Gia đình con tin Anh bị IS chặt đầu “suy sụp hoàn toàn”
Sau khi Nhà nước Hồi giáo IS tung ra đoạn video hành quyết nhân viên cứu trợ Alan Henning hôm 3/10, gia đình ông đã “suy sụp hoàn toàn”.
Hôm 4/10, Bộ Ngoại giao Anh đã công bố đoạn chia sẻ đầy đau thương của bà Barbara Henning, vợ của nhân viên cứu trợ bị IS chặt đầu, với báo giới. Bà Barbara cho biết ông Alan bị IS bắt cóc ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái. Khi gia đình bà biết tới đoạn video IS hành quyết ông Alan, không ai dám tin đó là sự thật. Cả gia đình đang bị “những nỗi đau giằng xé”, người thân và bạn bè của Alan đều cảm thấy vô cùng đau buồn.
Bà Barbara, vợ của nhân viên cứu trợ Alan Henning
Bà Barbara cho hay, khi biết tin chồng mình bị phiến quân IS bắt cóc, bà cùng gia đình đã rất cố gắng cầu xin nhóm khủng bố liên lạc để có thể thương lượng chúng thả con tin, nhưng mọi thứ đều vô vọng. Dù biết chồng mình đang trong hoàn cảnh ‘ngàn cân treo sợi tóc” nhưng bà cùng các con và cả gia đình vẫn không ngừng hy vọng ông Alan có thể trở về.
Tiếp đó, bà cũng gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và cả lực lượng cảnh sát Anh đã giúp đỡ gia đình bà vượt qua nỗi đau “khủng khiếp nhất” từ trước tới giờ.
Hình ảnh nhân viên cứu trợ Alan trước khi bị hành quyết trong video được IS tung ra hôm 3/10
Video đang HOT
Nói về người chồng quá cố, bà Barbara cho biết: “Alan là một nhân viên cứu trợ rất tốt bụng. Hạnh phúc của người khác là mối quan tâm hàng đầu của ông ấy. Chúng tôi sẽ luôn nhớ và tự hào về những gì ông ấy đã làm”.
Trong khi đó, ông Colin Livesey, anh rể của nhân viên cứu trợ Alan lại tỏ ra rất bức xúc trước cái chết thương tâm của em mình và cho rằng Chính phủ Anh đã không làm hết khả năng của họ để có thể cứu Alan. Ông Colin tin rằng các quan chức Anh chưa nỗ lực hết sức để giải cứu con tin kể từ khi tấm ảnh chụp ông Alan bị bắt cóc được phát hành từ vài tháng trước.
Ông Colin Livesey, anh rể của nhân viên cứu trợ bị IS chặt đầu
Ông Colin cũng tỏ ra vô cùng căm giận cách hành xử của phiến quân IS, ông không tiếc lời gọi những chiến binh của tổ chức khủng bố này là “cặn bã” và nói rằng ông luôn tin IS sẽ phải trả giá cho những hành động dã man mà chúng gây ra.
Sau khi video hành quyết nhân viên cứu trợ Alan được công bố, hàng loạt các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới cũng đã lên tiếng về hành động ác độc, man rợ này của IS.
Thủ tướng Anh David Cameron thề sẽ “làm tất cả những gì có thể để săn lùng những kẻ sát nhân và đưa chúng ra trước công lý”. Ông nhận định: “Chúng bắt cóc Alan khi anh đang cố gắng giúp đỡ những người khác và sự ra đi của anh chứng tỏ tội ác của IS không có giới hạn”.
Một hình ảnh về công việc cứu trợ của Alan Henning trước khi bị phiến quân IS bắt cóc
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng bày tỏ “sự phẫn nộ” của mình trước hành động tàn bạo của nhóm khủng bố, trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mô tả đây là một hành động hết sức “hèn nhát và ác độc”.
Nói về vụ việc, Mỹ cho rằng đây chính là một bằng chứng rõ ràng nữa cho thấy sự dã man của IS, và cũng là lý do tại sao Washington cùng các nước cần liên kết lại để mở một cuộc tấn công toàn diện nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố khét tiếng này.
Theo Khampha
Con tin người Anh được phiến quân tại Libya phóng thích
Một giáo viên người Anh bị phiến quân bắt cóc tại Libya hồi tháng 5 đã được phóng thích, Bộ ngoại giao Anh cho biết. Một khoản tiền chuộc đã được trả nhưng không rõ là bao nhiêu.
Ông David Bolam.
Theo Bộ ngoại giao Anh, ông David Bolam, từng dạy tại Trường quốc tế Benghazi hiện đã bị đóng cửa, "vẫn khỏe và an toàn" . Ông này đã bay về Anh vào tối thứ Năm và đoàn tụ với gia đình.
Vụ bắt cóc ông Bolam đã không được tiết lộ với báo giới theo yêu cầu của gia đình và Bộ ngoại giao Anh.
Các nhóm chính trị địa phương được tin là đã can thiệp để giúp ông Bolam được phóng thích và tiền chuộc đã được trả.
Hãng tin BBC cho biết, một khoản tiền chuộc đã được chuyển cho ngôi trường và số tiền này sau đó được sử dụng để đảm bảo sự tự do cho ông Bolam. Không rõ số tiền chuộc là bao nhiêu và ai đã trả nó, nhưng Bộ ngoại giao Anh không tham gia vào các cuộc đàm phán.
Trước đó, ông Bolam đã xuất hiện trong một đoạn video được tải lên mạng hôm 28/8, kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron can thiệp để đảm bảo sự tự do cho ông.
Đã xuất hiện những lo ngại rằng ông Bolam có thể phải đối mặt với số phận tương tự các con tin Anh bị các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) hoạt động tại Iraq và Syria bắt cóc.
Trong những tuần gần đây, IS đã tung ra các video quay cảnh hành quyết 2 nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff và 2 nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning.
Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về nhóm phiến quân đã bắt giữ Bolam và cũng không rõ yêu sách của chúng là gì.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Công việc cao cả của con tin người Anh bị IS hành quyết David Haines, một người cả đời phục vụ cho công tác nhân đạo tại những nơi nguy hiểm nhất thế giới đã bị hành quyết bởi tổ chức Hồi giáo cực đoan IS. Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Phát triển (ACTED), nơi Haines đã từng làm việc, khẳng định: "Tính mạng một con người không đáng bị đe dọa chỉ vì...