Gia đình bị can chết ở trại tạm giam bức xúc việc chôn cất
Chị tôi bị giam gần chín tháng trời, khi chết nhiềnhà mà lại chôn cất nơi xa lạ, người nhà nữ bị can chết ở trại tạm giam nói.
Ngày 11/10, chị Trần Thị Huyền Nga, em gái chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cho biết gia đình rất bức xúc khi nguyện vọng được chôn cất chị Yến ở quê nhà không được cơ quan công an giải quyết.
Chị Nga cho hay sau khi pháp y khám nghiệm thi thể chị Yến xong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, đầu giờ chiều 8/10, gia đình chị có nguyện vọng được đưa thi thể người chết về quê ở thôn Phước Lương (xã An Cư) để lo hậu sự.
Gia đình đau đớn trước cái chết của chị Trần Thị Hải Yến.
“Tuy nhiên, ông Trần Việt Cường – phó trưởng Công an huyện Tuy An không đồng ý, mà nói với cha mẹ tôi là công an sẽ tẩm liệm, sau đó giao cho gia đình đưa về quê an táng. Ông Cường còn hướng dẫn mẹ tôi viết đơn xin cơ quan chức năng được nhận xác chị Yến về chôn cất. Lúc đó, người thân trong gia đình đã đào sẵn huyệt ở nghĩa trang thôn Phước Lương để chờ đưa quan tài chị tôi về chôn. Khoảng 16h ngày 8/10, gia đình chúng tôi rời nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên để về quê lo việc chuẩn bị tang ma, chỉ có một chị gái của tôi ở lại nơi quan tài chị Yến. Khi chúng tôi đi được nửa đường thì chị tôi điện thoại nói công an đã chở quan tài chị Yến đi chôn ở nghĩa trang Thọ Vức (TP Tuy Hòa), cách nhà chúng tôi hơn 30km. Khi cả gia đình tôi đến được nghĩa trang thì việc chôn cất chị đã xong. Thật đau đớn, chị tôi bị giam gần chín tháng trời, khi chết nhiều người thân còn chưa thấy mặt, vậy mà công an không cho gia đình tôi được chôn cất chị ở quê nhà mà lại chôn cất nơi xa lạ, cách trở”, chị Nga nghẹn ngào.
Chiều 10/10, đại tá Nguyễn Trung Nghĩa – người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên cho biết việc chôn cất chị Trần Thị Hải Yến được thực hiện theo Nghị định 89 ngày 7/11/1998 của Chính phủ về tạm giữ, tạm giam. “Các cơ quan pháp luật đã họp và thống nhất áp dụng Nghị định 89 để an táng đối với trường hợp bị can Trần Thị Hải Yến. Đây là việc làm đúng quy định pháp luật” , ông Nghĩa nói.
Video đang HOT
Khi được hỏi trong nghị định nêu trên có quy định trong trường hợp thân nhân người chết có đơn đề nghị nhận thi thể người chết để chôn cất và được chính quyền địa phương xác nhận thì có thể giải quyết cho họ, như trường hợp gia đình chị Yến đã đề nghị, thì ông Nghĩa nói đang bận họp nên chưa trả lời.
Luật sư: Cách giải quyết chưa phù hợp
Luật sư Ngô Minh Tùng (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) cho rằng: “Có lẽ Công an tỉnh Phú Yên căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 89 có quy định “…Trường hợp thân nhân người chết làm đơn đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa phương thì có thể bàn giao thi hài đó cho họ” để không bàn giao thi thể chị Yến cho gia đình. Bởi lẽ cụm từ “thì có thể” được hiểu là có thể bàn giao hoặc có thể không bàn giao.
Nếu gia đình có làm đơn xin nhận thi hài nhưng chưa có xác nhận của chính quyền địa phương thì cơ quan chức năng có thể hướng dẫn họ đến chính quyền xác nhận để đủ điều kiện. Nếu có một lãnh đạo Công an huyện Tuy An nhận đơn của gia đình chị Yến nhưng không chấp nhận yêu cầu thì phải giải thích chứ không thể nói gia đình về lo hậu sự, còn công an lại đem chôn nơi khác, như vậy là chưa phù hợp”.
Theo Tri thức
Vụ "kêu oan rồi chết trong trại giam": Cơ quan chức năng né trả lời
Nhiêu bât thương xung quanh cái chết cũng như việc không giao xác bị can cho gia đình mai táng.
Liên quan vụ bị can Trần Thị Hải Yến chết trong nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An (Phu Yên), ngày 10-10, luật sư Ngô Minh Tùng (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên), người bào chữa cho bị can Yến, cho biết: Gia đình chị Yến đang yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân cái chết của chị và vì sao công an không giao thi thể chị Yến cho gia đình mai táng.
"Tưởng đưa về nhà, họ lại đem chôn"
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Liễu (mẹ chị Yến), gia đình rất bức xức vì không được mai táng chị Yến theo phong tục.
Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên (ngoai cung bên phai), thăm hoi, động viên cha mẹ nạn nhân Trần Thị Hải Yến. Ảnh: TẤN LỘC
Bà Liễu kể: "Chiều 8-10, khi việc khám nghiệm tử thi sắp xong, Công an huyện Tuy An yêu cầu gia đình tôi làm đơn xin đưa thi thể con gái về nhà mai táng. Ngay lúc đó, vợ chồng tôi viết đơn, cùng ký và gửi cho ông Trần Việt Cường, Phó Công an huyện Tuy An và ông này bỏ đơn vào túi. Sau đó, họ bảo chuẩn bị đưa về mai táng nên vợ chồng tôi vội vàng về nhà trước để chuẩn bị lo hậu sự cho con gái. Chúng tôi để con gái Trần Thị Diệu Hiền (chị của Yến) ở lại. Theo Hiền, trên đường chở thi hài, họ đưa thi hài Yến đến chôn tại nghĩa trang Thọ Vức, TP Tuy Hòa dù Hiền ngồi trên xe chở thi hài la khóc, ngăn cản. Nghe con gái gọi điện thoại báo tin, vợ chồng tôi quay lại thì họ đã chôn xong. Chúng tôi tưởng họ sẽ đưa thi hài cháu về nhà, ai dè họ mang đi chôn...".
Theo luật sư Tùng, Nghị định 89/1998 nêu rất rõ: Trường hợp thân nhân người chết làm đơn đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa phương thì có thể bàn giao thi hài cho họ. "Chị Yến có thân nhân, gia đình có đơn gửi cơ quan chức năng đang giám sát thi hài đề nghị đưa về nhà mai táng. Lẽ ra cơ quan chức năng phải hướng dẫn cho gia đình nạn nhân mang đơn đến chính quyền địa phương xác nhận để đảm bảo các điều kiện theo quy định rồi giao thi hài cho thân nhân mai táng theo phong tục. Không biết vì lý do gì, cơ quan chức năng nhận đơn của gia đình nhưng không hướng dẫn họ làm các thủ tục theo quy định mà tự đưa thi hài chị Yến đi mai táng làm gia đình bức xúc " - luật sư Tùng nói.
Né trả lời
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Yên Bình, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Phú Yên, nói: "Tôi có hỏi vấn đề này, công an trả lời là họ tổ chức mai táng bị can Yến theo Điều 25 Nghị định 89/1998 của Chính phủ. Ban Pháp chế và Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành trao đổi, rà soát các đơn thư khiếu nại liên quan đến vụ án trên và đang chờ kết luận của cơ quan điều tra nên hiện chưa có ý kiến gì về vụ việc này".
Đến VKSND tỉnh Phú Yên đăng ký làm việc với lãnh đạo thì sau gần một buổi chờ đợi, chúng tôi gặp ông Hồ Minh Tâm, Viện phó Viện KSND tỉnh - lãnh đạo duy nhất đang có mặt tại cơ quan - nhưng ông này cũng từ chối trả lời với lý do không phụ trách mảng này. Ông Tâm chỉ nói: "Công an tỉnh đã báo cáo vụ này ra tỉnh ủy, anh qua đó tìm hiểu".
Còn lãnh đạo Công an huyện Tuy An trả lời là công an tỉnh đang điều tra nguyên nhân cái chết của chị Yến nên huyện không phát ngôn. Liên lạc với Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Công an tỉnh về việc không giao tử thi cho gia đình, ông Nghĩa nói: "Tôi chưa nắm thông tin về việc này!".
Ban Nội chính Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên sẽ không giám sát vụ này.
Ngày 10-10, ông Nguyễn Thái Học, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên, cho biết cơ quan này đã có văn bản yêu cầu công an, VKS tỉnh Phú Yên báo cáo toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can Trần Thị Hải Yến cũng như làm rõ nguyên nhân cái chết của bị can này. Qua xem xét nội dung đơn kêu cứu của gia đình bị can Yến gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy, cho thấy như bản án phúc thẩm của TAND tỉnh đã nhận định, quá trình điều tra, truy tố, xét xử của cấp sơ thẩm có nhiều sai sót, chưa đủ chứng cứ, cơ sở để buộc tội bị can. Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chức năng, Ban Nội chính Tỉnh ủy sẽ tiến hành làm rõ chị Yến có bị oan hay không.
Bà Đặng Thị Kim Chi, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tôi chưa nghe cụ thể sự việc. Chúng tôi đang bận lấy ý kiến cho các dự án luật, chuẩn bị cho kỳ họp sắp tới. Chắc chúng tôi cũng không giám sát vụ việc này".
Theo Pháp luật TPHCM
Đã tìm thấy 2 thi thể còn lại trong hầm thủy điện Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên), ông Võ Cao Phi chi biết, sau 10 ngày nỗ lực tìm kiếm, khoảng 13h ngày 6-10, lực lượng cứu hộ mới phát hiện thi thể hai nạn nhân còn lại trong đường hầm Thủy điện La Hiêng 2, xã Phú Mỡ. Theo thượng tá Trần Văn Ký, Phó phòng Cảnh sát PCCC và cứu...