Gia đình nạn nhân vụ Ethiopia kiện cả hãng phụ tùng cho Boeing
Gia đình một người phụ nữ người Mỹ, có người thân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay hãng hàng không Ethiopian Airlines, ngày 4-5 đã đệ đơn kiện đối với hãng hàng không này, hãng sản xuất máy bay Boeing và Rosemount Aerospace, một công ty sản xuất linh kiện cho máy bay này.
Gia đình nạn nhân Samya Stumo đệ đơn kiện hãng hàng không Ethiopian Airlines, Boeing và Rosemount Aerospace. Ảnh Reuters.
Đơn kiện đã được đệ trình lên tòa án Liên bang Mỹ tại Chicago bởi cha mẹ của Samya Stumo, một nạn nhân trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopia hôm 10-3 vừa qua sau khi cất cánh từ Addis Ababa đến Nairobi, khiến 157 người thiệt mạng.
Đây là đơn kiện đầu tiên được đệ trình thay mặt cho một nạn nhân người Mỹ liên quan đến thảm họa hàng không này và cũng là đơn kiện đầu tiên nhằm vào hãng hàng không cũng như nhà sản xuất phụ tùng Rosemount, ngoài Boeing.
Đơn kiện này tố Boeing đã đặt lợi nhuận lên cao hơn tính mạng của con người, và cho rằng Cục Quản lý hàng không Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm khi đưa ra chứng nhận an toàn cho 737 MAX.
Video đang HOT
“Những người có liên quan đến việc chế tạo và bán chiếc máy bay này đã không đối xử với Samya như cách mà họ đáng nhẽ phải làm”, mẹ của nạn nhân, bà Nadia Milleron cho biết trong một cuộc họp báo ngày 4-4. Bà Milleron nói trong nước mắt rằng thảm họa tại Ethiopia đáng nhẽ ra có thể đã được ngăn chặn sau vụ ở Indoneia. “Quá nhiều người đã thiệt mạng ở Indonesia…nhưng những cái chết của họ dường như vô nghĩa vì những người có trách nhiệm không nhìn ra được vấn đề”.
Theo một báo cáo sơ bộ được công bố ngày 4-4, các phi công của Ethiopian Airlines đã vật lộn với các bảng điều kiển để duy trì độ cao tuy nhiên đã không thành công vào lao xuống đất.
Loại máy bay ăn khách nhất của Boeing đã bị cấm trên phạm vi toàn thế giới ngay sau thảm họa này. Trước đó, cũng là chiếc Boeing 737 MAX liên quan đến vụ rơi máy bay hãng Lion Air của Indonesia hồi tháng 10-2018 khiến 189 người thiệt mạng.
Hiện tại, Boeing, hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới có trụ sở tại Chicago, đang là mục tiêu của nhiều vụ kiện sau vụ tai nạn ở Indonesia. Hãng đang sửa chữa phần mềm và tăng cường hướng dẫn sử dụng cho loại máy bay MAX.
Duy Tiến
Theo CAND
Phần mềm chống thất tốc của Boeing tự bật lại 4 lần trước khi máy bay rơi
Phần mềm chống thất tốc của máy bay Boeing tự bật lại 4 lần trước khi máy bay rơi.
Buồng lái một chiếc Boeing 737 Max.
Theo hãng tin Reuters, quá trình điều tra về vụ tai nạn hàng không thảm khốc tại Ethiopia hồi tháng 3 đang chuyển hướng sang khả năng phần mềm vừa nâng cấp của Boeing đã tự khởi động, khiến phi công không thể kiểm soát máy bay.
Dẫn nhiều nguồn thạo tin, Reuters cho hay, phần mềm chống thất tốc (MCAS) đã được bật lại ít nhất 4 lần trước khi máy bay rơi.
Các phi công đã tắt hệ thống này ngay khi nhận thấy dữ liệu từ cảm biến luồng không khí có dấu hiệu bất thường.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ việc mở lại hệ thống MCAS có phải là quyết định của phi hành đoàn hay không. Hệ thống này được cho là nguyên nhân khiến chiếc máy bay Boeing 737 Max gặp nạn ngày 10/3 bị chúi mũi, mất kiểm soát và lao xuống mặt đất.
Các điều tra viên đang cân nhắc khả năng phần mềm đã tự động kích hoạt mà không có tác động của phi hành đoàn.
Hiện cả Boeing lẫn các điều tra viên của Ethiopia vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về chi tiết này.
Hòa Bình
Theo Baogiaothong
Nghi vấn về tính năng tự điều khiển của Boeing 737 MAX Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay được lắp đặt trên máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn có thể đã được tắt/mở tới 4 lần dù phi công trước đó đã tắt hệ thống này. Hệ thống tự điều khiển của Boeing 737 Max đang bị điều tra sau các tai nạn gần đây. (Nguồn: Aviation24.be) Theo một nguồn thạo...