Gia đình nạn nhân vụ lật tàu nhận bồi thường 77.000 đô-la
Các nhà chức trách địa phương cho biết gia đình của một nạn nhân trong vụ tai nạn tàu cao tốc chết người ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã đồng ý nhận mức bồi thường 500.000 tệ (khoảng 77.500 đô-la).
Chính quyền thành phố Ôn Châu, nơi vụ tai nạn xảy ra, cho biết gia đình của nạn nhân Lin Yan là gia đình đầu tiên chấp nhận số tiền bồi thường này. Lin tới từ Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến.
Vụ tai nạn tàu cao tốc ở Chiết Giang làm thiệt mạng ít nhất 39 người, làm bị thương 192 người
Vụ tai nạn đường sắt xảy ra cuối ngày 23/7 khi đoàn tàu D301 đâm vào tàu D3115, khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và 192 người bị thương.
Theo Bee.net.vn
Video đang HOT
Trung Quốc: Đường sắt cao tốc gặp sự cố sau 10 ngày hoạt động
Dông bão ngày Chủ nhật 10/7 đã làm mất điện trên chuyến tàu cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải, khiến tuyến đường bị tê liệt trong vòng 90 phút, tin từ ngành đường sắt Trung Quốc xác nhận.
Đây là sự cố đầu tiên kể từ khi tuyến đường sắt cao tốc này chính thức hoạt động ngày 30/6 vừa qua.
Cục đường sắt Bắc Kinh cho biết, trước khi sự việc xảy ra, đã có thông báo rằng hiện tượng dông bão làm trục trặc mạng lưới điện giữa thành phố Khúc Phụ và Tảo Trang vào khoảng 6 giờ tối. Tuy nhiên, sự cố mất điện này vẫn gây ảnh hưởng cho các chuyến tàu đang trên hành trình dài 1.318 km từ Bắc Kinh đi Thượng Hải.
Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải
Theo cục đường sắt Trung Quốc, 11 chuyến tàu đi Thượng Hải bị trì hoãn tới hơn 2 giờ do sự cố này. Ngay lập tức, nhà ga Thượng Hải đã sắp xếp bổ sung các loại xe khác như xe bus, xe taxi để chuyên chở hành khách.
Theo một số dữ liệu được ghi lại, chuyến tàu mang biển số G151 khởi hành lúc 15h30, dự kiến sẽ đến Thượng Hải vào lúc 21h là chuyến tàu đầu tiên bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Một hành khách trên tàu thuật lại: "Vào khoảng 18h10, tôi thấy con tàu đột ngột dừng lại trên một chiếc cầu, trong thời tiết dông bão. Trên tàu, điện mất, điều hòa không hoạt động, tình trạng ngột ngạt, thiếu oxy xảy ra".
Một hành khách khác đang trên tàu về quê cho biết: "Sau hơn nửa tiếng đồng hồ chờ đợi trong khoang hành khách, mọi người đã trở nên mất kiên nhẫn và bị kích động".
Một hành khách khác cho biết thêm: "Trong thời điểm đó, hệ thống chỉ dẫn của con tàu vẫn tiếp tục thông báo rằng sự cố xảy ra là do mưa lớn".
Sau hơn 2 giờ dừng lại, con tàu biến số G151 mới tiếp tục khởi hành vào khoảng 20h10 cùng ngày. Hành khách sau đó đã được cung cấp miến phí bánh mỳ và nước.
Một hành khách có tên là Wang trên chuyến tàu mang biển số G21 có lịch trình khởi hành từ Bắc Kinh vào lúc 17h và kết thúc tại Thượng Hải vào lúc 21h55 cho biết tàu của bà bị mắc kẹt một giờ đồng hồ tại vùng Tế Nam tỉnh Sơn Đông.
"1000 hành khách phải ngồi trong điều kiện không có ánh sáng , điều hòa nhiệt độ không hoạt động. Lúc đó, tôi cũng có chút sơ hãi, những đứa trẻ thì bắt đầu khóc. Mọi hành khách khác liên tục phàn nàn, còn nhân viên thì chỉ tiếp tục xin lỗi", bà Wang nói. Khoảng 20 phút sau khi dừng lại lần thứ hai, con tàu G21 mới tiếp tục khởi hành.
Sự cố này là lời cảnh báo về việc tăng tính an toàn cho hệ thống đường sắt Trung Quốc bởi một sự cố tương tự cũng từng xảy ra vào năm 2007, khi mà Trung Quốc lần đầu tiên đưa vào sử dụng loại tàu cao tốc này.
Một quan chức trong bộ Đường Sắt Trung Quốc cho biết: "Sự chậm trễ của các con tàu là để đảm bảo an toàn cho hành khách". Tuy nhiên, theo môt số hành khách, họ sẽ không chọn tàu cao tốc này nữa bởi theo giới thiệu ban đầu, loại tàu cao tốc này có thể hoạt động trong bất kể loại thời tiết nào.
Theo Dân Trí