Gia đình Malaysia nhiễm biến thể Delta dù suốt 3 tháng hiếm khi rời nhà
Một gia đình ở Malaysia bị xét nghiệm dương tính với biến thể Delta của virus corona, dù hiếm khi ra khỏi nhà trong gần 3 tháng.
Kể từ tháng 4 năm nay, Noriah Bakar và các thành viên gia đình cô hầu như chỉ ở trong nhà của họ ở Subang Jaya, bang Selangor. Mặc dù vậy, người phụ nữ 36 tuổi cho biết chồng và 2 con trai của cô vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Delta của virus corona vào tuần trước.
“Chúng tôi đã chết lặng vì từ giữa tháng 4, chồng tôi chỉ ra ngoài một lần để lấy tài liệu công việc, còn tôi chỉ ra khỏi nhà 2 lần cách đây khoảng 3 tuần để lên lịch hẹn tiêm phòng và mua bánh mì”, Noriah chia sẻ với báo The Straits Times. “Chúng tôi chủ yếu phụ thuộc vào các dịch vụ trực tuyến từ các cửa hàng tạp hóa dù rất tốn kém, nên chúng tôi không nghĩ mình đã làm gì sai”.
Bệnh nhân Covid-19 xếp hàng chờ lượt khám tại sân vận động Malawati, bang Selangor. Ảnh: The Strait Times
Giới chức y tế Malaysia hôm 14/7 ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày đã đạt mức kỷ lục với 11.618 ca, nâng tổng số ca dương tính với virus corona ở Malaysia lên hơn 867.000. Noor Hisham Abdullah, người đứng đầu ngành Y tế Malaysia, cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trong 2 tuần tới, do sự xuất hiện của biến thể Delta.
Video đang HOT
“Nhiều khả năng biến thể Delta sẽ thay thế các biến thể khác như những gì đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, và đó là điều gây lo ngại lớn”, giáo sư Awang Bulgiba Awang Mahmud, chuyên gia chống dịch Covid-19 của chính phủ Malaysia, nói với The Straits Times.
Bên cạnh việc cảnh báo sự xuất hiện của các biến thể mới, ông Bulgiba cho rằng điều kiện thông gió kém và việc không tuân thủ các quy trình chăm sóc sức khỏe là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 trên khắp Malaysia.
Một số địa phương tại Malaysia đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát đi lại để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Theo đó, người dân không được phép rời khỏi nhà trừ khi có mục đích mua sắm nhu yếu phẩm hoặc vì lý do sức khỏe.
Dù vậy, ông Bulgiba cho rằng chiến lược phòng ngừa dài hạn duy nhất vẫn là thúc đẩy việc tiêm vắc xin, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ cao, để đảm bảo những người có đủ điều kiện hoặc dễ bị tổn thương nhất được tiêm phòng Covid-19 càng nhanh càng tốt.
Theo dữ liệu của Our World in Data, khoảng 7,8 triệu người, chiếm 24,5% dân số Malaysia, đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19. Trong số này, khoảng 3,5 triệu người đã được tiêm đủ liều.
Thế giới có trên 163,9 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 21/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.369.956 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.884.375 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 163.954.265 người.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á hiện đang được coi là khu vực có số ca mắc cao nhất thế giới. Với 75.858 ca mới trong 24 giờ qua, châu Á đã ghi nhận tổng cộng 54.555.314 ca mắc bệnh, trong đó có 768.590 ca tử vong. Châu Âu đứng thứ hai với 47.481.947 ca mắc và 1.093.080 ca tử vong. Bắc Mỹ đứng thứ ba với 40.342.355 ca mắc và 911.855 ca tử vong.
Ngày 21/6, bang Maharashtra của Ấn Độ đã ghi nhận 20 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là "Delta plus" (B.1.617.2.1), là thể mới của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ. Theo thông tin từ giới chức y tế địa phương, biến thể Delta plus có thể là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ.
Quốc gia láng giềng của Ấn Độ là Nepal đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa 1 tuần đến ngày 28/6 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mặc dù có nới lỏng đáng kể một số quy định. Theo quy định mới, phương tiện cá nhân sẽ được được phép lưu hành theo quy định số chẵn-số lẻ và hầu hết các cửa hàng được mở cửa vào các ngày khác nhau trong tuần, trong đó các cửa hàng bách hóa lớn, trung tâm thương mại, cửa hàng bán đồ thể thao, may mặc, giầy dép, mỹ phẩm, quà tặng, sẽ được hoạt động trở lại vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Indonesia cũng thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại ở một số khu vực trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 22/6 sau khi xuất hiện tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết việc thắt chặt các biện pháp trên bao gồm hạn chế số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng và cấm các hoạt động tôn giáo tại các nơi thờ tự. Các biện pháp này sẽ áp dụng tại "các vùng đỏ" nơi số ca mắc đang gia tăng nhanh chóng.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Giới chức nước này cho biết dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước.
Liên quan đến chiến dịch triển khai vaccine ngừa COVID-19, Bộ Y tế Lào thông báo nước này vừa bắt đầu chương trình tiêm vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cho những công dân trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền. Theo Trung tâm Thông tin và giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào, bộ này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinopharm cho những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền.
Tại Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong nước, chính phủ đã quyết định tiêm vaccine miễn phí cho tất cả những người trưởng thành. Theo đó, giới chức y tế thông báo đã mở rộng chương trình tiêm vaccine cho cả những người trưởng thành dưới 45 tuổi từ ngày 1/5, nhưng các bệnh viện nhà nước và tư nhân phải tự thu mua vaccine cho nhóm người trẻ tuổi này, dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu hụt vaccine. Tuy nhiên sau đó, nhà chức trách tuyên bố sẽ mua 75% lượng vaccine và phân phối vaccine cho các bang để tiêm miễn phí cho người dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những tháng gần đây, tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ấn Độ chậm đáng kể do thiếu vaccine và tâm lý e ngại của người dân dù nước này phải chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh bùng phát dữ dội trong tháng 4 và 5 vừa qua. Đến nay, quốc gia Nam Á đã tiêm được 275 triệu liều vaccine, với chỉ 4% dân số được tiêm đủ liều. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả gần 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay.
Cảnh báo giai đoạn nguy hiểm nhất của COVID-19 sẽ sớm xảy ra Trong tương lai, đại dịch COVID-19 có thể chấm dứt khi các nước đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo thế giới không hành động ngay bây giờ thì hậu quả về con người sẽ vô cùng khủng khiếp. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seri Kembangan, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Theo...