Gia đình điệp viên nước Mỹ Kỳ 2
Trong số tài liệu bị bán có cả những thông tin chi tiết về tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Hải quân Mỹ.
Cuộc hôn nhân không mấy tốt đẹp
Trước thềm thế kỷ 20, tại Scranton, bang Pennsylvania, nơi nổi tiếng và được coi là vương quốc than của cả nước vì vùng đất này nằm trên mỏ than lớn nhất từng được phát hiện ở Hoa Kỳ. Những người nhập cư từ Wales, Ai-len, Scotland, Đức, Ba Lan, Ý, Nga… tạo thành từng dòng người di cư lớn đổ về những khu công nghiệp nơi đây để tìm việc làm. Arthur Scaramuzzo là một trong số những người như thế. Nhập cư vào đây năm 1907 khi mới 16 tuổi, toàn bộ tài sản của cậu bé là một chiếc túi với vài manh áo. Cậu làm việc trong 1 mỏ đá và một năm sau đó đã trở thành ông chủ tại đây với số tài sản khếch sù. Cậu gặp một thiếu nữ rất xinh đẹp tên là Angelina. Hai người nhanh chóng tiến đến hôn nhân mặc dù thiếu nữ mới 14 tuổi. Cả hai chung sống hạnh phúc với nhau trong hơn 60 năm trời, và cái chết mới chia cắt được đôi lứa.
Những người trong dòng họ Scaramuzzo sống khá kín đáo và khiêm tốn. Họ sống hạnh phúc và bó hẹp trong một vài dãy nhà thờ nơi họ đã kết hôn. Tuy nhiên, con gái của Arthur Scaramuzzo là Margaret, tên thường gọi là Peggy, lại luôn mơ đến một cuộc sống thú vị hơn. Năm 1932, cô bị cuốn hút bởi một ca sỹ địa phương là James Vincent Walker. Hai người bị ngăn cản và phải tiến tới hôn nhân trong bí mật vào ngày 15/8/1934. Con trai của họ được sinh ngay 1 tháng sau đó và được đặt tên là Arthur James Walker.
Cuộc sống hôn nhân khó khăn về tài chính khiến James Walker phải xuống Washington D.C làm thêm và Peggy tiếp tục sinh con thứ hai là John Anthony Walker vào ngày 20/7/1937.
Video đang HOT
Sau một tai nạn xe hơi khá lớn, James Walker bị mất việc làm và bị buộc phải tuyên bố phá sản một công ty nhỏ mà mình mất bao công sức gầy dựng. Cả gia đình phải về nhà ngoại ở Scranton ở nhờ. James Walker ở lại trong một thời gian, nhưng cuối cùng từ bỏ vợ con, để lại một lá thư trên bàn ăn không có địa chỉ chuyển tiếp.
Trong khi anh trai, Arthur, là một sinh viên và vận động viên giỏi, được bình chọn là sinh viên xuất sắc nhất khi tốt nghiệp đại học vào năm 1952 thì John Walker Jr lại đi theo một con đường khác. Bị bắt vì tội trộm cắp ở một trạm xăng vào năm 1955, John được vị thẩm phán địa phương đưa ra 2 sự lựa chọn: đi tù hoặc vào quân đội. Ông anh Arthur, lúc này đã làm việc trong Hải Quân sau khi ra trường đã ra sức thuyết phục cậu em lì lợm của gia đình nên tận dụng cơ hội này để vào quân đội. Vào thời điểm đó, John Walker vừa tròn 18 tuổi. Và con đường bước vào Hải Quân Hoa Kỳ của John bắt đầu nhờ 1 vụ trộm.
Khi đóng quân ở Boston, John gặp Barbara Crowley tại 1 quán bar. 19 tuổi, lại là một trong bảy người con từ một gia đình lao động nghèo, nhưng điều đó không khiến Barbara mất đi vẻ kiêu sa vốn có. John thích điều đó. Họ bắt đầu hẹn hò và cô gái sớm mang thai. Giống như cha mình, John nhắm mắt kết hôn với Barbara vì thói đa tình. Đứa con đầu tiên của họ, Margaret Ann, được sinh ra vài tháng sau đó. Khi quân đoàn chuyển đến Norfolk, Virginia, John đã được chỉ định làm phát thanh viên trên một chiếc tàu ngầm. Barbara lại sinh thêm 1 cô con gái, Cynthia, và sau đó là Laura. John Walker thời gian sau đó trở nên rất vô tâm với gia đình, thường xuyên say xỉn. Trong lần hiếm hoi được ở nhà, Walker gọi con gái của mình là chó cái. Cố gắng níu giữ chồng, Barbara đã mang thai một lần nữa và vào ngày 2/11/1962, sinh một cậu con trai. John đã luôn luôn muốn có một đứa con trai và dự định đặt tên cho nó: John Walker… đệ tam. Nhưng Barbara, tức giận vì chồng vô tâm, đặt tên con trai là Michael Lance Walker.
Chính cuộc hôn nhân bế tắc, lại thêm những khó khăn chồng chất về tiền bạc đã khiến Walker đi tới con đường phản bội và tìm cách bán tài liệu cho KGB để có nhiều tiền.
Năm 1960, hạm tội tàu ngầm Hải quân được nâng cấp thành một hạm đội tàu chiến hạt nhân hiện đại và John Walker được giao phụ trách chiếc tàu US Andrew Jackson. Hai đầu bắn pháo của tàu nặng gần 3 tấn, bắn tên lửa loại Polaris A-3, có thể đạt một mục tiêu cách 3.000km. Một buổi sáng, John đã được báo cáo bí mật hàng đầu có chứa một danh sách của tất cả các mục tiêu hạt nhân của Mỹ. Sau này ông đã thừa nhận rằng suy nghĩ đầu tiên của ông là Liên Xô sẽ trả bao nhiêu tiền để có được một bản sao của con tàu này?
Theo 24h
Gia đình điệp viên nước Mỹ Kỳ 1
John Anthony Walker bí mật bán tài liệu quốc gia cho KGB trong 18 năm trời, lôi kéo cả gia đình tham gia hoạt động cho mình. Vụ bắt giữ điệp viên và toàn bộ mạng lưới của người này đã xé toang ảo tưởng một thời rằng nước Mỹ "miễn dịch" với việc làm gián điệp cho nước ngoài.
Cuộc giao dịch bất thành
Đêm 19/5/1985, John Anthony Walker lái xe dừng lại bên lề con đường vắng vẻ phía Bắc Washington D.C. Sau khi nhìn xung quanh không thấy bóng dáng của ai, ông ném chiếc túi đựng rác và giấy vụn trong đó xuống lề đường, bên cạnh chiếc cột có gắn bảng "Cấm săn bắn" và nhanh chóng lẩn vào bóng đêm.
Chiếc túi trông giống như một túi rác, không ai quan tâm và ném xuống lề đường nhưng thực ra bên trong đó là 129 tập tài liệu được phân loại của Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc túi làm bằng nhựa để bảo vệ những giấy tờ bên trong cho khỏi mưa.
Cùng lúc xảy ra sự việc Walker ném "túi rác" của mình thì một điệp viên trong tổ chức an ninh quốc gia KGB của Liên Xô cũng dừng lại ven đường, cách chỗ Walker tầm 4km, để lại chiếc túi của mình và đi khuất. Chiếc túi này đựng 200.000 đô là, tờn tờ 50 đô la và 100 đô la. Đây là cách thức trao đổi tài liệu tưởng như vô cùng đơn giản nhưng rất thông minh và hiệu quả giữa Walker và điệp viên của tổ chức KGB. Một bên bán tài liệu mật, một bên trả tiền và họ không bao giờ gặp mặt đối mặt với nhau nhờ phương thức này.
Vị trí John Walker để lại túi hồ sơ mật cho điệp viên KGB
Sau khi bỏ lại gói tài liệu về Hải quân đánh cặp được, Walker lái xe về hướng Bắc nơi điệp viên KGB để lại chiếc túi. Cùng lúc đó thì điệp viên này lái về hướng Nam để có được túi hồ sơ mật mà điệp viên Walker để lại. Nhưng cả John và điệp viên KGB khi tới nơi đều không lấy chiếc túi mà mình cần. Dường như tổ chức FBI đã phát hiện ra được kẻ phản bội và ra tay can thiệp?
Lần đầu tiên phản bội
Cuối năm 1967, vì những lý do rất bất ngờ mà John trở thành một người phản bội đất nước, trở thành điệp viên cho tổ chức an ninh quốc gia KGB của Liên Xô một cách hoàn toàn chủ động và tự nguyện. Walker đánh cắp bộ mã sử dụng cho loại mày giải mã KL-47, loại máy sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ. Anh ta rất bình thản photo tập tài liệu này và bước ra khỏi phòng trực một cách rất tự nhiên như ngày thường khiến không một nhân viên bảo vệ nào nghi ngờ. Sau đó, Walker lái xe thẳng tới đại sứ quán Liên Xô tại thủ đô Washington, cách Nhà Trắng gần 4 dãy phố. Lấy hết cản đảm, vị khách không mời này lái xe lao nhanh vào đại sứ quán khiến nhân viên lễ tân cũng phải giật mình.
Vội vã yêu cầu gặp người chỉ huy ở đó, John Walker đã thẳng thắn đưa ra lời giới thiệu và đề nghị gây choáng váng: "Tôi quan tâm tới việc bán các tài liệu mật của chính phủ Mỹ cho các ông. Tôi mang ở đây một tài liệu mẫu".
Người chỉ huy lạnh lùng bỏ đi cùng với tập tài liệu của Walker, một lát sau trở lại với thái độ hoàn toàn trái ngược. Không ai có thể cưỡng lại một món quà trời ban khi đối thủ tự nhiên mang tài liệu tới bán cho mình. Người này vồn vã nói với Walker: "Chúng tôi rất cần những loại tài liệu như thế này và lấy làm hân hạnh được gặp anh. Chúng tôi muốn có thêm nữa".
Sau khi được hỏi về động cơ để có được hành động liều lĩnh có một không hai này, Walker trả lời đơn giản động cơ thuần tuý của anh ta là tiền.
Walker đề xuất mỗi tuần được hưởng từ 500 - 1000 đô là mỗi tuần và đã được đồng ý. Ngược lại, nhiệm vụ của anh ta là chuẩn bị một danh mục các bộ mã mà anh ta phải đánh cắp và đưa lại cho KGB. Họ hẹn gặp lại 2 tuần sau tại một trung tâm mua sắm ở ngoại ô. Walker sẽ gập một tờ tạp chí Time dưới cánh tay phải để làm ám hiệu.
Một nhân viên hướng dẫn Walker cách lập hòm thư chết. Sau đó, người ta đưa anh ta một phong bì đầy tiền và dẫn đi vòng quanh các hành lang. Ở đây, Walker được yêu cầu mặc một chiếc áo khoác dài và đội một chiếc mũ rộng vành. Ngay sau đó, người ta đẩy anh ta vào ghế sau một chiếc ôtô đang đậu ở dưới tầng hầm của sứ quán. Vòng vèo hơn một giờ đồng hồ qua các con phố, John được thả xuống khu vực dân cư sinh sống. Khuất bóng chiếc xe của Đại sứ quán Liên Xô, John bắt đầu đếm tiền.
Sau lần gặp đầu tiên và cũng là duy nhất ấy, mọi liên lạc tiếp theo trong suốt 18 năm sau của 2 người này chỉ là giao dịch tại những nơi đã có điểm hẹn, được gọi là những điểm "giao dịch chết". Tất cả các trao đổi được thực hiện thông qua "điểm hẹn chết". Và việc này đã được duy trì thành công trong 18 năm. Walker đã trở thành một tay gián điệp lão luyện và rất được KGB tin tưởng.
Theo 24h