Gia đình khốn đốn vì lô đề
Bao nhiêu tiền bố làm được đều đội nón ra đi vì mẹ chơi lô đề. Tôi không hiểu vì sao ông có thể tha thứ cho người vợ bất kham của mình nhiều lần đến thế.
Bao nhiêu tiền bố làm được đều đội nón ra đi vì mẹ chơi lô đề. Tôi không hiểu vì sao ông có thể tha thứ cho người vợ bất kham của mình nhiều lần đến thế. Ước gì tôi có thể bỏ được người mẹ xấu tính của mình. Nhưng khi bà dọa tự vẫn, tôi lại sợ.
Khi tôi lên 10, tôi đã phải ra tòa cùng bố vì bố đòi ly hôn mẹ. Rồi tòa hòa giải, mẹ hứa sẽ không chơi cờ bạc lô đề nữa, nên bố lại bán mảnh đất ông bà cho để trả nợ cho mẹ. Cuộc sống êm đềm được một thời gian ngắn. Mẹ lại bí mật chơi lô đề và món nợ lại tăng lên.
Mẹ tôi làm công việc hành chính ở ủy ban huyện, tiền lương đủ sống một cuộc sống bình thường, nhưng vì cờ bạc nên chẳng bao giờ mẹ thoát khỏi cảnh nợ nần. Mẹ vay người nọ, giật người kia, tiền lương tháng này cũng hết vì phải trả lãi cao. Bố một mình làm kinh tế nuôi hai chị em tôi và nuôi cả mẹ. Nhưng bố tôi rất yêu mẹ, dù mẹ chẳng ra gì. Hai người cãi vã nhau suốt, nhưng họ vẫn sống với nhau thêm 10 năm, là khi tôi 20, đi lấy chồng. Em tôi chuẩn bị thi đại học.
Tôi không đồng ý vay tiền trả nợ cho mẹ, bà dọa tự tử. Tôi sợ nên bảo bà chờ từ từ tôi nghĩ cách giải quyết – Ảnh minh họa
Tuần trước, mẹ tôi đến nhà tôi nhờ tôi đứng ra vay tiền cho bà, vì bây giờ số nợ đã lên đến 400 triệu, mỗi tháng trả lãi vay hơn 20 triệu. Người ta xiết nợ mẹ, nếu không trả sẽ xử đẹp cả nhà tôi, nhất là em gái tôi. Mẹ tôi lo sợ nhưng không dám nói với bố, vì 10 năm sau cái lần ly hôn hụt, bố đã phải bán cả xưởng may gia công của gia đình để trả nợ cho mẹ, bây giờ ông chỉ còn cửa hiệu may nhỏ với số tiền đủ tằn tiện nuôi gia đình. Giờ muốn trả nợ, chỉ còn cách bán nhà.
Video đang HOT
Tôi không đồng ý vay tiền trả nợ cho mẹ, bà dọa tự tử. Tôi sợ nên bảo bà chờ từ từ tôi nghĩ cách giải quyết. Thế nhưng vợ chồng tôi cũng chẳng dư dả gì, nếu đi vay ngân hàng thì phải thế chấp căn nhà của hai vợ chồng. Thế chấp cũng phải hỏi ý kiến chồng mà chắc gì anh đồng ý. Có thể vì chuyện này mà gia đình tôi lâm vào cảnh nợ nần, lục đục như gia đình bố mẹ tôi trước đây.
Tôi không nghĩ được cách nên tôi nói chuyện với bố. Bố làm đơn ly dị lên tòa án. Mẹ đòi tự tử, bố bảo: “Nếu cô sống chỉ để cờ bạc, hành hạ chồng con, thì cô cũng đừng nên sống nữa”. Tôi thấy câu nói của bố nhẫn tâm, nhưng ngẫm lại, từ trước đến giờ mẹ cũng nhẫn tâm không kém. Mẹ đẩy gia đình vào cảnh khốn đốn. Bố hơn mẹ 1 tuổi mà già khọm như ông lão vì suốt ngày phải lăn lộn kiếm tiền nuôi gia đình và trả nợ cho mẹ. Tôi không biết bênh ai và phải làm thế nào.
Lần này, tòa đồng ý giải quyết ly hôn. Mẹ được chia cái nhà, bố lấy cái xưởng may rồi mang em tôi ra đó ở. Chỉ mấy bữa, mẹ bán nhà đi trả nợ lô đề. Tay trắng, mẹ xin bố cho ở chung nhưng bố nhất quyết đuổi bà ra khỏi cửa. Bố giải thích với chúng tôi: “Bố làm thế không phải để hại mẹ con, mà để cứu mẹ con. Chúng ta phải kiên nhẫn, chịu đựng, các con hiểu không?”.
Chúng tôi hiểu điều bố nói. Ngày ngày mẹ tôi vẫn đi làm và về ở nhờ nhà ai đó trên huyện. Tôi thương bà nhưng nhất quyết không liên lạc. Tôi muốn mẹ nhận ra, cái giá phải trả đắt đỏ thế nào. Hy vọng bà thay đổi.
Theo GĐVN
Xin đừng coi mẹ chồng là kẻ thù nhất định cần 'tiêu diệt'!
Đừng nghĩ cứ là mẹ chồng thì nói gì cũng sai, ác ý, cổ hủ, xấu tính. Hai chữ "gia đình" muốn trọn vẹn không phải chỉ có vợ chồng với nhau mà còn con cái, cha mẹ. Sau này mình cũng thành mẹ chồng, mẹ vợ mà.
Sớm nay lướt facebook bạn bè, tôi chợt giật mình khi đập vào mắt một status đầy cay nghiệt dành cho nhân vật "mẹ chồng". Đáng buồn là phía dưới status đó có rất nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình, ủng hộ hoặc than thở nỗi lòng bị mẹ chồng soi mói, o ép. Cũng là một nàng dâu, cũng "sống chung với mẹ chồng" đã có thâm niên hơn nửa thập kỷ, tôi chợt chạnh lòng khi thấy các bà mẹ chồng bị "ghét mặc định" một cách vô lý như thế.
Cứ suy từ mình ra, tôi cảm thấy, nhiều khi chính bản thân những người phụ nữ khi đi làm dâu đã giữ tâm lý đề phòng, xa cách thái quá hoặc luôn sẵn sàng trong tư thế chống đối mẹ chồng. Với tâm thế ấy thì bạn bước vào bất kỳ cuộc hôn nhân nào, gặp bất kỳ bà mẹ chồng nào, hẳn cũng sẽ có chiến tranh, sóng gió mà thôi. Còn tôi, ngay từ đầu tôi đã tâm niệm rằng, mẹ chồng chẳng có bổn phận phải đón nhận và yêu thương mình ngay khi mình mới về nhà chồng. Muốn được mẹ yêu thương, muốn gia đình ấm êm, hòa thuận, chính mình phải quan tâm và cư xử với mẹ một cách chân thành, thấu hiểu thì mới mong mọi điều tốt đẹp bền lâu.
Từ khi mới cưới, tôi đã phát hiện mẹ chồng rất ghét việc ăn hàng quán. Bà "dị ứng" với mọi món đồ ăn đường phố cũng như việc ra ngoài ăn uống, trừ những trường hợp bất khả kháng. Nếu chúng tôi ra ngoài ăn, bà không cản nhưng khi các con về bà sẽ kém vui, bởi ngoài chuyện đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, bà cũng thấy buồn vì con cái để mình ở nhà ăn tối một mình (bố chồng tôi mất sớm). Hiểu ý bà, tôi nhắc chồng không bao giờ ra ngoài ăn khi mẹ ở nhà. Hai tuần một lần, bà sinh hoạt cùng nhóm tập dưỡng sinh vào ngày chủ nhật, có "tiết mục" nấu ăn tập thể ở nhà bác trưởng nhóm. Những hôm ấy, tôi và chồng mới ra ngoài ăn. Hoặc thỉnh thoảng vào buổi trưa khi cả hai cùng ở cơ quan, tôi rủ anh đi ăn món anh đang thèm, thế là ổn thỏa.
Khi ăn uống ở nhà, mẹ chồng tôi cũng không giống khẩu vị của chồng tôi. Tôi thì thuộc tuýp dễ ăn, chiên xào nướng luộc gì tôi cũng ăn được, nhưng chồng tôi chỉ thích đồ chiên nướng, trong khi mẹ chồng tôi hầu như chỉ ăn các món luộc. Chẳng cứ gì nhà tôi, nhiều chị em khác ở cơ quan tôi cũng than phiền việc "mỗi người một khẩu vị" này. Họ bảo, chiều đi làm về đã mệt, lại còn bận bịu con cái, thời gian đâu nấu hết món nọ đến món kia. Tôi suy nghĩ mấy hôm rồi đầu tư hẳn một chiếc bếp từ đôi, nấu được hai món một lúc. Một bên tôi chiên thịt thà cho chồng, bên kia tôi luộc rau, thịt cho mẹ. Món nào có thể hấp với cơm, tôi cho vào nồi cơm sau khi cơm cạn nước một lúc. Thế là vẫn chừng ấy thời gian, tôi nấu được bữa cơm mà cả nhà đều ngon miệng, vui vẻ.
Mẹ ở nhà một mình cả ngày đã buồn lắm rồi nên tôi không bao giờ để mẹ ăn cơm một mình vào bữa tối (ảnh minh họa).
Vẫn là chuyện bữa cơm, nhưng không phải chuyện ăn gì mà là việc giao tiếp khi ăn. Chồng tôi khá vô tư thậm chí là vô tâm, trong bữa cơm anh thường đem chuyện cơ quan, công việc, tình hình xã hội ra chia sẻ với vợ. Ban đầu, tôi cũng vui vẻ chuyện trò với anh, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra khi hai vợ chồng mình đang nói cười rôm rả thì mẹ chỉ ngồi đó lặng lẽ ăn cơm, mặt buồn buồn. Tôi hiểu, mẹ ở nhà cả ngày, hơn nữa cũng đã lớn tuổi, làm sao cập nhật được những vấn đề ấy như con cái. Cả ngày mẹ chỉ mong đến bữa cơm tối để cả nhà đông đủ, giờ lại như "người thừa" thì làm sao vui được. Đêm đó, tôi nhắc chồng, từ nay những chuyện hai vợ chồng hay nói thì để sau bữa cơm hoặc khi đã về phòng, giờ ăn thì chỉ tập trung hỏi han sức khỏe và trò chuyện với mẹ. Từ ấy, mẹ chồng tôi vui hẳn lên, nhiều lúc còn tự đem những chuyện trong làng trong xóm kể cho vợ chồng tôi nghe nữa.
Nhiều người rất sợ việc tặng quà cho mẹ chồng vì tâm lý "tặng gì cũng sẽ bị chê" hoặc chán nản khi thấy mẹ chồng không thích món quà của mình nên về sau có dịp gì chỉ biếu tiền cho gọn. Tôi thì thấy, chẳng ai không thích nhận quà, nhất là những món quà phù hợp với mình. Thỉnh thoảng, tôi vẫn biếu mẹ chồng vài ba trăm để bà mua sắm vặt vãnh nên vào các dịp như ngày Phụ nữ hay sinh nhật của bà, tôi thường mua quà. Tôi để ý ngày thường, mẹ khen váy ai đẹp hay thích món gì quảng cáo trên ti vi để mua quà cho đúng sở thích của mẹ. Nếu "bí" quá, tôi sẽ tìm cớ bảo mẹ, chẳng hạn: "Công ty con mới cho nhân viên tiền may đồng phục áo dài mới mà con chẳng biết chọn sao, mẹ đi cùng con nha". Đến sạp vải, tôi nhìn cách mẹ lựa vải, ngắm mẫu là biết mẹ thích kiểu nào. Rồi tôi mua tặng bà luôn, khi ấy bà không thể từ chối, lại hài lòng vì nhận được món quà mình thích.
Tặng quà cho mẹ chồng không khó, quan trọng là bạn có để tâm mình vào đó không mà thôi (ảnh minh họa).
Những hôm trái gió trở trời, người già thường đau nhức gân cốt. Khi ấy, tôi chủ động hỏi han mẹ trước, nếu mẹ đau nhiều hôm sau tôi động viên mẹ đi khám và xin nghỉ một buổi đưa mẹ đi luôn. Khi về, tôi ghé mua cho mẹ mấy loại thuốc bổ, sữa dành cho người già... và hỏi ý kiến mẹ xem loại ấy có được hay không. Mẹ ưng dùng, tôi mới mua, còn không thì tìm dịp mua món khác. Cứ quan tâm thật lòng thật dạ, không hời hợt quấy quá đối phó cho xong thì mẹ chồng nào nỡ ghét bỏ.
Đôi khi thấy shipper đến nhà giao đồ, mẹ chồng tôi cũng cằn nhằn vài câu, bảo tụi trẻ chúng mày giờ hiện đại sinh lãng phí. Người khác sẽ hậm hực cho rằng mẹ chồng già khó tính, keo kiệt, soi mói con dâu. Tôi thì nghĩ, chẳng qua chúng ta có biết đặt mình vào suy nghĩ của người khác hay không mà thôi. Giờ tiền bạc kiếm ra dễ dàng hơn, mọi thứ đủ đầy hơn nên chúng ta ít biết tiết kiệm. Còn bố mẹ vất vả cả một đời, giờ mua gì sắm gì cũng xót, cho chính bản thân mình cũng vậy. Từ sau, cần mua gì, tôi dặn ship đến địa chỉ công ty, mẹ không thấy sẽ khỏi phiền lòng, vậy là ổn.
Nhờ cách sống chân thành của mình, tôi dần được mẹ chồng thương như con gái (ảnh minh họa).
Nói chung, tôi nghĩ rằng, lấy chồng là để tạo dựng một tổ ấm, để có một gia đình yêu thương nhau sống cùng nhau cả đời. Bản thân mình cố chấp, làm sao đòi mẹ chồng cởi mở. Đừng nghĩ cứ là mẹ chồng thì nói gì cũng sai, ác ý, cổ hủ, xấu tính. Hai chữ "gia đình" muốn trọn vẹn không phải chỉ có vợ chồng với nhau mà còn con cái, cha mẹ. Sau này mình cũng thành mẹ chồng, mẹ vợ mà. Phải cư xử sao để các con còn noi theo, sau này có lấy chồng lấy vợ về chúng nó cũng biết hiếu kính, tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương cha mẹ chứ.
Theo Báo Phụ Nữ
Hủy hôn vì mẹ chồng chê "xấu" Cô dâu là Hiền sững người rồi như một phản xạ tất yếu Hiền giành micro của MC, dõng dạc tuyên bố hủy hôn trước sự ngạc nhiên của mấy trăm khách mời... Nghe tin Thọ yêu Hiền, mẹ anh đã nổi cơn tam bành. Hiền với bà Hòa chẳng xa lạ gì. Cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu giáo...