Gia đình Công Phượng bán trâu trả nợ
Vì thiếu tiền xây nhà, bố mẹ cựu thủ quân đội U19 Việt Nam phải bán bớt một con trâu để trả nợ tiền vật liệu.
Ngôi nhà mới xây của bố mẹ Công Phượng. Ảnh: Song Gia.
Trước đây, gia đình Công Phượng thuộc hộ nghèo nhất xã Mỹ Sơn, Huyện Đô Lượng, Nghệ An. Mẹ đau yếu liên miên, còn bố làm thợ xây nhưng cũng bị bệnh vì tuổi già nên ít khi đi làm. Các anh chị của Công Phượng đều yên bề gia thất lại ở xa, phải lo cho gia đình riêng. Cuộc sống chủ yếu trông vào mấy thửa ruộng.
Gần một năm trước, gia đình ông Nguyễn Công Bảy ở trong một ngôi nhà chật hẹp, xiêu vẹo, dột nát. Thậm chí, trong nhà không có một chiếc tivi để xem con trai thi đấu. Vì thế, các đồng đội ở U19 Việt Nam đã góp tiền mua tặng một chiếc tivi nhỏ để khi nào Công Phượng thi đấu, gia đình có điều kiện theo dõi.
Gần đây, khi bắt đầu có chút tiền thưởng, Công Phượng đã tích góp về phụ bố mẹ. Sau đó, bầu Đức cũng đã hỗ trợ gia đình một phần nhỏ để xây nhà mới. “Hàng xóm và anh em góp ý tôi nên xây nhà lại để có chỗ chui ra chui vào lúc mưa bão, vì thế, tôi mới quyết định làm”, ông Bảy chia sẻ. “Có nhiều người nói tôi xây nhà tiền tỷ nhưng làm gì có, nhà xây chưa đầy 200 triệu. Tiền công thì toàn hàng xóm, anh em, con cháu phụ giúp. Tôi chỉ tốn tiền vật liệu thôi”.
Video đang HOT
Ông Bảy cho biết, ngôi nhà ông xây chỉ gần 200 triệu chứ không phải tiền tỷ như đồn thổi. Ảnh: Song Gia.
Ngôi nhà mới của bố mẹ Công Phượng khá khang trang với ba gian, một phòng lồi, lợp bằng tôn. “Người ta nói ra nói vào rằng, tiền xây nhà là của Công Phượng và HAGL hết, nhưng không đúng như thế đâu. Phượng còn đi học, tiền làm gì có nhiều, còn ban lãnh đạo HAGL cũng phụ một ít thôi”, ông Bảy nói.
Chỉ lên mái tôn trước hiên nhà, bố Công Phượng cho biết: “Tôi có đứa cháu làm bên công ty vật liệu xây dựng bán chịu tiền tôn, cháu nói cứ mang về sử dụng rồi khi nào có tiền mới tính. Tất cả cũng nhờ tình thương của mọi người”.
Vì đã bán đi một con trâu nên gia đình Công Phượng chỉ còn lại một con duy nhất để phục vụ việc đồng áng. Ảnh: Song Gia.
“Mới đây, vì thiếu tiền vật liệu, tôi đã phải bán bớt đi một con trâu được gần 30 triệu đồng để trả nợ. Bây giờ gia đình chỉ còn một con để phục vụ việc cày bừa”, ông Bảy cho biết.”Hôm trước có báo nói gia đình tôi làm 40 mâm cơm để đãi cả làng mừng nhà mới. Nói thế tội gia đình tôi lắm, chúng tôi chỉ đủ khả năng làm ít mâm cơm cám ơn hàng xóm, họ hàng đã giúp đỡ thôi chứ tiền đâu mà đãi to thế. Cái sân nhỏ xíu này cũng làm gì đủ chỗ chứa cho cả trăm người, thật vô lý”.
Ngôi nhà mới của gia đình Công Phượng được xây dựng trên nền đất của nhà cũ, nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là gia đình anh em họ hàng. Trước đây, con đường dốc dẫn lên nhà phủ đầy đất đỏ, mùa mưa bùn lầy nên anh em, họ hàng xung quanh đã quyết định chung tiền rải đá để dễ dàng đi lại.
Con đường đá dẫn lên nhà Công Phượng được bà con họ hàng và làng xóm cùng chung tiền xây dựng. Ảnh: Song Gia.
Theo VNE
U19 Việt Nam bị thương mại hóa
Sự nổi tiếng mau chóng khiến Công Phượng và đồng đội trở thành mục tiêu săn đón. Một nhãn thực phẩm sẵn sàng chi 20 tỷ đồng chỉ để thương hiệu của mình xuất hiện (có thời hạn) trên áo đấu các tuyển thủ. Một hãng đồ uống nhanh tay "ăn theo" cơn sốt đội tuyển khi cho ra nước uống U19 với hình ảnh Công Phượng in trên vỏ sản phẩm. Một nhà xuất bản cũng mau mắn xuất bản truyện tranh dựa trên câu chuyện đời thực của Công Phượng và đồng đội.
Tuyển thủ Tuấn Anh gượng gạo cầm trên tay thông điệp chống bạo hành phụ nữ và trẻ em gái để chụp ảnh quảng bá
Giật mình hơn khi mới đây, U19 Việt Nam còn được chọn làm đại diện hình ảnh cho chiến dịch "Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em gái" của Quỹ dân số Liên hợp quốc có trụ sở tại Việt Nam. Và thế là bài học đầu tiên trên giảng đường đại học của các tuyển thủ không phải những kiến thức để trở thành một cử nhân bóng đá tương lai, mà là làm thế nào để chống bạo hành phụ nữ và trẻ em (!?)". Cũng ở buổi học đầu tiên đó, người ta yêu cầu những cầu thủ còn đang ở tuổi vị thành niên (theo Tổ chức Y tế thế giới, tuổi vị thành niên là từ 10-19), phải cầm tờ giấy ghi dòng chữ: "Tôi cam kết KHÔNG bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái", để người ta quay phim, chụp ảnh quảng bá cho cái chiến dịch mà có lẽ, những người được mời làm đại diện hình ảnh còn mơ hồ.
Không đi sâu chuyện "có hay không nên" dùng U19 Việt Nam thành công cụ để phục vụ mục đích thương mại, ở đây, người viết chỉ muốn đề cập tới mặt trái của những bản hợp đồng ngoài bóng đá đã và đang tạo áp lực không nhỏ tới lứa U19 đầy hứa hẹn. Sau mỗi hợp đồng đậm chất thương mại, U19 Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn nhưng đổi lại "không có nổi 2m tự do" - lời của HLV Graechen. Ở cương vị "người của công chúng", mọi hành động, phát ngôn của Công Phượng và đồng đội đều bị đặt dưới cái nhìn khắt khe, thậm chí soi mói từ nhiều phía.
Thay vì giải phóng, người ta lại đẩy các em vào vòng xoáy của áp lực và cả thị phi bằng những bản hợp đồng ngoài bóng đá. Lo cho một lứa tài năng vừa chớm nở đã bị "ép" phải phân thân làm đại sứ hình ảnh, vừa làm sinh viên, lại vừa sắm vai cầu thủ đá từ giải trẻ đến giải chuyên nghiệp, từ cấp độ CLB đến ĐTQG và gánh trên vai tham vọng của "người lớn": giành vé World Cup và vô địch SEA Games.
Theo VNE
U19 HAGL sáng làm sinh viên, chiều hội quân đá V.League Sáng 10/11, tại trung tâm Hàm Rồng, trường đại học Sư phạm TDTT TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2014-2015 cho phân hiệu tại Học viện HAGL-Arsenal JMG. Ở khóa đầu tiên này, có 28 sinh viên là các cầu thủ của 2 lớp năng khiếu HAGL và Học viện HAGL- Arsenal JMG theo học, trong đó...