Gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt ngóng tin người thân
Mấy ngày nay, bà Phan Thị Ánh, vợ thuyền trưởng Bùi Thu như “ngồi trên đống lửa” khi nghe tin chồng, con bị Trung Quốc bắt giữ trong lúc hành nghề đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa.
Chiều 22/3, ngồi bên hiên nhà trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bà Ánh thở dài: “Mấy ngày qua tui chẳng còn thiết ăn uống làm lụng gì. Nghe báo tin Trung Quốc yêu cầu phải nộp 70.000 nhân dân tệ, tính ra khoảng 200 triệu đồng một tàu chuộc thì mới thả người về, tui rụng rời chân tay”.
Mẹ và con gái thuyền trưởng Trần Hiền mong đợi người thân trở về. Ảnh: Trí Tín.
Chồng bà Ánh là Bùi Thu làm thuyền trưởng tàu đánh cá. 20 ngày trước tàu của ông cùng tàu của thuyển trưởng Trần Hiền hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt. Chỉ có mình anh Hiền được phép thay mặt toàn bộ 21 ngư dân của 2 tàu liên lạc về quê để báo tin bị bắt và yêu cầu trả tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ thì Trung Quốc mới thả người. Trong những người bị bắt giữ có cả con trai thứ ba của bà Ánh là Bùi Văn Lan.
Vợ anh Lan, chị Đỗ Thị Gái đưa tay sờ bụng bầu, ngân ngấn nước mắt: “Chồng đi biển kiếm tiền, em ở nhà đi làm thuê mới đủ nuôi hai con nhỏ. Nghèo khó mà giờ chồng bị bắt giữ, còn đòi tiền chuộc thì em và mẹ chồng biết lấy đâu ra”.
Chủ chiếc tàu do anh Hiền làm thuyền trưởng là ông Lê Vinh, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ông cho biết, tàu xuất bến sáng 29/2. Đến chiều 12/3 thì vợ anh Hiền hớt hải đến nhà thông báo là 2 tàu cùng toàn bộ thuyền viên đã bị Trung Quốc bắt đưa về giam giữ ở đảo”.
Vào tháng 8/2003 và tháng 2/2009, tàu của ông cũng lâm vào tình trạng tương tự. Trung Quốc đưa ra yêu sách phải nộp mỗi lần 50.000 nhân dân tệ mới cho về. “Mỗi lần bị Trung Quốc bắt là nợ nần chồng chất, đến khi vay mượn nộp đủ tiền chuộc tàu về thì cả người và phương tiện cũng tơi tả theo. Thủy sản đánh bắt được và trang thiết đều bị tịch thu”, ông Vinh bức xúc.
Video đang HOT
Người vợ, người mẹ ngư dân bị bắt chờ tin chồng con. Ảnh: Trí Tín.
Vòng vèo quanh ngõ xóm mới đến nhà thuyền trưởng Trần Hiền, vợ anh là chị Lê Thị Phúc đã vào Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi sinh con. Bà Đinh Thị Hội (mẹ thuyền trưởng Hiền) tâm sự: “Mấy năm nay thằng Hiền ra biển Hoàng Sa đánh bắt, liên tục bị tàu của Trung Quốc đập phá tài sản, giờ còn bắt người đòi tiền chuộc. Nó nói ráng đi chuyến này dành dụm tiền về lo cho vợ sinh nở, ai ngờ giờ vợ đẻ mà vẫn chưa thấy về”.
Nằm trong phòng hậu sản, chị Phúc (vợ thuyền trưởng Hiền) kể: “Phía Trung Quốc gọi điện đòi tiền chuộc, tui khóc lóc, van xin nói là sắp sinh con không có tiền nhưng người phiên dịch phía Trung Quốc nói không có tiền thì người không được thả về rồi cúp máy”.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết, qua xác minh, 21 ngư dân đang hành nghề ở ngư trường truyền thống trên vùng biển Hoàng Sa. Huyện đã gửi văn bản báo cáo tỉnh, đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao can thiệp thả người.
“Chúng tôi cũng đã làm việc với gia đình các ngư dân, cương quyết không nộp tiền chuộc tránh gây tiền lệ xấu về sau”, bà Hương nói.
Chiều 21/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định, việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc, yêu cầu thả ngay, vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc để trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân.
Theo VNExpress
Nhật Bản "chờ xem" thái độ Trung Quốc
Sau khi Nhật Bản công b thông tin bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quc ngày 6-11, Bộ Ngoại giao Trung Quc vẫn chưa có phản ứng gì trong khi Chính phủ Nhật Bản chọn tháiộ ".
Nhà chức trách Nhật Bản cho biết lực lượng phòng vệ nướcy hôm 6-11ã bắt thuyền trưởng một tàuánh cá của Trung Quc trong vùng biển phía Tây Nam Nhật Bản sau khi tàuyi vào vùng biển Nhật Bản nhưngã trn chạy và bị rượtuổi. Đó là ông Trương Thiên Hùng, bị bắt ngoài khơi quầnảo Goto vìã không chịu dừng tàuể kiểm tra.
Nhạy cảm
Thông tin từ lực lượng phòng vệ Nhật Bản xác nhận rằng ông Trương, 47 tuổi,ã không cho phía Nhật kiểm tra sau khi con tàu 135 tấn của ôngi vào vùng biển Nhật Bản.
Các nhà chức trách Nhật Bản cho biết thuyền trưởng nay phớt lờ những lời yêu cầu dừng lại và tim cach chạy trn nên lực lượng phòng vệãuổi theo. Sau 4 giờ rươi, cuộc rượtuổi kết thúc bằng một vụ va chạm.
Tàuánh cá Trung Quc (trái) bị tàu tuần tra Nhật Bản rượtuổi hôm 6-11. Ảnh: AP
Nếu bị kết án, ông Trương có thể bị xử 6 tháng tù giam hoặc phải nộp phạt s tiền lênến 300.000 yen (hơn 80 triệuồng). Tuy nhiên, một chi tiết chưaược làm rõ là vì sao ông Trương cho tàu bỏ chạy. Bộ Ngoại giao Trung Quc hôm 7-11 vẫn chưaưa ra bình luận về vụ việcy.
Theo tạp chí Time (Mỹ), vụ bắt giữy sẽ không có khả năng gây ra náoộng bở việc xảy ra bên trong lãnh hải Nhật Bản chứ không phải tại vùng biển tranh chấp.
Hãng tin Kyodo nhậnịnh bình luận của ông Fujimura phản ánh tính nhạy cảm của các vụ việc liên quanến tàu Trung Quc bên trong hoặc gần vùng biển Nhật Bản.
Trong khió,ặc phái viênài BBC ở Tokyo, ông Roland Buerk, khẳngịnh vẫn có hy vọng rằng vụ bắt giữy sẽược giải quyết ổn thỏa mà không gây ra sự hiềm thùo.
Mi quan hệ rạn nứt
Theo lực lượng phòng vệ Nhật Bản, các tàu nước ngoài bị cấmánh cá trong lãnh thổ của nướcy. Tuy nhiên, tàu nước ngoài vẫn có thểi vào vùng biển Nhật Bản vì những mụcích khác, chẳng hạn nhưi ngang qua hoặc tị nạn.
Đài BBC cho biết vụ việc mới xảy ra khiến dư luận nhớ lạ việc tương tự năm 2010. Khió, phía Nhât Ban cũngã bắt giữ môt thuyền trưởng tau ca Trung Quc sau khi xảy ra va chạm giữa tàu tuần tra Nhật Bản và tàu cá Trung Quc gần quầnảo tranh chấp - phía Nhật gọi là Senkaku, còn phía Trung Quc gọi là Điếu Ngư. Vụ việca khiến mi quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt.
Sauó, Bắc Kinhãình chỉ các mi liên hệ với Tokyo ở cấp bộ trưởng. Trung Quc cũng trì hoãn cuộcàm phán về dự án phát triển chung các mỏ khít thiên nhiên ngầm cũng như ngừng xuất khẩuất hiếm sang Nhật. Thêm vàoó, một s cuộc biểu tình chng Nhậtã diễn ra ở Trung Quc.
Cui cùng, thuyên trươngóãược tha vàược gửi trả lại Trung Quc sau khi Bắc Kinh gây sức ép mạnh. Tháng 1-2011, các công t viên Nhật Bảnã hủy bỏ vụ ány.
Theo Người Lao Động
"Sói biển" phải nằm bờ "Sói biển" là biệt danh của ông Mai Phụng Lưu (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi). Trò chuyện với chúng tôi, ông Lưu nhìn ra mặt biển mênh mông và tâm sự: "Tàu thì không còn, mà có muốn ra khơi cũng không thể được nữa". Sinh ra nơi mép biển, lớn lên bằng lời ru của sóng, cái...