Gia đình chị Huyền có được đền bù chi phí tìm kiếm?
Trong vụ án này, ngoài các tội danh khác thì cả hai bị can Tường và Khánh đều bị cơ quan Điều tra khởi tố, điều tra về “tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, chính vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng Điều 628 Bộ luật Dân sự để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hai bị can trên đối với gia đình bị hại”, luật sư Trần Tuấn Anh nhận định.
Như đã đưa tin, trả lời PV một tờ báo, bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân bị Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc TMV Cát Tường thả trôi sông) cho biết, sau gần 10 tháng tìm kiếm chị Huyền, gia đình đã phải bỏ ra rất nhiều tiền.
Trước thông tin trên, nhiều độc giả đặt câu hỏi, gia đình chị Huyền có được các bị cáo trong vụ án Cát Tường là Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh, đền bù các chi phí đã bỏ ra để tìm kiếm nạn nhân? Có điều luật nào làm căn cứ để buộc các bị cáo Tường và Khánh phải bồi thường chi phí tìm kiếm cho gia đình chị Huyền hay không?
Mẹ chị Huyền cho biết, gia đình đã bỏ ra rất nhiều tiền để tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Trước câu hỏi này, luật sư Luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định:
Về nguyên tắc chung trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng thì khi một người hay một tội phạm gây ra các thiệt hại về mặt tài sản thì phải bồi thường.
“Cụ thể, tại Điều 28, Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam quy định về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cụ thể như sau: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Để cụ thể hóa điều luật trên thì tại Điều 52, Bộ Luật Tố tụng Hình sự có quy định về “Nguyên đơn dân sự” trong vụ án hình sự.
Theo quy định tại điều này thì “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, trong trường hợp gia đình chị Huyền muốn được bồi thường thiệt hại thì phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình là người “bị thiệt hại do tội phạm gây ra” và “có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại” gửi cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Đó là hai điều kiện để gia đình chị Huyền được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là nguyên đơn trong vụ án hình sự và thụ lý yêu cầu của bà.
Video đang HOT
Nguyễn Mạnh Tường chỉ nơi phi tang thi thể chị Huyền.
Trong vụ án này, ngoài các tội danh khác thì cả hai bị can Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh đều bị cơ quan Điều tra khởi tố, điều tra về “tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, chính vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng Điều 628 Bộ luật Dân sự để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hai bị can trên đối với gia đình bị hại.
Cụ thể: “Điều 628. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Trong trường hợp này, chi phí tìm kiếm thi thể chị Huyền có thể được xác định là “Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”.
Theo Dân Việt
Đi tìm lời giải cho những khúc mắc dư luận về cái chết của chị Huyền
Mặc dù đã có kết quả ADN khẳng định thi thể trên là của chị Huyền, nhưng nhiều người dân vẫn băn khoăn, vì sao sau khi bị chết và ném xuống sông đến 9 tháng như vậy mà thi thể của chị Huyền vẫn có nhiều chỗ chưa phân hủy?
Mấy ngày nay, việc tìm được thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân bị tử vong do thẩm mỹ nâng ngực ở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường khiến vụ án này một lần nữa dậy sóng dư luận. Mặc dù đã có kết quả ADN khẳng định thi thể trên là của chị Huyền, nhưng nhiều người dân vẫn băn khoăn, vì sao sau khi bị chết và ném xuống sông đến 9 tháng như vậy mà thi thể của chị Huyền vẫn có nhiều chỗ chưa phân hủy? Sau khi tìm thấy xác chị Huyền, liệu bị can Nguyễn Mạnh Tường, thủ phạm chính của vụ án này, có bị thay đổi tội danh?
Do nạn nhân bị vùi sâu dưới cát
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề phân hủy thi thể nạn nhân, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hải, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an TP Hà Nội cho biết, trên lý thuyết, chuyện phân hủy, hư thối của các thi thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, môi trường và cơ địa của mỗi người... Trong đó, yếu tố môi trường lại chia thành nhiều dạng: chẳng hạn, ở môi trường nước vô khuẩn, cơ thể bị phân hủy, hư thối bao giờ cũng chậm hơn so với nước nhiễm khuẩn. Về mặt vật lý, sự phân hủy còn phụ thuộc vào ảnh hưởng của tia phóng xạ (có hay không sự ảnh hưởng của tia trong quá trình điều trị một số bệnh); về mặt hóa học, sự phân hủy cũng khác nhau trong môi trường axít hay bazo...
Xét về mặt cơ địa, bản thân nhiều người có sự phân hủy khác nhau, như những người bị bệnh nhiễm khuẩn, phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, những người bị các bệnh phải uống thuốc nhiều như tiểu đường, tai biến mạch máu não... khi chết, độ phân hủy kém hơn những người khác...
Người dân đang chỉ địa điểm phát hiện thi thể chị Huyền.
Vụ TMV Cát Tường: Bí ẩn hành vi rạch bụng sau khi nạn nhân đã chết?
Quay trở lại vụ án xảy ra tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, vào ngày 18/7, khi phát hiện phần thi thể (sau này giám định là của chị Huyền), đã có chuyện xì xào về việc vì sao thi thể nhiều chỗ chưa phân hủy, mẹ của chị Huyền lúc đầu khi nhìn thấy thi thể cũng thấy gai gai, lạnh lạnh nhưng sau đó mọi người trong gia đình chị Huyền đều nói hình như không phải. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và cảm quan đánh giá, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hải và các giám định viên của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội đã nhận định không loại trừ đây chính là thi thể của chị Huyền. Bởi nạn nhân được xác định chính xác là nữ giới, theo đo chiều cao của phần thi thể tìm được, các giám định viên đã xác định nạn nhân cao tầm 1m55 đến 1m60 (nạn nhân Huyền cao 1m57) và xác định thời gian chết là từ 8/9 tháng về trước.
Việc thi thể chỗ phân hủy, chỗ chưa phân hủy là vấn đề mô học, chẳng hạn như những tổ chức mềm, mô đệm.... thối nhanh hơn phần cơ. Về việc một số bộ phận trên thi thể chị Huyền chưa phân hủy, theo giải thích của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hải, nhiều khả năng là nạn nhân bị vùi dưới cát, bị cát lấp nên không tiếp xúc với ánh sáng, ở dưới sâu đó nhiệt độ lạnh hơn... nên một số bộ phận vẫn chưa bị phân hủy hết.
Bị can Nguyễn Mạnh Tường có bị thay đổi tội danh khi phát hiện xác chị Huyền?
Câu hỏi này đang được rất nhiều người dân khúc mắc, bởi việc tìm thấy thi thể nạn nhân càng chứng minh sự độc ác ẩn chứa trong con người của một kẻ khoác áo blouse trắng.
Quan điểm của luật sư Tạ Anh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, thi thể của chị Huyền là một chứng cứ quan trọng xác định chị Huyền đã bị tử vong trong quá trình làm phẫu thuật thẩm mỹ vào chiều ngày 19/10/2013, tại Trung tâm TMV Cát Tường và sau đó đã bị Nguyễn Mạnh Tường cùng Đào Quang Khánh phi tang xác nạn nhân xuống sông Hồng. Việc tìm thấy thi thể nạn nhân sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân chết của chị Huyền.
Do đó, CQĐT cần thiết phải trưng cầu giám định nguyên nhân tử vong của nạn nhân để làm căn cứ xác định đúng tội danh của Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh. Mặt khác, cơ quan điều tra vẫn phải rà soát lại qui trình, phương pháp làm phẫu thuật thẩm mỹ, cách thức thực hiện trong lúc phẫu thuật, cách thức xử lý khi có biến cố xảy ra trong lúc phẫu thuật đối với nạn nhân để làm rõ động cơ, mục đích, lỗi của Nguyễn Mạnh Tường là vô ý hay cố ý. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa nạn nhân với Nguyễn Mạnh Tường là mối quan hệ gì? Có phải là mối quan hệ khám chữa bệnh giữa bác sỹ với bệnh nhân hay không? Từ việc đánh giá lại các tài liệu, chứng cứ để xác định đúng tội danh đối với Nguyễn Mạnh Tường là loại tội với lỗi cố ý gián tiếp hay vô ý.
Nếu kết quả điều tra xác định Nguyễn Mạnh Tường phạm tội Giết người thì cơ quan điều tra cũng có thể phải xem xét lại tội danh đối với Tường và Khánh về tội "Xâm phạm thi thể" bởi hành vi phi tang xác chết chị Huyền chỉ là hành vi che giấu hành vi phạm tội của Tường nên không cần thiết phải xử lý hành vi ném xác chị Huyền thêm một tội danh độc lập.
Tuy nhiên, với phần thi thể của chị Huyền được tìm thấy, theo đánh giá của các giám định viên, không đủ cơ sở để giám định nguyên nhân chết. Theo một chuyên gia về lĩnh vực giám định pháp y, trên thế giới hiện có phương pháp giám định xương, phát hiện một loại tảo có trong đó để xác định nguyên nhân chết trên cạn hay dưới nước. Nhưng ở Việt Nam, với môi trường như hiện nay, hơn nữa, phần xương của chị Huyền đã bị hở nên không thể thực hiện phương pháp này.
Nếu không đủ cơ sở để giám định nguyên nhân chết thì theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP Hà Nội, việc tìm thấy xác nạn nhân chỉ củng cố về mặt chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Nguyễn Mạnh Tường, góp phần sáng tỏ vụ án, giải tỏa tâm lý mong chờ của gia đình sau bao ngày tháng mỏi mòn đi tìm kiếm. Còn việc đánh giá về tội danh đối với bị can Nguyễn Mạnh Tường, về cơ bản sẽ tiếp tục theo tiến trình điều tra bổ sung của cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội theo yêu cầu của Tòa án ND TP Hà Nội. Một trong những yêu cầu điều tra bổ sung, chính là cần xác định rõ quy trình, phương pháp làm thẩm mỹ của Tường có nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân hay không? Khi cơ quan điều tra xác định được đầy đủ các yêu cầu cần bổ sung của Tòa án, lúc đó sẽ định ra tội danh chính xác với Nguyễn Mạnh Tường.
Vụ TMV Cát Tường: Cách chứng minh người sống trước phi tang?
Đối với vụ Cát Tường, muốn xác định chết trước hay sau khi phi tang xuống sông, theo PGS Nguyễn Trọng Toàn, cơ quan pháp y có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic).
PGS Nguyễn Trọng Toàn - nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội chia sẻ với PV xoay quanh việc vừa tìm thấy xác chị Huyển (nạn nhân vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường) nhờ kết quả giám định ADN.
PGS Nguyễn Trọng Toàn cho biết, xét về mặt lý thuyết, thời gian một cái xác nổi lên mặt nước còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực xung quanh. Khi trọng lượng riêng của cơ thể lớn hơn trọng lượng riêng của nước thì xác chìm.
Lý do xác chết một thời gian lại nổi lên mặt nước là do vi sinh vật trong ruột hoạt động sinh ra hơi. Khi cơ thể đầy hơi thì trọng lượng riêng lại nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Lúc đó thi thể sẽ nổi lên mặt nước.
Tuy nhiên trên thực tế, theo PGS Nguyễn Trọng Toàn, tốc độ hoạt động của vi sinh vật lại phụ thuộc vào điều kiện môi trường dưới nước mà chủ yếu là nhiệt độ. Do vậy, khó có thể xác định chính xác mất bao lâu thì xác sẽ nổi lên mặt nước.
Nguyên Viện trưởng Viện pháp y dẫn dụ, những trường hợp ở xứ lạnh, cái xác nằm ở dưới nước mấy năm mới nổi lên mặt nước.
Về khả năng thi thể nổi sau 300 ngày, PGS Nguyễn Trọng Toàn cho biết, cái xác vẫn có khả năng nổi vì ruột người dài tới 9 mét. Khi thủng chỗ này vẫn còn chỗ khác cho vi sinh vật hoạt động và sinh hơi.
Đối với vụ Cát Tường, muốn xác định chết trước hay sau khi phi tang xuống sông, theo PGS Nguyễn Trọng Toàn, cơ quan pháp y có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic) để xác định nạn nhân bị chết dưới nước hay trên bờ.
Tìm thấy khuê tảo trong tủy xương là bằng chứng cho thấy nước đã vào vùng tuần hoàn khi nạn nhân còn sống. Nếu như tìm thấy tảo trong tủy xương thì có thể khẳng định nạn nhân bị chết dưới nước. Việc chứng minh điều đó rất quan trọng, vì nó là cơ sở cho việc định tội Nguyễn Mạnh Tường.
Trong đổi với báo chí mới đây, cơ quan Công an TP Hà Nội cho biết, kết quả giám định ADN cho thấy cái xác vừa tìm thấy chính là chị Huyền - nạn nhân của Thẩm mỹ viện Cát Tường. Ngoài kết quả giám định pháp y ra, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được gì thêm và cần phải có thời gian để điều tra làm rõ.
Theo Công an Nhân dân/Infonet
Thanh niên bị chém rơi cánh tay la hét ở bệnh viện Sau khi bị chém một nhát vào bụng, cánh tay rơi xuống đất, Tuấn Anh quỵ ngã nhưng vẫn cố bò đi tìm tay của mình rồi ngất lịm. "Con sợ lắm, đang ngồi với mấy anh em thì bọn chúng lao vào chém người như chém chuối", đó là câu nói đầu tiên khi Trần Tuấn Anh (19 tuổi, trú thôn Minh...