Gia đình càng trả thì tiền nợ càng tăng vì anh trai mê cờ bạc
Tôi không biết tương lai con số sẽ lên tới đâu, giang hồ xuống nhà tôi đòi đâm đòi chém suốt, càng trả nợ lại càng lớn.
Hình ảnh minh họa
Tôi đã đi làm được 2 năm với mức lương 8 triệu/tháng. Gia đình tôi ở quê, anh trai mê cờ bạc, cá độ đá banh khiến nhà tôi đổ nợ, ba mẹ phải bán hết mấy hecta đất để trả nợ, đó là nguồn thu nhập chính của gia đình, nhà thì cầm cố ngân hàng chưa trả xong. Anh chị em trong nhà từ cuộc sống dư giả đến giờ phải đổ nợ, chắp đầu này vá đầu kia.
Tôi phải ăn uống dè sẻn nhất để mỗi tháng trả lãi ngân hàng. Gia đình nợ ngân hàng, người thân, ai vay được đã vay hết rồi. Trước anh nợ từ 4 tỷ trả xuống 2 tỷ, cứ hứa hẹn làm lại được vài tháng rồi phát hiện ra số nợ mới, hiện tại cũng vậy. Tôi không biết tương lai con số sẽ lên tới đâu, giang hồ xuống nhà tôi đòi đâm đòi chém suốt, càng trả nợ lại càng lớn.
Video đang HOT
Giờ nhà tôi bất lực, tôi nản lắm, thương ba mẹ già vẫn phải nai lưng ra trả nợ. Mong mọi người tư vấn cho tôi biện pháp để trị người cờ bạc. Chân thành cảm ơn.
Theo vnexpress.net
Rủi ro pháp lý trong ngân hàng số
Phần lớn các ngân hàng trong nước đã bước đầu triển khai hoặc nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi sang ngân hàng số. Song, rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng "nhận dạng" chính là các vấn đề về mặt pháp lý.
Rủi ro pháp lý khi chuyển đổi sang ngân hàng số. Ảnh minh họa: TL
Ong Pham Tiên Dung, Vu truơng vu Thanh toan, Ngan hang Nha nuơc, tại Hội thảo "Số hóa ngân hàng - Cơ hội đột phá" diễn ra ngày 1-11 cho hay, điều tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 94% ngân hàng trong nước đã bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 35% ngân hàng đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Chỉ có 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu.
Sự phát triển của internet banking, mobile banking, các giải pháp thanh toán sử dụng QR code, hay các tiến bộ trong công nghệ sinh trắc học sử dụng vân tay và mống mắt... đều có khả năng mang lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, tiện lợi và hiệu quả. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa như Ngân hàng Tiên Phong với ngân hàng tự động LiveBank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng với ứng dụng ngân hàng số Timo, Ngân hàng Phương Đông với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Ngân hàng Ngoại thương với không gian ngân hàng số Digital Lab, Ngân hàng Công thương với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu Doanh nghiệp hiện đại, Ngân hàng Quân đội với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ 24x7 trên mạng xã hội, Napas với dịch vụ số hóa thẻ nội địa...
Ong Pham Tiên Dung cho hay, theo nghiên cứu của BIDV, nếu chuyển đổi sang ngân hàng số thì chi phí có thể giảm 60-70%. Ngoài ra, việc áp dụng ngân hàng số còn giúp khách hàng tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ khác trong ngân hàng.
Ví dụ như nếu khách hàng bình thường, tiếp cận dịch vụ ngân truyền thống thì chỉ dùng 3,2 các dịch vụ tiếp theo của ngân hàng. Còn nếu tiếp cận ngân hàng số thì sẽ sử dụng thêm 4,4 sản phẩm, dịch vụ tiếp theo.
Số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước cũng thấy rằng, các hệ thống thanh toán khác ở Việt Nam tăng trưởng khoảng 30%, nhưng riêng mobile banking tăng trưởng tới 144% và đều đặn trong 2 năm qua.
"Câu chuyện về xu hướng của người dùng, xu hướng của Việt Nam là rất rõ. Nếu ngân hàng nào không bắt kịp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi", ông Dũng nói.
Song, việc chuyển đổi sang ngân hàng số cũng không hề dễ dàng, khi bị vướng mắc bởi nhiều rào cản như rủi ro an ninh mạng phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng; tốn nhiều chi phí đầu tư và thời gian chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số.
Nhưng rủi ro liên quan tới tính pháp lý là yếu tố được các ngân hàng đặc biệt nhấn mạnh. Ví dụ, hiện nay, nhiều ngân hàng đã áp dụng ứng dụng chatbox để trả lời khách hàng. Giả sử chatbox này tư vấn sai để xảy ra hậu quả nghiêm trọng đối với khách hàng. Khi đó thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, xử máy hay người lập trình?
Hay hiện nay nhiều ngân hàng sử dụng dữ liệu lớn để phân tích hành vi của khách hàng để ra quyết định cho các khoản vay dưới 50 triệu đồng mà không cần có sự tham gia của con người. Nếu có rủi ro xảy ra thì câu chuyện pháp lý liên quan là rất lớn.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt chú trọng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, định hướng chính sách nhằm tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh bảo mật cho ngành ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ tài chính.
Theo thesaigontimes.vn
Người còn theo đuổi mãi một giấc mơ không thành Nếu chẳng phải người không gieo hi vọng ta đã chẳng u mê trong giấc mộng của riêng mình. Nếu một lần người quay đầu lại sẽ thấy từng chút một đều là thương đau. Chúng ta vẫn thường tự ảo tưởng về vị trí của mình trong lòng người khác, tự huyễn hoặc bản thân với một thứ gọi là yêu đến...