Gia đình Dương Chí Dũng đã nộp 4,7 tỷ để khắc phục hậu quả
Thông tin từ Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội cho hay, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp tại cơ quan này 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines. Trong khi đó, gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.
Bị cáo Dương Chí Dũng (trước) và Mai Văn Phúc (ngồi sau)
Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết thì 2 khoản tiền trên vẫn chưa thể xác định rõ là “khắc phục hậu quả” cho hành vi nào, “tham ô” hay “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối với tội danh “Tham ô”, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người chỉ bị tuyên phải bồi thường 10 tỷ đồng, nhưng trong tội “Cố ý làm trái”, số tiền mỗi bị cáo phải bồi thường là 100 tỷ đồng.
Vẫn tiếp tục kêu oan?
Mặc dù bị Tòa sơ thẩm tuyên án tử hình nhưng tại đơn kháng cáo của mình thì cả bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô”. Trước đó, trong phần xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, Dương Chí Dũng luôn khẳng định mình không tham ô, không nhận tiền từ bị cáo Trần Hải Sơn và “đến chết trong tù bị cáo cũng không bao giờ nhận tội này”.
Khi được nói lời sau cùng, bị cáo này vẫn chối tội và nói: “Về tội tham ô tài sản thì bị cáo hoàn toàn không biết khoản tiền 1,666 triệu USD và không chỉ đạo ai làm việc này. Thực tình là không nhận đồng nào anh Sơn đưa cho. Đây là việc oan cho bị cáo. Mong HĐXX hết sức xem xét kỹ lưỡng cho bị cáo”.
Video đang HOT
Bị coi là đồng phạm với bị cáo Dũng về tội “Tham ô”, bị cáo Mai Văn Phúc đã bật khóc trước tòa và nói: “Bị cáo chỉ một lần được gặp ông Goh (Giám đốc Cty AP, bên bán ụ nổi 83M cho Vinalines) và không có bàn bạc gì. Quá trình từ khi triển khai dự án đến khi kết thúc dự án, bị cáo hoàn toàn không một lần nào khác gặp ông Goh và cũng không nhớ mặt… Bị cáo mới vừa về công ty được hai tháng trời đã phải ký trình rất nhiều, để dẫn tới ngày hôm nay bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa. Bị cáo cảm thấy thực lòng rất oan uổng cho bị cáo. Mong Tòa xem xét ai là người nhận số tiền đó. Nếu đã rõ ràng thì Tòa có buộc tội bị cáo nặng hơn gấp 10 lần, bị cáo cũng chấp nhận…”.
Sẽ có tình huống gay cấn ở phiên tòa phúc thẩm
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị Tòa sơ thẩm tuyên phải bồi thường, khắc phục hậu quả mỗi người 110 tỷ đồng cho hai tội “Tham ô” và “Cố ý làm trái”. Để đảm bảo thi hành án về dân sự thì Tòa cấp sơ thẩm cũng đã quyết định tiếp tục tạm giữ 3.900 USD mà cơ quan điều tra thu được khi bắt giữ bị cáo Dũng; tiếp tục kê biên ba căn nhà của bị cáo Dũng và một căn nhà của bị cáo Phúc. Như vậy, tính đến thời điểm kết thúc phiên tòa sơ thẩm thì cả bị cáo Dũng và Phúc đều chưa tự nguyên thực hiện bồi thường, khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, với việc gia đình bị cáo Dũng và Phúc nộp tiền sau phiên tòa sơ thẩm như trên thì hiện cũng chưa thể xác định rõ đây là khoản tiền khắc phục cho hành vi phạm tội “Tham ô” hay “Cố ý làm trái”? Một số luật sư cho rằng, để làm rõ nội dung trên thì tại phiên tòa phúc thẩm tới đây, cần hỏi bị cáo Dũng và Phúc để xem ý kiến chính thức của họ đối với khoản tiền mà gia đình bị cáo đã nộp. Nếu hai bị cáo này cho rằng đây là khoản tiền khắc phục hậu quả cho hành vi “Tham ô” thì tất nhiên họ phải nhận tội, vì phải có việc tham ô mới có chuyện nộp lại tiền.
Theo đánh giá của một luật sư, đây được coi là một tình huống khá hy hữu trong tố tụng và đẩy các bị cáo vào “thế khó”: tiếp tục chối tội “Tham ô” hay nhận tội và thực hiện khắc phục hậu quả để có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với hy vọng mong manh là được thoát án tử hình theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2001 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC?
Theo Hữu Tuấn
Pháp luật Việt Nam
Mẹ Dương Chí Dũng: Xin hãy bình tĩnh trước khi phán quyết sự sống của một con người
Hiện bà vẫn chưa biết gì về mức án 18 năm của Dương Tự Trọng mà cứ hi vọng con trai của mình sẽ chỉ phải đi tù khoảng 3-5 năm rồi về với bà.
Bên ngoài ngôi nhà của Dương Tự Trọng có tấm biển đề tên 2 ông bà: Ông Dương Khắc Thụ, bà Trần Thị Hương.
"Đơn xin cứu xét" được gửi đến các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí. Lá đơn kín 2 mặt giấy ngoài việc nói về gia cảnh còn mong các cơ quan pháp luật xác định thêm tình tiết để làm rõ hành vi tham ô của Dương Chí Dũng dù vụ án có chậm lại mấy tháng.
Cụ Trần Thị Hương (trú phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng), tự giới thiệu là mẹ đẻ của ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam và nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines), người vừa bị TAND Hà Nội kết án tử hình về hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà viết: "Chúng tôi hiện giấu bố các cháu về những sự việc đau đớn và khắc nghiệt này. Tôi sợ rằng, với bản chất của một lão thành cách mạng, kiên trung và nghiêm khắc với tất cả những gì làm ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, ông cụ sẽ không chịu nổi khi đã 90 tuổi".
Cựu đại tá Dương Khắc Thụ, nguyên giám đốc Công an Hải Phòng, là một trong những người có công lớn trong ngành công an giai đoạn trước. Ông nổi tiếng là người nghiêm khắc, mẫu mực.
Bà cụ viết thêm: "Tôi không dám bao che, chưa dám xin giảm án, mà chỉ xin các cơ quan hành pháp bình tĩnh trước khi phán quyết sự sống của một con người".
Bà trình bày một số ý kiến, mong muốn cơ quan pháp luật xác định thêm những tình tiết quan trọng của vụ án mà con trai mình đã đề nghị trong phiên xử sơ thẩm. Cụ thể như ai là người đại diện Vinalines thỏa thuận việc mua ụ nổi 83M tại Nga hay ai đã thỏa thuận với công ty AP (môi giới) về khoản tiền "lại quả" 1,66 triệu USD.
Cụ bà cũng mong muốn các cơ quan hành pháp chấp thuận đề nghị của ông Dũng được đối chất với giám đốc AP.
Bà Hương cho rằng "những nguyện vọng đó là chính đáng và cơ quan điều tra có thể làm rõ được".
Theo bà thì dù vụ án có chậm lại mấy tháng, thậm chí dài hơn nữa để xác định rõ thì cũng không ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật..
Cuối bức thư, cụ bà 83 tuổi trải lòng: "Dù lúc này đây, trái tim tôi tưởng chừng như không còn đập được nữa, tôi vẫn có niềm tin rằng nhất định mong ước đó sẽ thành hiện thực".
Theo Xahoi
Dương Chí Dũng: Con đường từ Cục Hàng hải tới trại giam Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang... Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ...