kiệm bằng cách tự lái xe về quê ăn Tết là vấn đề đang được nhiều người thảo luận...