Gia đình người đào tẩu Triều Tiên ‘nguyền rủa’ Hàn Quốc
Mẹ của cô gái trẻ nhất trong nhóm nữ nhân viên Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc đã khóc, nguyền rủa Hàn Quốc dụ dỗ con gái bà.
Một nam quản lý nhà hàng dẫn theo 12 nữ nhân viên Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc hôm 7/4. Ảnh: Yonhap
Trong video đăng tải hôm nay, CNN ghi lại cảnh thân nhân của ba trong 12 nữ nhân viên Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc tháng 4 khóc lóc kêu gọi các cô gái trở về.
Ri Gun Suk, bà mẹ của nữ nhân viên trẻ nhất nhóm đào tẩu, cho biết: “Tôi nguyền rủa và lên án thế lực bù nhìn Hàn Quốc đã dụ dỗ và bắt cóc con gái tôi. Tôi không thể tin con tôi lại làm điều vô nghĩa như thế”. Chính quyền Bình Nhưỡng nói với các gia đình có thân nhân đào tẩu rằng con gái họ bị giam và không được tiếp xúc với thông tin bên ngoài. Các cô gái cũng bị bệnh do tuyệt thực để đòi được quay lại Triều Tiên. Tuy nhiên, Triều Tiên không cho biết họ làm thế nào có được thông tin này.
Hàn Quốc phủ nhận cáo buộc của Triều Tiên. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết 12 cô gái đào tẩu được chính phủ giám hộ trong vài tháng để thích nghi với cuộc sống mới.
Tuy nhiên, Ri Bun, chị của một cô gái trong nhóm đào tẩu, tuyên bố cô muốn “xé những tên tội phạm Hàn Quốc thành từng mảnh”. Lý do là em gái Ri Bun đang phải sống trong sợ hãi, bị giam cầm. Ri Bun nói mỗi đêm cô đều không ngủ được khi nghĩ đến em gái.
Video đang HOT
Ba gia đình Triều Tiên tiếp xúc với CNN cho rằng người thân mình bị lừa vì tin chuyến đi là để đến một nhà hàng khác tại Đông Nam Á, chứ không phải sang Hàn Quốc. Kim Hae Sun, mẹ của một nữ nhân viên, khẳng định đây là vụ bắt cóc. “Nếu các cô gái sang đó một cách tự nguyện, tại sao Hàn Quốc không cho phép chúng tôi gặp con gái ở biên giới? Tại sao lại giam giữ con gái chúng tôi và không cho chúng tôi gặp để biết con mình còn sống hay không?”, bà Kim nói.
Hôm 7/4, một nam quản lý nhà hàng Triều Tiên tại Trung Quốc dẫn 12 nữ nhân viên trốn sang Hàn Quốc. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các nhà hàng Triều Tiên phải chịu áp lực gửi ngoại tệ về cho chính quyền. Khi gặp khó khăn do lệnh trừng phạt, những người Triều Tiên trong nhà hàng quyết định cùng nhau bỏ trốn.
Triều Tiên có 130 nhà hàng, hoạt động ở 12 quốc gia khác nhau với nhiệm vụ cung cấp ngoại tệ cho chính phủ. Mỗi năm các nhà hàng với 50.000 lao động mang lại khoảng 10 triệu USD cho Triều Tiên.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc bị tố ngó lơ cho 13 người Triều Tiên đào tẩu
13 người mang hộ chiếu Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc hôm 7/4 từ một thành phố Trung Quốc, gây ra tranh cãi giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Khách Trung Quốc đi qua một nhà hàng do chính quyền Triều Tiên mở tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Korea Joongang Daily
Trung Quốc phủ nhận hoàn toàn những phàn nàn từ Triều Tiên trong vụ 13 người nước này trốn sang Hàn Quốc từ thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, tờ Korea Joongang Daily hôm nay trích nguồn tin am hiểu tình hình Trung Quốc.
Hôm 7/4, một nam quản lý nhà hàng Triều Tiên ở Ninh Ba dẫn theo 12 nữ nhân viên trốn sang Hàn Quốc, vụ đào tẩu lớn nhất từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền.
Các nhân viên Triều Tiên nói họ phải chịu áp lực gửi ngoại tệ về nước, khi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và việc Hàn Quốc cấm dân nước này vào nhà hàng Triều Tiên khiến việc làm ăn gặp khó khăn.
Đây là lần đầu tiên các nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở nước ngoài đồng loạt bỏ trốn, trước kia, họ thường đi một mình hoặc đi cùng gia đình.
"Sau khi Hàn Quốc công bố thông tin, Triều Tiên bày tỏ sự hối tiếc đến chính quyền địa phương ở Chiết Giang, Trung Quốc. Triều Tiên cho rằng công an Trung Quốc đã buông lỏng an ninh, không ngăn chặn sự việc", nguồn tin của Korea Joongang Daily, cho biết.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc bác bỏ lời phàn nàn của Triều Tiên: "Bất cứ ai có hộ chiếu hợp pháp đều có thể đi tới nơi họ muốn đến. Chúng tôi không có trách nhiệm hay quyền ngăn cản họ".
Nhóm người trốn thoát hôm 7/4 được cho là sử dụng hộ chiếu Triều Tiên, điều ít gặp trong quá khứ bởi mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Các nguồn tin cho rằng Bình Nhưỡng tin là Bắc Kinh cố ý để người Triều Tiên đào thoát.
Vài năm qua, Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát với người Triều Tiên nhập cư trái phép vào nước này hoặc thông qua Trung Quốc để đi tới nước khác. Trong quá khứ, hầu hết người Triều Tiên đào tẩu đều trốn sang nước thứ ba như Thái Lan, Myanmar rồi liên hệ sứ quán Hàn Quốc.
Trong khi đó, Hàn Quốc tuyên bố vụ đào tẩu là minh chứng rõ nét cho tác động của lệnh trừng phạt tới kinh tế Triều Tiên.
Triều Tiên có 130 nhà hàng, hoạt động ở 12 quốc gia khác nhau với nhiệm vụ cung cấp ngoại tệ cho chính phủ. Mỗi năm các nhà hàng với 50.000 lao động mang lại 10 triệu USD cho Triều Tiên.
Văn Việt
Theo VNE
Triều Tiên đóng cửa 20 nhà hàng ở nước ngoài Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng khoảng 20 nhà hàng của Triều Tiên ở nước ngoài đã tạm ngừng hoạt động hoặc đóng cửa. Biển chỉ dẫn lối vào nhà hàng Pyongyang A Ri Rang của Triều Tiên ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters. "Các nhà hàng (Triều Tiên) ở nước ngoài hoặc tạm ngừng hoạt động, hoặc đã đóng cửa...