Gia đình Công Phượng ‘trưng’ giấy khai sinh gốc
Nghi án gian lận tuổi của CP10 dần được làm sáng tỏ khi VFF cử đoàn thanh tra tới Nghệ An.
Câu chuyện “tuổi thật – tuổi giả” của tiền đạo Công Phượng đang có những diễn biến mới theo hướng có lợi cho anh. Theo đó, gia đình anh vừa đưa ra bằng chứng mới nhất cho thấy anh sinh năm 1995 chứ không phải 1993 như một số cơ quan truyền thông nghi vấn.
Ông Nguyễn Công Bảy và giấy khai sinh gốc của con trai. Ảnh: NH.
Giấy tờ mới nhất mà gia đình và HAGL đưa ra trước công luận để phản bác việc CP10 “gian tuổi” là bản gốc giấy khai sinh. Trong tờ giấy đã ố vàng, được lưu trữ ở UBND xã Mỹ Sơn (Đô Lương, Nghệ An) do ông Nguyễn Công Bảy (bố Công Phượng) đứng khai nhận, tiền đạo này sinh ngày 21/1/1995, tại xóm 6, xã Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Giấy khai sinh gốc làm ở thời điểm 20/10/1995.
Đây là ngày tháng năm sinh của Công Phượng sử dụng lâu nay trong tất cả loại giấy tờ của mình. Trước đó, phía CLB HAGL cũng cung cấp đầy đủ loại giấy tờ khác liên quan đến việc Phượng sinh ngày 21/1/1995 theo đúng giấy khai sinh gốc. Ngoài ra, một yếu tố khác để tham khảo là người anh ngay trên của CP10 sinh năm 1993 (đã qua đời) nên việc bà Hoa (mẹ Phượng) không thể sinh cả hai anh em trong thời gian ngắn như vậy.
Video đang HOT
Riêng về chi tiết “khai lại năm 1995″ khiến dư luận cho rằng Công Phượng được “sửa tuổi” từ 1993 thành 1995, phía xã Mỹ Sơn cho biết đó chỉ là do “nhầm lẫn, bất cập” của cán bộ hộ tịch trong quá trình làm lại giấy khai sinh mới của rất nhiều người dân trong xã. Do “nhằm lẫn, bất cập”, trong cuốn sổ các thành viên gia đình Công Phượng không có tên Công Khoa (người anh sinh năm 1993 và đã mất của gia đình) và tên Công Phượng được viết đè lên. Cũng từ chính chi tiết này mà CP10 bị cuốn vào những ồn ào vừa qua về “tuổi thật – tuổi giả” của anh.
Gia đình và UBND xã Mỹ Sơn đã đưa ra những bằng chứng khá thuyết phục nhưng câu chuyện về tuổi của cầu thủ trẻ sáng giá của bóng đá Việt Nam chưa dừng lại. Hôm nay, VFF cử đoàn thanh tra về Nghệ An để tìm hiểu và làm rõ thông tin về tuổi của anh nhằm trả lời chính thức với công luận. Đoàn do ông Nguyễn Nam Hùng (đại diện văn phòng VFF phía Nam) và Trưởng ban kỷ luật VFF Hải Hường đứng đầu.
Ngoài ra, phía CLB HAGL cũng muốn làm rõ thông tin về tuổi của Công Phượng nhằm tránh những ảnh hưởng tới bản thân cầu thủ này cũng như CLB. Hiện nay, tiền đạo xứ Nghệ đang cùng các đồng đội tập luyện cùng CLB chuẩn bị cho V-League 2015, sau khi kế hoạch dự giải sinh viên Đông Nam Á vào giữa tháng 12 bị hủy bỏ.
Cách đây vài ngày, từ thông tin điều tra của một tờ báo chuyên thể thao với nghi án về tuổi thật của cầu thủ, dư luận xôn xao với chủ đề CP10 19 hay 21 tuổi. Những ngày tiếp theo, có thêm nhiều chứng cứ khẳng định Công Phượng sinh năm 1995 chứ không phải 1993 như một số nơi nghi ngờ hay đề cập.
Theo VNE
Nơi đặt tên con gái đặc biệt nhất Hà Nội
Có câu "Phép vua thua lệ làng", ở một số xã như Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai), Hà Nội con gái không mang họ cha như thông lệ, mà lấy tên đệm của cha làm họ cho mình...
Với những người dân ở các địa phương này, ai cũng cho rằng họ của mình là chữ ở giữa (tên đệm) chứ không phải chữ đầu tiên (tên họ). Báo Đất Việt dẫn lời ông Lê Văn Tân - trưởng một thôn ở xã Cộng Hòa: "Lê đứng đầu nhưng theo cách nghĩ của người dân ở đây thì Văn mới là họ, còn Lê chỉ là đệm. Chính vì thế khi lấy họ cho con gái là Văn thì cũng chẳng có gì sai" (?).
Trên tờ Sức khỏe đời sống, ông đồ Nghiêm Quốc Đạt lại dẫn chứng: "Ví dụ, một ông có tên Nguyễn Đăng Vĩ, con trai ông ta vẫn lấy Nguyễn Đăng Huy, Nguyễn Đăng Ngọc tùy ý. Nhưng là con gái, lại phải lấy thành Đăng Thị Hạnh chẳng hạn".
Việc vận động các bậc cha mẹ đặt tên con gái theo họ cha ở các xã Sơn Đồng hay Cộng Hòa là cả một vấn đề
Ở những xã kể trên, người ta không khó để bắt gặp những người phụ nữ có cái tên nghe lạ lẫm như: "Sỹ Thị...", "Đăng Thị...", "Quý Thị...", "Đắc Thị...", "Văn Thị..." v.v.
Giải thích về tục lệ kỳ lạ này, ông Đạt - một người chép sử của làng nói rằng: Xuất phát từ việc các cụ ngày xưa thay tên đổi họ do chiến tranh, địch họa nhằm tránh bị đánh, giết. Mặt khác, cha mẹ luôn muốn con cái sinh ra phải nhớ lấy cội nguồn, gốc rễ. Đàn bà chính là nguồn (do ảnh hưởng từ chế độ mẫu hệ), đàn ông là cội. Con trai lấy họ cha để giữ cội, con gái mang tên đệm cha làm họ để giữ nguồn...
Đặc biệt, những phụ nữ ở xã Sơn Đồng và Cộng Hòa, nhất là những gia đình truyền thống làm nông nghiệp hay nghề phụ đều khăng khăng họ của mình là từ đứng thứ hai chứ không phải đầu tiên trong tên cha.
"Ông Nguyễn Đăng Tân, Trưởng phòng Tư pháp xã Sơn Đồng, cho biết, mỗi khi có cặp vợ chồng mới sinh con gái tới làm thủ tục, ông đều khuyên họ nên lấy họ cha cho con. Nhưng "người dân cho rằng họ của mình là từ đứng thứ hai chứ không phải đứng đầu tiên nên họ không nghe, đặc biệt là những gia đình làm ruộng và nghề phụ",ông Tân than thở..." Thông tin trên báo Đất Việt.
Chính việc đặt tên không giống ai này đã mang lại rắc rối cho những người dân xuất thân từ những địa phương nói trên khi họ đi công tác, làm việc, thậm chí là những em học sinh, sinh viên còn đang đi học.
Như Sơn Đồng vốn là một xã có truyền thống học tập tốt. Song chính vì tục lệ lạ lùng trên mà nhiều học sinh, sinh viên nữ "phát khóc" vì rất nhiều thủ tục pháp lý có liên quan đến lý lịch, hộ khẩu. Trong các trường hợp thực tiễn, khi con gái không mang họ cha như thông lệ, một câu hỏi lớn sẽ được đặt ra. Và lập tức, cô gái sẽ bị rà soát lại lý lịch. Cô giáo Đức Thị Thanh Hiền, một giáo viên trẻ ở trường tiểu học Sơn Đồng đã gặp phải rắc rối lớn với chính cái tên lạ lẫm của mình, và bỏ lỡ một suất học bổng nước ngoài lớn. Trường hợp được tờ Sức khỏe đời sống dẫn chứng.
Báo Đất Việt cũng dẫn lời nguyên Bí thư huyện Hoài Đức, ông Nguyễn Trọng Trúc về vấn đề này. Ông cho rằng, cách đặt tên họ cho con gái như ở Sơn Đồng rõ ràng là không giống với các địa phương khác, song không dễ để chính quyền địa phương "ép" người dân có thể thay đổi một tập tục dường như đã "ngấm vào máu".
Theo thông tin từ báo giới trong nước, chính quyền các xã nói trên cũng tích cực vận động người dân địa phương họ đặt tên cho con gái theo đúng họ cha, nhằm tránh những bất cập trong thủ tục hành chính về sau. Do đó, nhiều năm gần đây, các trường hợp lấy tên đệm cha làm họ cho con gái đã giảm đáng kể.
Ngoài ra, các nhà soạn thảo luật cũng kiến nghị đưa vào Luật hộ tịch những điều thống nhất để xác định họ, dân tộc sao cho phù hợp với tập quán, truyền thống mà vẫn đảm bảo đúng quy định, pháp luật.
Theo Đại Lộ
Căn cước công dân không thể thay giấy khai sinh Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết giấy khai sinh có giá trị toàn cầu, còn thẻ căn cước công dân chỉ là giấy thông hành đi lại trong nước. - Luật căn cước quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi, còn luật hộ tịch vẫn muốn...