Gia đình con tin Mỹ hy vọng con gái còn sống
Cha mẹ của nhân viên cứu trợ Mỹ Kayla Jean Mueller vẫn nuôi hy vọng con gái còn sống, sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố cô đã chết trong một trận không kích của Jordan nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Kayla Jean Mueller và mẹ. Ảnh: Reuters
Theo một đại diện của gia đình, ông bà Carl và Marsha Mueller đã yêu cầu IS liên lạc riêng với họ.
“Các anh đã nói với chúng tôi rằng các anh đối xử với Kayla như một vị khách, vì là khách của các anh nên sự an toàn và khỏe mạnh của con bé là trách nhiệm của các anh”, họ nói trong thông điệp được gửi đến “những người chịu trách nhiệm về việc giam giữ Kayla”. “Mẹ của Kayla và tôi đã cố gắng làm mọi thứ để con bé được thả ra an toàn”.
Kayla là con tin Mỹ gần nhất bị các phiến quân Hồi giáo giam giữ. Nhóm này đã chặt đầu ba người Mỹ khác, cùng hai người Anh và hai con tin Nhật Bản. Hầu hết họ là các phóng viên hoặc nhân viên cứu trợ.
Hôm nay, IS tuyên bố các chiến đấu cơ Jordan đã đánh bom vào toà nhà giam giữ Kayla ở vùng Raqqa, Syria, làm cô thiệt mạng, trong khi các chiến binh Hồi giáo không hề hấn gì.
Video đang HOT
Tình báo Mỹ đang nỗ lực xác minh cái chết của Kayla giữa những lo ngại rằng có thể phiến quân đã giết cô và đổ lỗi cho Jordan, một đồng minh chống khủng bố của Mỹ.
Các lãnh đạo Jordan cũng nghi ngờ tuyên bố của IS. Bộ trưởng Nội vụ Jordan Hussein Majali cho rằng IS đang âm mưu chia rẽ liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
“Thông tin này khiến chúng tôi lo ngại nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng Kayla còn sống”, cha mẹ của Kayla nói.
Cô gái 26 tuổi cảm thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ mọi người từ khi còn bé. Cô từng tham gia nhiều hoạt động nhân đạo ở Mỹ và các nước Trung Đông.
Cô đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria vào tháng 12/2012 và bị IS bắt giữ khi đang rời một bệnh viện ở thành phố phía bắc Aleppo vào tháng 8/2013.
Cha mẹ cô cho hay, trước đây họ giữ kín chuyện cô bị bắt vì lo ngại cho sự an toàn của con gái và tuân theo những cảnh báo từ nhóm phiến quân.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nữ binh nổi tiếng người Kurd 'vẫn còn sống'
Những người ủng hộ nhóm dân quân đang chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thị trấn Kobani bác bỏ thông tin cho rằng nữ chiến binh nổi tiếng Rehana đã bị bắt và chặt đầu.
"Rehana vẫn sống khỏe mạnh. Những kẻ ủng hộ ISIS chỉ đang cố gắng làm lung lay tinh thần", IB Times dẫn một chia sẻ của nhà báo Pawan Durani người Kurd trên Twitter, trong đó ông dùng một tên viết tắt khác của Nhà nước Hồi giáo.
Bức ảnh khiến nữ chiến binh người Kurd Rehana trở nên nổi tiếng. Ảnh: Twitter
Một nhà báo người Kurd khác là Rashad Abdel Qader hôm qua cũng tái khẳng định rằng nữ binh xinh đẹp hoàn toàn chưa chết. "Vừa nói chuyện với Rehana, cô vẫn bình an", ông viết trên Twitter. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin Rehana đã giết hơn 100 phần tử IS có thể đã được phóng đại.
Những người ủng hộ các dân quân người Kurd còn đăng tải một video củaCNN mang tên "Kẻ thù của IS là bạn của nước Mỹ?" làm bằng chứng cho thấy Rehana vẫn còn sống. Họ cho hay video vừa được quay hôm 26/10.
Nữ chiến binh xinh đẹp trở nên nổi tiếng vào giữa tháng 10 sau khi nhà báo Durani chia sẻ bức ảnh chụp cô lên Twitter với chú thích "Rehana đã giết hơn 100 tên khủng bố ISIS ở Kobani. Cô ấy nổi tiếng vì lòng dũng cảm". Hình ảnh cô gái tóc vàng trong bộ quân phục, giơ hai ngón tay làm biểu tượng chiến thắng, đã được chia sẻ lại gần 5.500 lần và nhận được hàng nghìn lượt thích.
Tuần qua, mạng xã hội lại thêm một lần rúng động vì Rehana khi có thông tin cho rằng nữ binh trẻ đã bị IS bắt giữ và chặt đầu trong một trận chiến gần đây ở thị trấn Kobani. Nhóm khủng bố này còn đăng tải những bức ảnh rùng rợn cho thấy một phiến quân đang cầm thủ cấp của một phụ nữ. Chúng tuyên bố đó là Rehana và cô chỉ là một trong nhiều nữ binh thiệt mạng suốt trận đánh.
Cả Qader and Durani đều khẳng định các bức ảnh trên bị cắt ghép và thực tế đã lan truyền trên mạng từ nhiều tháng trước. "Tuyên truyền và dối trá đã ăn vào máu của chúng. Rehana vẫn đang săn đuổi chúng", Durani viết.
Rehana được cho là 25 tuổi, là một sinh viên luật năm thứ ba. Cha và các chú của cô đều đã bị phiến quân cực đoan sát hại. Cô gái với biệt danh "hổ cái" được xem là xương sống trong đội quân khoảng 10.000 phụ nữ của lực lượng dân quân Peshmerga.
Hiện lực lượng này chưa đưa ra bình luận gì về những thông tin trên.
Anh Ngọc
Theo VNE
Bí ẩn nước sông ở Trung Quốc đổi sang màu máu qua một đêm Nước của một con sông tại miền đông Trung Quôc được xác định là đủ sạch để uống đã biến thành màu đỏ bầm chỉ qua một đêm mà không rõ lý do. Nước sông tại làng Xinmeizhou chuyển sang màu đỏ bầm như máu. Người dân địa phương khẳng định không phải do chất thải công nghiệp - Anh: Reuters Vụ việc...