Gia đình nguyên Viện trưởng KSND tỉnh Đắk Lắk xây nhà trái phép
Ngày 9/12, UBND phường Tân Lợi cho biết, gia đình ông Trần Tuấn H (SN 1991) vừa bị UBND TP Buôn Ma Thuột xử phạt 8 triệu đồng vì xây nhà trái phép.
Căn nhà gỗ của gia đình ông Sơn xây dựng trái phép
“Ông H, đã xây dựng nhà gỗ, móng đá hộc, tường gạch, mái lợp ngói trên đất nông nghiệp. Với hành vi này, UBND TP Buôn Ma Thuột đã xử phạt ông H 8 triệu đồng, buộc khôi phục lại trạng thái đất trước khi vi phạm”, UBND phường Tân Lợi thông tin.
Một cán bộ UBND phường Tân Lợi thông tin, ông H là con trai của ông Trần Đình Sơn, nguyên Viện trưởng KSND tỉnh Đắk Lắk (vừa nghỉ hưu). Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên buộc ông H phải khôi phục hiện trạng ban đầu.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Đình Sơn xác nhận, căn nhà gỗ này được mua tại 1 xưởng gỗ ở huyện Đắk Mil (Đắk Nông), rồi đem tặng lại cho con trai. “Căn nhà gỗ này tôi mua có giấy tờ đàng hoàng. Tôi tạm dựng trên lô đất và đứng tên con trai”, ông Sơn nói. Vị này cũng phủ nhận thông tin, căn nhà gỗ được người khác biếu tặng.
Theo kết luận thanh tra đột xuất của Thanh tra Viện KSND Tối cao tháng 8/2018, Viện KSND Đắk Lắk thời ông Sơn lãnh đạo có dấu hiệu sai phạm trong bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên, Viện KSND Tối cao đánh giá (sau khi xác minh) thông tin ông Sơn và 1 cấp phó với hành vi nhận tiền trong việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ… có một số thiếu sót, vi phạm nhưng chưa phát hiện tiêu cực.
Bản kết luận này cũng cho thấy, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Đắk Lắk lúc đó thiếu quan tâm đến công tác quản lý, giáo dục dẫn đến việc cán bộ công chức trong ngành vi phạm quy chế, quy định đến mức phải xử lý hành chính, hình sự (4 người bị kỷ luật, 1 người bị khởi tố vì nhận tiền chạy án).
Còn cá nhân ông Sơn chưa thực hiện hết trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên (nhất là với tư cách người đứng đầu đơn vị), đã vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, đầu tư xây dựng cơ bản, để xảy ra thất thoát tài sản nhà nước hơn 1,5 tỷ đồng; chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật và quy chế của ngành về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong chỉ đạo giải quyết một số vụ án hình sự gây bức xúc trong dư luận.
Video đang HOT
Được biết, sau đó, ông Sơn bị thi hành kỷ luật khiển trách.
Toà quyết định cai nghiện ma tuý bắt buộc với người dưới 18 tuổi
Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do TAND cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính.
Đây là một trong những nội dung được thể hiện trong dự thảo Luât Phòng, chống ma túy (sưa đôi), được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp 51, sáng 9/12.
Cần đơn giản thủ tục đưa đi cai nghiện
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, với quan điểm người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ và biện pháp phải khác so với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đó là quan điểm mang tính nhân văn của Nhà nước ta.
"Nếu quy định tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã cai nghiện ma túy bắt buộc nhưng vẫn nghiện ma túy thì đã vô tình coi đối tượng này giống như trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. Như vậy, chưa thể hiện được tính nhân văn của pháp luật nước ta. Do vậy, Thường trực Ủy ban xin được giữ như dự thảo Chính phủ trình" - bà Nguyễn Thuý Anh nói.
Dự thảo quy định thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính. Uy ban Thương vu Quôc hôi quy đinh trinh tư, thu tuc TAND xem xet, quyêt đinh viêc ap dung biên phap đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện bắt buộc.
Bày tỏ quan tâm đến việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nhiều gia đình muốn đưa con em vào cơ sở cai nghiện ma tuý, nhưng với trình tự quy định trong dự thảo thì hơi khó thực hiện.
Bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Lý do là gia đình phải đề nghị với Chủ tịch xã, đợi xã lập hồ sơ, rồi lại đợi 3 ngày xem có vấn đề gì hay không rồi mới chuyển cho huyện xem xét, tiếp đó lại đề nghị Toà án trong thời gian 2 ngày xem xét.
"Với quy trình này, nhất là các tỉnh miền núi thì không khả thi. Trước thì đơn giản lắm, công an lập danh sách xong trình tỉnh quyết định thì đưa đi cai nghiện ngay, rất nhanh và không có vướng mắc. Giờ phải đợi toà thì tôi e rằng sẽ ùn tắc việc liên quan đến hồ sơ đưa đi cai nghiện" - ông Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn và đề nghị đơn giản hoá thủ tục.
Nêu ý kiến về vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh, các em từ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng đang trong độ tuổi đi học, vui chơi nên việc đưa vào cai nghiện bắt buộc phải tính toán kỹ vì liên quan đến nhiều vấn đề.
"Nếu đưa các cháu vào cai nghiện 6 tháng, 1 năm thì đảm bảo học hành thế nào? Khi soạn thảo chúng tôi cũng băn khoăn. Đây cũng là độ tuổi dễ bị nghiện hút nhất. Chính vì vậy thiết kế quyết định của toà án là rõ ràng, rành mạch" - Thượng tướng Lê Quý Vương nói.
Để bảo đảm đầy đủ quyền được học văn hóa của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, với thời gian cai nghiện ma túy từ 6 tháng đến 12 tháng, trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của các cơ sở cai nghiện ma túy như hiện nay thì việc quy định cụ thể trong Luật sẽ khó bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hộ đề xuất hướng quy định các cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm quyền lợi tốt nhất đối với người nghiện ma túy trong độ tuổi này trong thời gian cai nghiện bắt buộc.
Chồng chéo hay không?
Liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, Điều 10 dự thảo luật cũng quy định rõ Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan.
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an
Trong đó, Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
Góp ý vào nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với nguyên tắc kế thừa chủ trì, phối hợp mà luật hiện hành đang quy định và được quy định trong dự thảo luật. Ông cũng thống nhất không quy định cụ thể hoạt động cơ quan chuyên trách thuộc lực lượng công an nhân dân trong dự thảo vì nếu quy định cụ thể như Chính phủ trình thì vừa lặp lại, vừa thiếu, không bảo đảm tính toàn diện so với các quy định có liên quan được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự...
Ông Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị rà soát thêm để làm rõ các khoản trong Điều 10 vì nếu quy định như dự thảo thì có thể hơi chồng lấn về mặt trách nhiệm, thẩm quyền giữa cơ quan phòng chống tội phạm về ma tuý công an nhân dân với các lực lượng khác như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan.
"Nếu chồng lấn thì không xác định được thầm quyền, trách nhiệm của các lực lượng. Tôi đề nghị quy định rõ hơn là cơ quan nào phát hiện trước thì cơ quan đó có thẩm quyền thụ lý và giải quyết" - ông Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thì cho rằng, thiết kế như dự thảo theo đúng luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và không có gì chồng chéo. Theo thẩm quyền, cơ quan chuyên trách của công an điều tra tất cả các vụ từ đầu đến cuối. Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quản làm theo chức năng tại địa bàn như biên giới, hải đảo và thẩm quyền thực hiện điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao cho cảnh sát điều tra công an các cấp thụ lý.
"Các lực lượng trên có nhiệm vụ "gác cửa" biên giới, còn lại lực lượng công an chủ trì điều tra toàn diện, kể cả các vụ bắt giữ của hải quan, biên phòng, cảnh sát biển. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý được quyền điều tra tất cả các vụ ma túy xảy ra trong phạm vi cả nước và có tránh nhiệm phối hợp với các cơ quan phòng chống ma tuý của các nước để tiến hành hoạt động điều tra tội phạm ma tuý. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát của nhiều nước tư vấn đề xác lập chuyên án phối hợp chống tội phạm ma tuý. Không có gì vướng mắc ở trong Điều 10 " - ông Lê Quý Vương nói.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ 11 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021, với hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/1/2022.
Bộ trưởng Tô Lâm: Xem xét xử lý hình sự người dùng giấy tờ giả Bộ Công an có thể xem xét xử lý hình sự người dùng giấy tờ giả để ngăn ngừa những hậu quả nặng nề. " Trước đây xử lý người sử dụng giấy tờ giả nặng về xử lý hành chính, nhưng chúng tôi thấy rằng đã đến lúc phải xem xét xử lý hình sự"- Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh tại...