Gia đình dắt díu nhau đi lấy chồng Hàn
Không ít cô gái độ xuân xanh chấp nhận mình là một “món hàng”, mua đi bán lại của giới “cò” và những gã đàn ông ngoại quốc chỉ với khát vọng đổi đời.
Môt cô gai đươc me đưa vao tân phong phong vân đê thi tuyên lây chông Han Quôc.
“Nghề” lấy chồng hay “ bán dâm nhân ngãi”?
Tiếp xúc với những cô gái trẻ đến từ nhiều tỉnh phía Bắc “tụ hội” về mảnh đất Thuỷ Nguyên ( TP.Hải Phòng), chúng tôi giật mình bởi những suy nghĩ rất ngô nghê của họ. Tôi gặp V., cô gái sinh năm 1993, quê Quảng Ninh đang ở tại nhà “cò” L. trong thời gian chờ “xuất ngoại”. Nói chuyện với tôi, V. bảo đã sống ở đây được gần ba tháng. Hai tháng trước, cô may mắn nhận được cái gật đầu của rể Hàn Quốc và đã làm đám cưới. Hiện nay, V. đang học lớp tiếng Hàn cấp tốc để ngoài Tết Âm lịch nhà chồng sẽ sang đón. “Em muốn lấy chồng Hàn Quốc vì ở nhà khổ quá. Sang bên kia sẽ có cuộc sống sung sướng hơn mà lại có thể giúp đỡ được gia đình”, V. chia sẻ.
Được biết, trước khi về Thuỷ Nguyên dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc, V. đã có thời gian làm công nhân ở một công ty may mặc khu vực Sài Đồng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở quê, mẹ cô thấy gia đình hàng xóm phát tài từ việc có con lấy chồng Hàn Quốc, nên nhờ mối quen cho V. sang xứ Kim Chi để làm giàu. Ban đầu V. cũng nhất quyết phản đối nhưng nhìn lại phía sau thấy mấy đứa em nhỏ nheo nhóc đang tuổi ăn học nên cũng đánh liều đồng ý. Những ngày đến Hải Phòng, vào “chợ tình”, cô vừa hồi hộp vừa lo sợ. Tuy nhiên, đi nhiều hóa quen, V. tạo cho mình cái vỏ bọc bên ngoài vừa hiền, vừa “ngu” để đánh lừa và “lấy điểm” từ chồng Hàn.
Gã đàn ông chọn V. năm nay đã 53 tuổi. Lần gặp mặt đầu tiên tại nhà hàng T.V., mới bước chân vào phòng phỏng vấn, gã nhìn chằm chằm vào V. như muốn “ăn tươi, nuốt sống”. V. cho biết, cho đến lúc này, sau khi đã làm đám cưới “thần tốc” và “động phòng” với chồng Hàn nhưng ý nghĩ về việc là gái có chồng dường như vẫn còn xa lạ với cô. Ở Việt Nam, nhận tiền từ chồng ngoại, cô thoải mái ăn chơi để mấy tháng nữa sang Hàn Quốc “chơi canh bạc” hôn nhân.
Cầm chiếc điện thoại đắt tiền trên tay, V. khoe với tôi rằng, đó là quà của chồng Hàn tặng. Sau một thời gian học tiếng Hàn, hiện tại cô có thể giao tiếp được những từ cơ bản. Theo lời cô gái trẻ này, nếu dâu Việt không biết tiếng Hàn thì mọi giao dịch đều phải qua “cò”. Nhiều khi “cò” sẽ lợi dụng dâu Việt để bòn rút tiền của rể Hàn Quốc.
Hiện nay, có việc gì quan trọng hoặc hết tiền, cô đều trực tiếp gọi điện cho rể Hàn gửi tiền về. V. kể: “Nhiều “cò” lợi dụng dâu không biết tiếng, suốt ngày gọi điện cho rể để yêu cầu gửi tiền về qua tài khoản của “cò”. Tuy nhiên, “cò” chỉ đưa cho dâu một nửa, còn một nửa giữ lại. Vì đã trót đâm lao nên phải theo lao, rể cũng miễn cưỡng đồng ý. Nhưng sau này, khi cô dâu đã sang bên ấy, xót tiền, rể mới bắt đầu tra hỏi, thậm chí là bạo hành. Nhiều cô gái lâm vào tình cảnh đó mới biết được cách kiếm tiền tàn nhẫn của “cò”.
V. còn bật mí cho tôi biết, mười cô dâu Việt sang Hàn chỉ có một người được sung sướng như mình mong đợi và có ý định sẽ định cư. Trong khi đó, chín người còn lại sống bằng khát vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để gửi về quê nhà. Bên cạnh đó, V. cũng từng chứng kiến những cô gái ê chề bị “bỏ bom” ngay ở đất Thủy Nguyên. Nhiều trường hợp rể Hàn Quốc sau khi làm đám cưới xong, đưa cô dâu đi khách sạn và động phòng nhưng sau đó bặt vô âm tín. Họ chỉ trả lời với bên môi giới là không thích lấy con gái Việt Nam nữa. Ề chề, nhục nhã nhưng nhiều cô lại sửa sang quần áo để tìm kiếm may mắn cho lần sau.
Video đang HOT
Mẹ dẫn con, chị dẫn em đi tuyển chồng Hàn
Tại “chợ tình” Thủy Nguyên, tất cả những ai trong đường dây tuyển chồng Hàn Quốc và người nhà của dâu Việt đều khắc sâu trong ý nghĩ lấy chồng ngoại quốc là một… cái “nghề”. Người ta thoải mái bình phẩm về hình dáng, nghề nghiệp và khả năng chăn gối của từng gã đàn ông Hàn. Họ cho rằng, việc được chọn để làm dâu là điều gì đó hãnh diện và may mắn lắm. Bởi có giấy kết hôn đồng nghĩa với việc có cơ hội đổi đời. Một tương lai không biết trước đánh đổi bởi cuộc kết hôn không tình yêu của một cô gái trẻ.
Ngồi trước mặt tôi là T., một cô gái sinh năm 1990 quê ở Bắc Giang. Mới xuống Thủy Nguyên được hơn một tháng nhưng cô biết được tất cả địa điểm của các phiên “chợ tình”. Được biết, ở quê, T. cũng có một vài người bạn bằng tuổi đã “xuất ngoại” sang Hàn. Cười hồn nhiên, T. hóm hỉnh nói với tôi: “Thật ra, lấy chồng nước ngoài cũng như đánh bạc ấy chị ạ, may thì rơi vào một gia đình tử tế, không thì khổ lắm. Trước đây bạn em đi tuyển, phiên dịch giới thiệu là nhà chồng rất giàu, có cửa hàng điện tử ở thành phố. Nhưng sang đến nơi mới biết, nhà chồng ở mãi trên vùng cao như kiểu Mù Cang Chải (Yên Bái) vậy. Hàng ngày, bạn em phải đi chăn mấy chục bò. Tuy nhiên, em vẫn hy vọng rằng, người mà mình lấy sẽ ở thành phố và có nhiều tiền”.
Hôm nào đàn ông Hàn sang tuyển vợ, mẹ T. được “cò” báo trước. Bà lại bắt xe từ Bắc Giang xuống Thủy Nguyên để tận tay dắt con mình vào phòng tuyển chồng. Thậm chí, để cạnh tranh với hàng chục đối thủ khác, bà còn tìm cách “ngoại giao” với người phiên dịch để được nói tốt trước mặt trai Hàn. Sau này, tôi mới hiểu được, sở dĩ người mẹ này rốt ráo cho con “xuất khẩu” như vậy là vì khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, con bà nghiễm nhiên là người Hàn Quốc. Đó chính là “tấm vé vàng” có thể bảo lãnh được hai người em trai của T. sang Hàn Quốc để lao động mà không tốn một chút chi phí nào cho môi giới. Sau khi các em T. hết hạn lao động, họ sẽ về trước và T. cũng tìm mọi cách để ly hôn chồng.
Vay tiền để đi… “ứng tuyển”
Có lẽ, vì coi lấy chồng Hàn Quốc là một… nghề nên các cô gái Việt bỏ qua liêm sỉ và kiên trì bám trụ đến cùng. Nhiều cô gái mười lần tuyển, mười lần ra về trong tay trắng nhưng vẫn quyết đạt được mục đích của mình. L.T.A., quê Quảng Ninh, một cô gái đi ứng tuyển làm dâu lần thứ bốn cho tôi biết: “Ba lần trước đến nhà hàng T.V. em không được chọn vì chê gầy quá. Trai Hàn Quốc thích những cô gái có da thịt một chút. Để có tiền ăn, thuê nhà trọ, mẹ em phải đi vay mượn khắp làng. Từ hôm xuống đây, ngày nào mẹ em cũng gọi điện hỏibao giờ mới được cưới. Hơn tháng nay, em uống sữa để mong béo lên nhưng mãi chẳng lên cân. Nếu không lấy được chồng Hàn, phải về quê, lấy đâu ra tiền trả nợ”.
Nghe câu trả lời của A. tôi thấy khá bàng hoàng. Thì ra, vẫn có nhiều cô gái chấp nhận cuộc hôn nhân đầy sự đổi chác này chỉ vì hai chữ kim tiền. Tuy nhiên, họ lại không hiểu rằng, sự đánh đổi đó là quá mong manh và tiềm ẩn nhiều bất trắc. Sau khi ngồi nghe câu chuyện giữa tôi và A. một “cò” chép miệng: “Ở Hàn Quốc, đàn ông kết hôn rất khó khăn vì phải bỏ ra khoản tiền khổng lồ nên người ta có xu hướng sang Việt Nam tìm vợ. Có khi, một gia đình có ba anh em trai dồn tiền chung để cho một người lấy vợ. Sau đó, cô dâu Việt bị ba anh em Hàn “dùng” chung. Khổ quá, có cô dâu gọi điện đến Đại sứ quán cầu cứu, được trở về Việt Nam với hình hài tiều tuỵ, khủng hoảng trầm trọng tinh thần. Tuy nhiên, trong 100 người thì cũng có một vài cô ăn sung, mặc sướng, gửi cả “tấn tiền” về cho gia đình. Chính vì thế, đối với những cô gái chân lấm tay bùn, ít học, Hàn Quốc vẫn là “mảnh đất hứa”.
Những “trái non” bị ép chín
Nói chuyện với tôi, V. lắc đầu cho biết, có những cô gái chỉ mới vừa tốt nghiệp cấp ba, ăn chưa no lo chưa tới, nhìn “xì tin” lắm. Vào nơi tuyển chồng mà còn phồng má chụp ảnh về đưa lên mạng xã hội để khoe bạn bè. Nhưng nếu trúng dâu, “cò” bắt “chín ép” bằng cách làm lại giấy tờ để rể Hàn không chê trẻ con. Tôi hỏi V. đã có trường hợp nào bị phát hiện gian lận giấy tờ? V. thản nhiên trả lời: “Người ta (tức “cò”) sẽ lo cho dâu hết từ A – Z. Công việc của dâu chỉ là trúng tuyển, nộp tiền và chuẩn bị hành lý đi làm dâu xứ người”.
Theo Xahoi
Bắt đền chủ tịch xã vì... ế vợ
Chuyện cười ra nước mắt này xảy ra ở huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Trước kia chỉ có xã Lập Lễ (Thủy Nguyên) "nổi tiếng" vì phụ nữ lấy chống ngoại thì nay thực tế này đã lan ra nhiều xã ở Hải Phòng.
Gái làng "theo chồng bỏ cuộc chơi"...
Gia đình ông N.V.H ở thôn Quần Mục (xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy) bỗng dưng... nổi tiếng vì sự kiện ông lên tận UBND xã... bắt đền chủ tịch vì đứa con trai duy nhất không lấy được vợ. Chuyện là anh T con trai ông H bị người yêu bỏ đi lấy chồng Hàn Quốc khi họ sắp đến ngày dạm hỏi.
Thời điểm đó, anh T đang đi biển để gom góp tiền cưới vợ. Hồ hởi mang tiền về quê, anh nghe tin người yêu bỏ đi lấy chồng nước ngoài. Vậy là mối tình đẹp kéo dài 2 năm trời của anh T coi như tan tành. Người yêu anh chỉ nói một lời xin lỗi rồi theo anh chồng Hàn Quốc to béo về xứ người. Anh T thất vọng và chán nản nên lại lao vào những chuyến đi biển biền biệt.
Về nhà, bố mẹ đã già nên giục anh lấy vợ nhưng anh chẳng thể nào quên được mối tình đầu của mình và cũng đã 35 tuổi, cái tuổi chẳng buồn tán gái mà cũng chẳng còn cô gái nào ở làng để tán. Ông H giục giã thế nào anh T cũng lặng thinh.
Nhà chỉ có độc đinh, ông H lo lắng đứng ngồi không yên, bức xúc quá, ông chạy lên UBND xã làm ầm ĩ, "bắt đền" xã về việc để gái làng đi lấy chồng nước ngoài hết. Chủ tịch UBND xã Đại Hợp, bà Phạm Thị Thúy chỉ biết an ủi và khuyên ông bình tĩnh về nhà tìm phương án lấy vợ xa cho con vì xã cũng bó tay.
Kể về nỗi bức xúc "chính đáng" này, bà Phạm Thị Thúy chia sẻ: Xã Đại Hợp hiện có tới 800 cô gái lấy chồng nước ngoài. Trong đó có nhiều gia đình có tới 3-4 con gái xuất ngoại. Xã đã tính chi li: 6% gia đình có 2 con lấy chồng nước ngoài, 1,4% gia đình có 3 con lấy chồng nước ngoài, và 1,4% gia đình có 4 con lấy chồng nước ngoài.
Cán bộ tư pháp xã Phả Lễ, Thủy Nguyên bên chồng hồ sơ các cô gái làm thủ tục lấy chồng nước ngoài
Sự khan hiếm phụ nữ tác động đến quy luật cung - cầu trong việc tìm kiếm bạn đời của nam giới ở xã. Hiện, cứ 1 nam giới lấy vợ cùng xã thì có 2 nam giới lấy vợ ngoài xã. UBND xã rất đau đầu nhưng không có cách nào để níu kéo con gái làng ở lại được bởi hôn nhân là quyền tự do của mỗi người.
Lo ngại thành phong trào
Tại Hải Phòng trước kia chỉ có xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) và Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên) có nhiều cô gái lấy chồng nước ngoài, thì hiện đã lan ra nhiều xã khác và trở thành phong trào ở các làng quê như ở xã Phục Lễ, Phả Lễ (Thủy Nguyên), xã Đoàn Xá, Tú Sơn (Kiến Thụy)... Người ta chỉ biết rằng con gái ở các vùng quê này đắt chồng đến nỗi vừa lớn lên, người làng chưa kịp nhìn kỹ nó xấu đẹp thế nào đã vội theo chồng về xứ người.
Phong trào lấy chồng nước ngoài ở Lập Lễ có từ năm 2001 và giờ vẫn còn rầm rộ. Phải tới gần 80% con gái ở cùng lứa tuổi đi lấy chồng nước ngoài theo hình thức tuyển chồng. Chị Vũ Thị Ngọt
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lập Lễ
Bí thư Đoàn xã Lập Lễ, anh Vũ Hồng Hà cũng cho biết, 80% gái làng lấy chồng nước ngoài. Vì thế, làng chỉ còn lại toàn... đàn ông, trai làng chủ yếu lấy vợ ở các nơi khác, nhất là các tỉnh vùng cao. Ngay cả phong trào Đoàn, khi cần có con gái cũng phải sang xã bên mượn.
Chính vì con gái đi hết, ở xã Đại Hợp lại phát sinh tình huống mới là một số bà mẹ ở cái tuổi ngoại tứ tuần vẫn mang bầu đẻ thêm để bù con. Bà Hoàng Thị Nhuần, cán bộ phụ nữ xã Đại Hợp cho biết: "Nếu thống kê ra thì bây giờ ở xã tỷ lệ nam, đặc biệt là nam thanh niên trong độ tuổi lấy vợ so với nữ chênh lệch ngất ngưởng. Dường như chỉ còn lại đàn ông trong làng thôi. Vì thế, một số chị em đã U40, đã có cháu ngoại lại tiếp tục... đẻ để nhà đỡ quạnh".
Chính vì không có con gái để lấy vợ nên thanh niên ở các xã Lập Lễ, Phục Lễ, Đại Hợp... đã đến tuổi băm rồi mà vẫn ngậm ngùi vì chưa tìm được mối. Cảnh "vườn không nhà trống" chẳng còn gì lạ ở các làng quê này. Việc lấy vợ của trai làng thực sự là một con đường gian nan. Hiện nay, độ tuổi lấy vợ của trai làng thường cao hơn các nơi khác, thường là ở tuổi 30.
Những cuộc hôn nhân của trai làng chủ yếu do mai mối với con gái ở những vùng quê khác và đều lo lắng tới mức quen nhanh, lấy gấp. Như trường hợp anh H, 24 tuổi ở gần UBND xã Phục Lễ mới vừa được bà cô giới thiệu cho cô cháu họ ở xã Minh Tân cùng huyện được 2 tháng đã đòi kết hôn. Anh H bảo "lấy vợ phải lấy liền tay" không lại ế vợ giống các anh lớn tuổi thì gay go.
Thực tế tại các xã này, lãnh đạo xã cũng bất lực, bởi "không có luật nào cấm gái làng lấy chồng nước ngoài". Hơn nữa, ngay cả con các vị lãnh đạo xã cũng lấy chồng nước ngoài như trường hợp con gái ông Chủ tịch UBND xã Lập Lễ. Người ta lo ngại, nếu tỷ lệ trai gái không cân bằng, sẽ có lúc xảy ra những vấn đề phức tạp hơn...
Đừng nên trách chị em Phụ nữ đổ xô đi lấy chồng nước ngoài là hiện tượng nhiều năm nay ở một số vùng như Hải Phòng, Hải Dương, ĐBSCL. Tính từ năm 1998 đến nay đã có hơn 300.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài và số lượng ngày càng tăng. Chính vì vậy, không nên nhìn nhận đây là sự a dua theo phong trào mà cần thấy rằng đó là sự lựa chọn, sự thay đổi về quan niệm, giá trị về hôn nhân của phụ nữ thời nay. Đa số các cô gái không bồng bột, bị rủ rê lôi kéo mà họ đã có sự lựa chọn, chủ động chuẩn bị trước khi tìm chồng nước ngoài (đi học tiếng, học nấu ăn, học văn hóa nước bạn). Vì thế, đánh giá họ tham vàng bỏ ngãi là chưa chính xác. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học lao động - xã hội tại 7 tỉnh, thành có đông phụ nữ lấy chồng nước ngoài mới đây nhất cho thấy, có tới 83,6% cô dâu Việt Nam hài lòng với hôn nhân. Chỉ số ít bị lừa gạt lấy phải người chồng không như mong muốn, chịu cảnh bạo lực hay bị bán làm mại dâm... Đừng trách chị em mà phải tìm giải pháp tổng thế nhiều mặt, cải thiện cuộc sống cho người dân thì mới "giữ chân" họ được. Không thể chỉ đổ lỗi cho phụ nữ "ham tiền" mà không nhìn nhận ra những nguyên nhân "nội tại" từ xã hội và ngay cả nam giới trong nước. Nếu những phụ nữ đó ổn định nghề nghiệp, có kinh tế, tìm được người chồng yêu thương, trân trọng mình thì sẽ chẳng ai muốn bỏ đi xứ người làm gì. Nếu những người đàn ông biết nhìn nhận lại hành vi của mình, đối xử có tình, giảm bớt bạo lực, yêu thương vợ con, sẽ nhiều phụ nữ thích xây dựng gia đình tại quê hương.
Bà Lê Thị Quý - Giám đốc TT Nghiên cứu giới và phụ nữ
Theo 24h
Người cha cắn ngón tay lấy máu viết đơn kêu oan cho con trai Chỉ có niềm tin mãnh liệt vào sự vô tội của đứa con trai mình, người cha già mới làm được một điều không tưởng như thế... Gần 5 năm trời long đong hết cơ quan này đến cơ quan khác kêu oan nhưng đứa con yêu thương vẫn chịu cảnh tù đày. Nuốt đau đớn vào lòng, cha tử tù Nguyễn Văn...