Gia đình mỗi ngày gói hơn 2.000 bánh chưng bán dịp Tết
Những ngày này gia đình anh Nguyễn Văn Minh (Hà Nội) làm trên 2.000 cái bánh chưng, nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu thị trường.
Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ( Thị trấn Quốc Oai, Hà Nội) làm bánh chưng kinh doanh đã được hơn 10 năm nay, cứ vào dịp Tết cổ truyền là mọi người trong nhà lại làm việc hết công suất.
Lá dong được chọn kỹ càng, bỏ hết lá sâu, lá hỏng rồi rửa sạch qua hai nước sau đó phơi khô trước khi đem đi gói bánh.
Gạo để gói bánh phải là gạo nếp mẩy đều, gạo nếp nương hay nếp nhung, cũng có thể dùng nếp cẩm. Gạo được ngâm trước qua một đêm để bánh không bị cứng và nhanh thiu, sau đó vo sạch, để ráo và có nêm gia vị cho bánh được đều, không bị chỗ mặn chỗ nhạt.
Nhân bánh phổ biến là thịt lợn, được luộc rồi đảo qua lửa để cho thịt không bị khô và giữ được lâu.
Mỗi người trong gia đình anh Minh gói được từ 50 – 70 chiếc/giờ.
Bánh được gói không cần khuôn nhưng vẫn đảm bảo “vuông thành sắc cạnh”.
Video đang HOT
Que lạt buộc bánh chẻ từ tre, nứa, ngâm nước cho dẻo để buộc bánh chặt, không bị bung.
Dịp này, mỗi ngày gia đình anh Minh gói tới hơn 2.000 chiếc bánh với trên 4 tạ gạo nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Thông thường bánh sẽ được luộc trong vòng 12 tiếng và cứ 4 tiếng lại thay nước một lần, riêng lần thay nước cuối thì sẽ thay ở tiếng thứ 11. Một điều quan trọng là phải giữ ngọn lửa đều trong suốt quá trình nấu.
Một chiếc bánh như thế này được bán ra thị trường với giá 30.000 đồng.
Từ sáng sớm, anh Minh đã chở bánh cho các cửa hàng trong trung tâm TP Hà Nội.
Gia Chính
Theo VNE
Chợ lá dong hơn nửa thế kỷ ở vỉa hè Sài Gòn
Gần chục ngày trước Tết, khu chợ lá dong truyền thống hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn lại nhộn nhịp kẻ bán người mua từ sáng đến đêm.
Không chính thức là chợ nhưng cứ độ Tết đến là khu vực ngã ba Ông Tạ, trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình, TP HCM) bắt đầu nhộn nhịp với cảnh mua bán lá dong gói bánh chưng.
Những tiểu thương cho biết, chợ bắt đầu bán từ khoảng 20 Tết. Những bó lá dong đủ kích cỡ được để trên 500 m vỉa hè, từ đầu giao lộ Phạm Văn Hai đến đường Cách Mạng Tháng Tám.
Cô Ngô Thị Hoa (52 tuổi, quận 1) đã bán ở chợ lá dong suốt 23 năm. "Trước đó là ba mẹ tôi bán. Chợ này có ít nhất nửa thế kỷ rồi, được hình thành từ nhừng người miền Bắc di cư vào Sài Gòn. Lâu hơn nữa, ở đây đã có một khu chợ chuyên bán buôn các thương phẩm dành cho người dân gốc Bắc", cô Hoa giải thích.
Từ khoảng 20h, các xe chở lá dong bắt đầu bỏ mối ở đây. Phần lớn loại lá này nhập từ vùng Gia Kiêm (Đồng Nai), được buôn lái bó kín lại, để nguyên cuống. "Những năm trước có lá dong Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP HCM) nhưng giờ ít lắm. Vì loại lá này nhỏ, không hợp để làm bánh chưng cỡ to", chú Lê Quang Minh (53 tuổi, quận 1) cho biết.
Khi giao hàng xong, từ vỉa hè đến các con hẻm ở đây đều chất đầy lá dong. Sau khi lấy lá từ thương lái, các tiểu thương sẽ phân nhỏ để giao lại cho các mối ở chợ trong thành phố ngay trong đêm.
Phần lá còn lại sẽ chặt bớt cuống đi. Linh (20 tuôi) được thuê để bốc vác, vận chuyển, trông hàng với mức lương 4 - 5 triệu cho nửa tháng làm việc. "Những bó lá dong này nặng ít nhất 50 ký, vác cực lắm. Khi chặt cuống phải biết thế, vung dao dứt khoát để khỏi bị băm vụn", Linh nói.
Chợ nhộn nhịp nhất là vào buổi tối hoặc sau ngày cúng ông Táo. "Tôi đến khi trời tối để mua được lá tươi, đẹp. Tôi tính mua khoảng 1.000 lá về gói cho nhà và tổ chức cuộc thi gói bánh chưng ở trường", chị Lê Thúy Hoa (giáo viên THCS Thái Bình) cho biết.
Lá dong khi bán sẽ được tiểu thương cắt phần héo úa, sâu vàng rồi chia ra làm các loại lá nhỏ, trung và lá nhất. Mỗi bó có 50 lá, bán giá 20.000 - 80.000 một bó.
Từ sau ngày 23 tháng Chạp, chợ trở nên rất nhộn nhịp. Có khoảng 20 gian hàng bán lá dong. Những lúc đông đúc, người bán chấp nhận tràn xuống cả lòng đường để gói lá cho khách.
"Việc bán lá dong cũng cực lắm, phải huy động nhiều người làm mà vẫn không xuể. Người bán sợ nhất là khi trời nắng quá, lá dễ héo", chú Tèo (53 tuổi), đã bán ở đây được 5 năm, nói.
Ngoài lá dong, mỗi gian hàng đều có thêm các loại lạt gói, khuôn bánh, lá chuối... cũng được bày bán.
Cuống lá được vứt bỏ nên có nhiều người xin về để lót nồi bánh chưng. Lựa chọn đươc mấy bó cuống đã chặt, ông Liêm giải thích: "Ngoài lót nồi, tôi con lấy ít cuống lá đẹp về làm đồ chơi cho thằng nhóc".
Chợ lá dong là nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn, hoạt động cả ngày cho đến trưa 30 Tết mới kết thúc. Vì vậy những người bán hàng phải chấp nhận ăn ngủ, sinh hoạt ngoài vỉa hè từ sáng đến đêm.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Cư M'gar nỗ lực giải "cơn khát" cho người dân Theo các chuyên gia văn hóa, việc chạy đua kỷ lục chỉ là để "tự sướng", không thể hiện trang trọng, thành kính trong nghi lễ. Bánh chưng 2,5 tấn của công viên Đầm Sen TP HCM Dịp giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch), bên cạnh nhiều sản vật từ phương Nam, Công viên Văn hoá Đầm Sen (TP HCM) làm chiếc...