Gia đình cả 10 người bị bạch tạng
Đây là gia đình có nhiều người bạch tạng nhất thế giới.
Trải qua biết bao khó khăn và định kiến xã hội, cuối cùng thì gia đình ông Roseturai Pullan và bà Mani cuối cùng đã được hưởng niềm hạnh phúc của riêng mình, bởi tới đây, họ sẽ được Sách Kỷ lục Guinness ghi danh là gia đình có số thành viên bạch tạng nhiều nhất thế giới.
Ông Roseturai và bà Mani cùng các con trai Vijay (25 tuổi), Shankar (24 tuổi), Ramkishan (19 tuổi) và các con gái Deepa (21 tuổi) và Pooja (18 tuổi).
Tất cả 10 thành viên trong gia đình ông Roseturai đều bị bạch tạng và hiện họ đang phải sống trong một căn hộ nhỏ bé chỉ có duy nhất một phòng ngủ tại Delhi, Ấn Độ. Ông Roseturai đã kết hôn với bà Mani vào năm 1983 trong một cuộc hôn nhân được sắp đặt từ phía hai gia đình.
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng gia đình ông sống rất hạnh phúc.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn các phóng viên tờ The Sun, ông Roseturai, 50 tuổi, cho biết: “Cha mẹ chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi kết hôn với nhau là hoàn toàn phù hợp bởi cả hai đều có chung hoàn cảnh. Ở thành phố Tamil Nadu quê hương tôi, mọi người quan niệm rằng, khi bạn kết hôn với một người bạch tạng, điều may mắn và sự giàu có sẽ đến với bạn. Tuy nhiên, tôi lại thấy điều đó hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn và đặc biệt khi những người xung quanh luôn coi chúng tôi là những người mang bệnh đồng thời đối xử với chúng tôi như những người xa lạ.”
Họ chỉ sống trong một căn hộ nhỏ bé có duy nhất một phòng ngủ tại Delhi.
Ông Roseturai chia sẻ: “Khi chúng tôi chuyển đến Delhi, mọi người ở đây có vẻ cởi mở hơn một chút. Nhưng họ nghĩ chúng tôi là người nước ngoài. Tôi đã từng nghe thấy mọi người gọi chúng tôi là “Angrez” (nghĩa là người Anh). Thật khó để giải thích với họ.”
Đám cưới của ông Roseturai và bà Mani vào năm 1983
Về phần mình, bà Mani, 45 tuổi, thừa nhận rằng, bà đã từng có ý định tới bệnh viện để cắt bỏ tử cung vì không muốn những người con của mình lại bị bạch tạng giống như bà và ông Roseturai. Bà chia sẻ: “Tôi không muốn các con tôi phải chịu đựng cuộc sống khó khăn như bố mẹ chúng. Nhưng khi các bác sĩ trông thấy tôi, họ đã tỏ ra rất sợ hãi và từ chối thực hiện yêu cầu của tôi. Hiện tại tất cả 7 người con và một cháu ngoại của tôi đều bị bạch tạng. Dù cuộc sống khó khăn nhưng chúng tôi rất hạnh phúc. Tôi nghĩ đây là một món quà từ thượng đế và chúng tôi sẽ sống một cuộc sống tốt nhất mà chúng tôi có thể.”
Hai chị em Deepa (phải) và Pooja (trái)
Bà Mani cho biết thêm, những người con của ông bà đều phải theo học tại các trường dành cho người mù và phải sử dụng kính lúp để đọc sách. Bên cạnh đó, họ rất khó tìm việc làm có thu nhập do thị lực của những người bạch tạng thường rất kém.
Bé Dharamraj – 2 tuổi, con trai của chị Renu và người chồng cũng bị bạch tạng, anh Rosheh
Anh Vijay, 25 tuổi, con trai cả của ông Roseturai cho biết: “Tôi có đủ khả năng để có thể làm việc trong lĩnh vực tin học, tuy nhiên thị lực của tôi khiến các ông chủ đều từ chối nhận tôi vào làm. Tuy nhiên, khi tôi có thể tiết kiệm đủ tiền để cưới vợ, tôi cũng sẽ lấy một cô gái bị bạch tạng giống như tôi bởi những người có chung hoàn cảnh thường dễ thông cảm cho nhau hơn.”
Hiện tại, Tổ chức Guinness đang hoàn tất việc xác minh hồ sơ và gia đình ông Roseturai sẽ sớm được công nhận là gia đình có số thành viên bạch tạng lớn nhất. Trước vinh dự này, ông Roseturai xúc động nói: “Chúng tôi là một đại gia đình, và đây là cơ hội tốt để mọi người biết đến chúng tôi nhiều hơn.”
Theo BĐVN
Phát hiện chim cánh cụt bạch tạng lạ kỳ
Các nhà khoa học vừa phát hiện một con chim cánh cụt chinstrap "bạch tạng" ở Nam Cực vào hôm thứ Hai vừa qua.
Chim cánh cụt chinstrap bình thường có lông bụng màu trắng và lông ở lưng và viền dưới cổ màu đen. Tuy nhiên, nhóm thám hiểm Nam Cực của tạp chí National Geographic đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một con chim cánh cụt chinstrap "bạch tạng" trên hòn đảo South Shetland ở Nam Cực.
Con chim cánh cụt chinstrap mắc hội chứng isabellinism
Chú chim cánh cụt trông giống bị bạch tạng, nhưng thực chất nó có lông ở lưng màu vàng xám. Hiện tượng màu lông của chim cánh cụt bị thay đổi là do hội chứng đột biến gen có tên là isabellinism.
Hội chứng isabellinism làm loãng chất nhuộm màu lông của chim cánh cụt. Kết quả, phần lông màu đen của chúng thường chuyển thành vàng xám hoặc nâu nhạt.
Về mặt chuyên môn, hội chứng isabellinism hoàn toàn khác với hội chứng bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện một số cá thể của loài chim cánh cụt khác bị mắc hội chứng isabellinism, như loài chim cánh cụt Ấn Độ ở Nam Cực hay loài chim cánh cụt magellanic ở bờ biển Nam Mỹ.
Phần lớn các loài chim cánh cụt có lông ở lưng màu đen, giúp chúng ngụy trang khỏi kẻ thủ và con mồi khi bơi dưới nước. Vì thế, tiến sĩ P. Dee Boersma, chuyên gia về chim cánh cụt thuộc đại học Washington (Mỹ), phỏng đoán hội chứng isabellinism ảnh hưởng nhiều hơn tới những loài chim cánh cụt trên đảo South Shetland - khu vực được bao trùm bởi màu trắng của băng.
Theo BĐVN
Tìm thấy rắn bạch tạng 2 đầu cực quý hiếm Một con rắn 2 đầu và bị bạch tạng cực kỳ quý hiếm đã được các nhà sinh vật học tại Florida, Mỹ tìm thấy. Mới đây, các nhà sinh vật học tại viện nghiên cứu Sunshine Serpents tại bang Florida (Mỹ) đã tiến hành ấp 7 quả trứng của loài rắn sữa Honduras. Nhưng họ đã thực sự bất ngờ khi có...