Gia đình bị chia cắt vì lệnh ngừng cấp visa của Trump
Hồi đầu tháng ba, Poorva Dixit vội vã mua vé từ Mỹ về Ấn Độ sau khi biết người mẹ 72 tuổi ngã khỏi giường và đang nguy kịch.
Cô quyết định để lại hai con nhỏ và chồng ở California vì Covid-19 đang lan rộng toàn cầu. Dixit và chồng cô đều là công dân Ấn Độ, đã sống ở Mỹ hơn 10 năm, còn các con của họ là công dân Mỹ.
Là một nhân viên phát triển phần mềm với giấy phép làm việc tạm thời tại Mỹ, Dixit biết rằng để quay về Mỹ, cô sẽ phải đến lãnh sự quán ở Mumbai để được đóng dấu visa mới trong hộ chiếu, yêu cầu với một số người có visa Mỹ khi ra nước ngoài.
Tuy nhiên, hôm 16/3, một ngày trước cuộc hẹn đóng dấu visa, lãnh sự quán Mỹ đóng cửa do lệnh phong tỏa. 8 ngày sau, mẹ cô qua đời.
Vợ chồng Poorva Dixit và các con tại San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Sắc lệnh nhập cư mới được Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm 22/6 cấm những người có visa làm việc tạm thời đến Mỹ có thể khiến Dixit mắc kẹt ở Ấn Độ, xa chồng con, đến ít nhất cuối năm.
“Tôi đã mất mẹ và đang xa các con”, cô nói, cho hay đang ở với họ hàng tại ngoại ô Mumbai. “Lúc này, tôi rất rối trí”.
Dixit chỉ là một trong gần 1.000 người Ấn Độ mắc kẹt trong tình cảnh tương tự và tham gia vào một nhóm chat kín trên ứng dụng Telegram. Nhiều người như cô đã sống và làm việc hợp pháp nhiều năm ở Mỹ nhưng đang ở Ấn Độ khi Trump ra sắc lệnh mới. Họ rất bối rối và lo lắng về khả năng quay lại Mỹ.
Sắc lệnh của Trump tạm thời đình chỉ nhập cảnh với những người đến Mỹ theo một số loại visa lao động, bao gồm H-1B, loại dành cho lao động có trình độ cao, thường là trong lĩnh vực công nghệ như Dixit và chồng cô. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 24/6 cũng áp dụng với các visa L dùng cho việc chuyển giao quốc tế các nhân viên cấp cao, lao động mùa vụ, các thực tập sinh cũng như những thành viên gia đình của họ.
Có một số trường hợp ngoại lệ với sắc lệnh này bao gồm những người làm việc trong ngành công nghiệp cung cấp thực phẩm và một số nhân viên y tế tham gia chống Covid-19. Tuy nhiên, trong khi vợ chồng, con cái của các công dân Mỹ được ngoại trừ thì số phận của cha mẹ những đứa trẻ là công dân Mỹ không rõ ra sao.
Video đang HOT
Chồng của Dixit, anh Kaustubh, đang cố gắng vừa làm việc toàn thời gian vừa chăm sóc hai con gái 6 và 3 tuổi.
Dixit thường gọi điện cho các con, có khi vài tiếng một ngày, cố gắng gần gũi con bằng cách đọc sách và hát cho chúng nghe để chồng cô làm việc. Nhưng cô sợ rằng sự chia cắt này sẽ gây ra hậu quả tâm lý lâu dài, nhất là với con gái út khi cô bé ngày càng chán những cuộc điện thoại. Con gái lớn đã viết lên bức ảnh gia đình trên tủ lạnh rằng mình “mãi mãi sống một cách buồn bã”.
Vợ chồng Poorva Dixit và các con tại San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng cho hay biện pháp trên là cần thiết để dành cơ hội việc làm cho người Mỹ, khi hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp do Covid-19. Tuy nhiên, 6 người Ấn Độ trong nhóm chat trên Telegram, trong đó Dixit, cho hay họ vẫn làm công việc ở Mỹ suốt đại dịch.
Vinod Albuquerque, một tư vấn viên kinh doanh 41 tuổi, tiếp tục làm việc từ xa cho công ty ở Atlanta từ khi phải trở về thành phố Mangalore, Ấn Độ, gấp hồi tháng hai do bố bị đột quỵ.
Anh để lại con trai 6 tuổi và người vợ dự kiến sinh con vào tháng 9 tới tại Mỹ. Anh cũng không thể giải quyết visa vì lãnh sự quán đã đóng cửa và hiện mắc kẹt tại Ấn Độ.
“Thật không công bằng”, Albuquerque nói. “Chúng tôi hiểu có thể sắc lệnh này ảnh hưởng những người mới xin visa H1-B chưa từng đến Mỹ, nhưng những người như chúng tôi bị thiệt hại gấp đôi. Tôi vẫn đóng góp cho nền kinh tế và đang bị đánh thuế ở Mỹ”.
Người Ấn Độ sục sôi lửa giận với Trung Quốc
Quan chức Ấn Độ đòi đóng cửa nhà hàng Trung Quốc, trong khi người dân đập phá TV "made in China" sau vụ đụng độ biên giới đẫm máu.
Cơn thịnh nộ với Trung Quốc đang bùng nổ khắp Ấn Độ, xuất phát từ việc 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong vụ xô xát ở biên giới tranh chấp tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh trên dãy Himalaya vào tối 15/6. Các nguồn tin tiết lộ sau khi đại tá Bikkumalla Santosh Babu, chỉ huy đội tuần tra Ấn Độ, bị lính Trung Quốc đẩy xuống vực, hàng trăm binh sĩ hai nước đã lao vào ẩu đả bằng gạch đá và gậy.
Sonam Joldan, một giáo viên sống tại khu vực Ladakh gần biên giới, bày tỏ lòng yêu nước khi chứng kiến đoàn xe tải 100 chiếc của quân đội Ấn Độ hướng về tiền tuyến, đi lên dãy Himalaya hôm 18/6. "Ấn Độ không thể mãi nhìn Trung Quốc lấn tới. Họ phải bị ngăn chặn ở mức độ nào đó", Joldan cho hay, nói thêm rằng cái chết của những binh sĩ Ấn Độ là "điều không thể tha thứ được".
Lễ tang Sunil Kumar, một trong những binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ ở biên giới, được tổ chức tại thành phố Maner, bang Biha, hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Các tướng quân đội hai nước hôm qua tiếp tục gặp mặt để thảo luận về biện pháp xuống thang căng thẳng tại biên giới. Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc cũng nhất trí giảm căng thẳng sau cuộc điện đàm hôm 17/6.
Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã lấn vào khoảng 60 km2 tại khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền ở Ladakh và không có dấu hiệu rời đi. Giới chuyên gia quân sự cùng hình ảnh vệ tinh cũng chỉ ra rằng lực lượng Trung Quốc chưa rút lui. Theo các quan chức tình báo phương Tây, Ấn Độ sẽ không chấp nhận điều này và khả năng hai bên tiếp tục đụng độ vẫn rất cao.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như không muốn leo thang xung đột với Trung Quốc, đất nước có tiềm lực quân sự mạnh hơn. Tuy nhiên, ông vẫn thể hiện thái độ cứng rắn và ám chỉ sẽ không lùi bước. "Ấn Độ muốn hòa bình. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích, chúng tôi có thể đáp trả thích đáng", Modi phát biểu trên truyền hình.
Theo bình luận viên Jeffrey Gettleman của NY Times, bất cứ khi nào rơi vào thế khó, Thủ tướng Ấn Độ luôn có thể trông cậy vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc tại nước này. Tinh thần đó đã phát huy tác dụng vào giai đoạn đầu của Covid-19, khi 1,3 tỷ dân tuân thủ nghiêm ngặt lệnh phong tỏa toàn quốc vì lợi ích của đất nước.
Hôm 18/6, thi hài đại tá Santosh Babu được đưa qua các con phố tại thành phố Suryapet trong một chiếc xe quân sự. Khi đoàn xe đi qua, người dân đứng trên ban công giơ tay chào kiểu nhà binh để nói lời vĩnh biệt ông.
Cùng ngày, Indian Express, một trong những tờ báo hàng đầu Ấn Độ, đưa tin chính phủ nước này đang chuẩn bị hủy hợp đồng xây đường sắt lớn với một công ty Trung Quốc. Đây có lẽ chỉ là bước mở đầu cho chuỗi những hành động chống lại Trung Quốc sắp tới của Ấn Độ.
"Chúng ta nên khía hàng nghìn vết thương vào Trung Quốc. Chúng ta cần tấn công vào điểm đau đớn nhất của họ. Đó chính là kinh tế", cựu thiếu tá quân đội Ấn Độ Ranjit Singh cho biết khi kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cũng lan rộng khắp đất nước nhằm theo đuổi mục tiêu này, bất chấp nỗ lực hạn chế tụ tập của cảnh sát do lo ngại nCoV lây lan.
Liên minh Thương nhân Toàn Ấn Độ (CAIT), tổ chức hàng đầu của các doanh nhân nước này, kêu gọi cả nước tẩy chay những hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc, như đồ chơi, đồ điện tử, sản phẩm dệt may, nhằm giảm khoảng 13 tỷ USD giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tính đến cuối năm sau.
Họ còn thuyết phục các diễn viên và ngôi sao thể thao ngừng quảng bá những thương hiệu của Trung Quốc và tham gia làn sóng tẩy chay. "Quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công tàn bạo. Vào những thời điểm nhất định, chúng ta phải từ bỏ một số hoạt động vì tổ quốc", Praveen Khandelwal, tổng thư ký CAIT, phát biểu.
Ngay cả giới chức Ấn Độ cũng ủng hộ quyết tâm này. "Trung Quốc là một đất nước gian dối. Ấn Độ nên tẩy chay tất cả hàng hóa Trung Quốc. Những khách sạn đang phục vụ đồ ăn Trung Quốc cũng nên bị đóng cửa ở Ấn Độ", Ramdas Athawle, quan chức bang Maharashtra, viết trên Twitter.
Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ đề nghị các công ty viễn thông, cả nhà nước lẫn tư nhân, không sử dụng thiết bị của Trung Quốc, giữa lúc họ chuẩn bị đầu tư hàng tỷ để xây dựng mạng 4G và 5G.
Đám đông biểu tình đốt hàng hóa Trung Quốc tại New Delhi, Ấn Độ, hôm 18/6. Ảnh: AFP.
"Người Ấn Độ vô cùng tức giận sau vụ đụng độ bạo lực khiến các binh sĩ của chúng tôi thiệt mạng. Chúng tôi là một quốc gia có trách nhiệm, nhưng trong một nền dân chủ, người dân có quyền bày tỏ sự bất mãn và nỗi đau buồn", Shahnawaz Hussain, phát ngôn viên đảng Bharatiya Janata cầm quyền, cho hay.
Tuy nhiên, mục tiêu tẩy chay hàng Trung Quốc không dễ dàng với Ấn Độ. Hầu hết điện thoại, cũng như vô số mặt hàng khác, tại nước này được sản xuất ở Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, từ 3 tỷ USD năm 2000 lên hơn 95 tỷ USD hồi năm 2018. Tính đến năm ngoái, thâm hụt thương mại giữa hai nước lên gần 60 tỷ USD, với Trung Quốc là bên hưởng lợi.
Bất chấp nhiều khó khăn, phía Ấn Độ vẫn thể hiện quyết tâm quay lưng với nước láng giềng. Các hãng truyền thông Ấn Độ đang đăng hướng dẫn cách xóa những ứng dụng của Trung Quốc, như TikTok, khỏi điện thoại.
"Chúng ta có thể phá vỡ xương sống kinh tế của Trung Quốc. Hãy tránh xa hàng hóa của họ. Nếu bạn sở hữu bất kỳ món đồ Trung Quốc nào trong nhà, xin hãy ném chúng đi", cựu thiếu tá Singh kêu gọi.
"Hãy chụp ảnh những sản phẩm Trung Quốc bị ném ra ngoài đường và lan truyền các bức ảnh đó. Hãy để chúng chạm tới Trung Quốc, để họ biết rằng đây là cách chúng ta nghĩ về họ", ông nói thêm.
Biên giới Ấn - Trung thành ngòi nổ xung đột ở Nam Á Sáu tiếng ẩu đả chết người ở biên giới Ấn - Trung Đêm ẩu đả đốt nóng căng thẳng biên giới Ấn-Trung
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ tại New Zealand Ngày 14/6, hàng nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Auckland của New Zealand, trong bối cảnh các cuộc tuần hành tại nước này ủng hộ phong trào "Quyền sống của người da màu" và lôi kéo sự chú ý đối với tình trạng phân biệt trong nước đã bước sang tuần thứ 2....