Gia đình chỉ trích phim về Amy Winehouse không đúng sự thật
Gia đình Amy Winehouse lên tiếng chỉ trích bộ phim tài liệu về nữ ca sĩ quá cố sắp trình làng tại Liên hoan phim Quốc tế Cannes diễn ra trong tháng 5.
Trong một tuyên bố ra ngày 27/4, đại diện của gia đình Chris Goodman khẳng định đạo diễn Asif Kapadia đã “mắc sai lầm và phim có một số chi tiết không đúng sự thật”.
Tuyên bố cho rằng bộ phim không phản ánh được “nỗ lực rất lớn từ các bên liên quan nhằm giúp Amy trong tất cả các giai đoạn”, đồng thời phản đối chi tiết nói các thành viên trong gia đình làm quá ít trong việc giúp đỡ nữ ca sĩ.
Nữ ca sĩ quá cố Amy Winehouse từng 5 lần đoạt giải Grammy.
Amy Winehouse qua đời hồi tháng 7/2011 ở tuổi 27, sau khi chiến đấu với tình trạng lạm dụng ma túy và rượu.
Trong một tuyên bố khác, các nhà làm phim khẳng định họ bắt đầu thực hiện bộ phim với tâm thế “hoàn toàn khách quan” và cũng nhận được sự hỗ trợ của gia đình Winehouse. Họ cho biết bộ phim tài liệu là kết quả của các cuộc phỏng vấn với khoảng 100 người quen biết nữ ca sĩ.
Video đang HOT
Phim tài liệu Amy Winehouse đã được cấp phát phân phối tại Mỹ.
Theo Phan Vân Anh/ Thể Thao & Văn Hóa
9 lần sao làng nhạc gặp rắc rối với chính quyền sở tại
Những tên tuổi lớn trong làng nhạc như Lady Gaga, The Beatles, Madonna, Chris Brown... vẫn có những lần không được chính quyền sở tại chào đón vì nhiều lý do khác nhau.
Chris Brown tại Canada (2015): Không đưa ra lý do cụ thể, Chris Brown chỉ cho fan của anh biết mình bị từ chối cấp thị thực vào Canada qua trang Twitter cá nhân của anh. Điều này khiến đơn vị tổ chức Live Nation buộc phải hủy bỏ hai buổi diễn của anh với Trey Songz tại Montreal và Canada trước sự kiện chưa đầy một tuần lễ. Dẫu vậy, anh vẫn hy vọng có cơ hội được đến đất nước Canada trong mùa hè 2015 và biểu diễn trước người hâm mộ tại đây.
Lady Gaga tại Indonesia (2012): Hồi năm 2012, nữ ca sĩ lắm chiêu không được chính quyền Indonesia cấp giấy phép tổ chức biểu diễn do cô vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía cộng đồng người Hồi giáo tại đất nước này. Vụ việc Lady Gaga bị cấm diễn ở xứ vạn đảo từng gây xôn xao trên nhiều mặt báo trong suốt một thời gian dài.
Madonna tại Italy (1990): Sử dụng các hình tượng tôn giáo gây tranh cãi là dấu ấn khó phai trong thời kỳ đầu sự nghiệp của nữ hoàng nhạc pop. Tuy nhiên, video clip của Like a Prayer đưa mọi chuyện đi quá xa và khiến chính quyền Vatican kêu gọi tẩy chay Madonna. Chính chuyện này buộc hãng giải khát Pepsi phải cắt hợp đồng quảng cáo đã ký trước đó với nữ ca sĩ, và chuyến lưu diễn Blonde Ambition của cô hồi năm 1990 hủy bớt một đêm tại Rome.
Madonna tại Ai Cập (2004): Bước sang thế kỷ XXI, nữ hoàng nhạc pop phải đối mặt với một lệnh cấm chính thức từ chính phủ Ai Cập, bởi các thành viên trong Quốc hội nước này không đồng tình với chuyến thăm Israel ngay trước khi cô xuất cảnh sang xứ sở kim tự tháp. Ở thời điểm đó, giữa hai quốc gia đang trải qua mối quan hệ hết sức căng thẳng, và những đức tin của đạo Kabbalah mà Madonna theo đuổi cũng không được ủng hộ tại Ai Cập.
Miley Cyrus tại Trung Quốc (2009): Một tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc nữ ca sĩ có biểu cảm gương mặt gợi nhắc vấn đề phân biệt chủng tộc bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến chuyện chính phủ Trung Quốc lên tiếng phản đối ngôi sao một thời của Disney Channel. "Cô Cyrus đã trình bày rất rõ là mình không làm bạn với bất cứ ai đến từ Trung Quốc hoặc có nguồn gốc Đông Á. Chúng tôi không hứng thú với việc làm ô uế thêm đầu óc con trẻ bằng sự ngu dốt kiểu Mỹ của cô ta", ngoại trưởng Trung Quốc tại thời điểm đó là Dương Khiết Trì phát biểu.
Elton John tại Ai Cập (2010): Trong một bài báo trên tạp chí Parada Magazine, nam danh ca đồng tính nhận xét rằng Chúa Jesus là "một người đàn ông đồng tính có tấm lòng trắc ẩn và trí thông minh tuyệt đỉnh, thấu hiểu những vấn đề của chúng sinh". Phát ngôn này trở thành nguyên nhân khiến Mounir al-Wasimi, người đứng đầu Hiệp hội Âm nhạc Ai Cập, đứng ra cản trở Elton John và khiến ông phải hủy bỏ một buổi diễn thân mật tại đây hồi tháng 5/2010.
Bjrk tại Trung Quốc (2008): Cũng bị cấm diễn tại Trung Quốc như Miley Cyrus, nhưng trường hợp của Bjrk lại xuất phát từ yếu tố chính trị khi nữ danh ca đến từ Iceland công khai ủng hộ nền độc lập dành cho Tây Tạng. Trong buổi biểu diễn tại Thượng Hải vào ngày 2/3/2008, Bjrk bất chấp tất cả mà hô lớn "Tây Tạng, Tây Tạng!" sau khi cô trình bày ca khúc Declare Independence (tạm dịch: Tuyên ngôn độc lập). Dù sau đó nhấn mạnh rằng hành động của mình không mang tính chính trị, Bjrk không bao giờ còn được chào đón trở lại Trung Quốc, và chính quyền nước này quyết định thắt chặt chính sách biểu diễn đối với những nghệ sĩ nước ngoài kể từ đó tới nay.
Amy Winehouse tại Mỹ (2008, 2009): Nhiều người từng đùa rằng việc giúp nữ ca sĩ quá cố nhập cảnh vào nước Mỹ còn khó khăn hơn cả việc đưa cô đi cai nghiện. Chuyện này xuất phát từ việc Amy Winhonse bị chính phủ Mỹ từ chối cấp thị thực trong hai năm liên tiếp là 2008 và 2009, qua đó khiến cô không thể biểu diễn tại lễ hội âm nhạc nổi tiếng Coachella.
The Beatles tại Philippines (1966):Ngay cả bộ tứ huyền thoại cũng không tránh khỏi rắc rối về chuyện ngoại giao. Năm 1966, The Beatles vô tình từ chối lời mời đến cung điện của Đệ nhất Phu nhân Philippines. Tin tức về sự lạnh nhạt của bộ tứ lập tức tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng và toàn bộ lực lượng cảnh sát bảo vệ họ bị rút đi. Từ đây, The Beatles bị bao vây và tấn công bởi người dân địa phương trên đường họ lên chuyến bay trở về. Sự kiện hỗn loạn này là nguyên nhân khiến tứ quái không bao giờ trở lại Philippines thêm một lần nào nữa. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines khi đó là Ferdinand Marcos sau đó đã lên tiếng minh oan cho nhóm nhạc và cho rằng đây chỉ là một sự hiểu lầm.
Theo Zing
Tranh cãi quanh bảng xếp hạng 31 nữ ca sỹ đình đám nhất thế giới BXH 31 nữ ca sỹ đình đám mới được công bố đang khiến nhiều fan âm nhạc bất mãn. Mới đây, trang BuzzFeed đã công bố BXH 31 nữ ca sỹ đình đám nhất thế giới. Cơ sở xếp hạng là dựa trên những đánh giá chủ quan của đội ngũ thực hiện website nổi tiếng này. Bằng việc đặt các thế hệ...