Gia đình nén khóc để Hoàng Hiệp ra đi thanh thản
7h sáng 12/1, lễ truy điệu nhạc sĩ ‘Nhớ về Hà Nội’ diễn ra trong không khí trang nghiêm với người thân và bạn bè của ông.
Từ sớm, bạn bè và người thân đã có mặt đông đủ để đưa tiễn Hoàng Hiệp. Đám tang diễn ra khá lặng lẽ. Hầu như không nghe một tiếng khóc. Vợ và con nhạc sĩ chỉ lặng lẽ đứng nhìn ông lần cuối qua chiếc quan tài. Rất ít nghệ sĩ đến dự.
Gia đình nhạc sĩ Hoàng Hiệp trầm lặng bên linh cữu. Ảnh: Tường Huy.
“Chúng tôi sẽ không khóc để Hoàng Hiệp có thể ra đi thanh thản”, một người thân trong gia đình nhạc sĩ cho biết.
Buổi lễ không kèn, không trống, chỉ nghe tiếng tụng kinh cầu siêu của các thầy cúng. Một vài người bạn của Hoàng Hiệp lặng lẽ cầm điện thoại quay lại quang cảnh, nhằm lưu giữ hình ảnh người bạn già trước khi đưa ông về đất.
Video đang HOT
Bạn bè lưu giữ hình ảnh người bạn già lần cuối. Ảnh: Tường Huy.
Sau khi động quan, xe tang đưa thi hài nhạc sĩ Hoàng Hiệp an táng tại nghĩa trang Thành phố, TP HCM.
Tường Huy
Clip: Duy Tín
Theo VNE
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời
Nhạc sĩ tài hoa trút hơi thở cuối cùng vào 12h45 phút ngày 9/1 tại nhà riêng ở TP HCM, để lại niềm thương tiếc cho gia đình, khán giả.
Sau khoảng thời gian nằm bệnh viện để cấp cứu, nhạc sĩ Hoàng Hiệp không qua khỏi cơn nguy kịch. Ông được gia đình đưa về nhà riêng ở quận 2, TP HCM và ra đi trong vòng tay người thân yêu.
Lễ viếng nhạc sĩ Hoàng Hiệp sẽ bắt đầu từ 19h ngày 9/1 tại Nhà tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quý Đôn, quận 3). Ngày 12/1, linh cữu ông được gia đinh an táng tại Nghĩa trang Thành phố.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Ảnh: Thanh Hiệp.
Ở tuổi 82, sự ra đi của ông để lại nhiều tiếc thương trong lòng khán giả cả nước. Vài ngày trước, do tuổi cao sức yếu, nhạc sĩ rơi vào hôn mê sâu. Bác sĩ cũng như gia đình đều nỗ lực cứu chữa mong ông hồi phục
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp - tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn - sinh ngày 1/10/1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà.
Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948. Việc tập kết ra miền Bắc như một khởi điểm cho cảm hứng của người nhạc sĩ Nam bộ. Năm 1957, bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của Hoàng Hiệp.
Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội (khoảng 1955 đến 1975), ông đã viết hơn 100 ca khúc, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác.
Những ca khúc của ông thường mang âm hưởng dân ca, trữ tình, dễ nhớ, dễ truyền xúc động. Bài hát Nhớ về Hà Nội của Hoàng Hiệp là một tác phẩm đặc sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20 về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về Hà Nội.
Năm 2000, Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn Tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.
Chi Mai
Theo VNE
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp hôn mê Chiều 3/1, gia đình nhạc sĩ "Lá đỏ" cho biết ông đã được người nhà đưa vào cấp cứu tại BV Nhân dân Gia Định sáng 2/1 sau khi thấy triệu chứng ho ra máu. Hiện ông đang trong tình trạng hôn mê. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Anh Lưu Hà Xuyên, con trai của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, cho biết: "Sau tai nạn...