Gia đình bệnh nhi tử vong oán bệnh viện chậm chuyển tuyến
Gia đình một bệnh nhi sơ sinh đã gây náo loạn Bệnh viện đa khoa H.Hải Hậu, tỉnh Nam Định vì cho rằng con mình tử vong do bệnh viện trì hoãn việc chuyển viện.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Phi- Vũ Thị Hiền kể lại diễn biến tử vong của cháu bé – Ảnh: Văn Đông
Chị Vũ Thị Hiền (24 tuổi, ở TT.Cồn, H.Hải Hậu), mẹ cháu bé sơ sinh cho biết ngày 14.4 chị đã sinh một bé trai khỏe mạnh, nặng 3,6 kg. Hơn 1 giờ sáng ngày 15.4, bé khó thở, ho, quấy khóc và được bác sĩ bế đến khu điều trị trẻ sơ sinh điều trị.
Tuy nhiên, bệnh nhi tiếp tục sốt cao và phải đợi đến khi gia đình lớn tiếng thì bệnh viện mới đồng ý cho cháu chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Nam Định lúc rạng sáng ngày 16.4. Ngay khi vừa nhập viện, các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản đã thông báo tình trạng cháu bé đã “rất nguy kịch, cơ hội cứu sống hầu như không còn”, đến 3 giờ sáng ngày 17.4, cháu bé tử vong.
Sáng ngày 19.4, PV đề nghị làm việc với ông Hoàng Mạnh Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu nhưng các nhân viên ở đây đều cho biết ông Việt đi vắng, nhắn tin, gọi điện không trả lời. Đến hơn 18 giờ chiều cùng ngày, PV đã vào thẳng bệnh viện và gặp ông Việt ở sân cầu lông. Trả lời PV, ông Việt nói: “Muốn tìm nguyên nhân thì đến Bệnh viện phụ sản mà hỏi, bệnh nhân chết ở Bệnh viện Phụ sản chứ có chết ở đây đâu!”. Đến chiều ngày 20.4, khi PV tiếp tục đề nghị làm việc thì ông Hoàng Mạnh Việt trả lời qua điện thoại: “Về chuyên môn thì bệnh không có gì ghê gớm, chỉ là viêm phổi sơ sinh. Chúng tôi đã xử lý đúng trách nhiệm, đúng quy trình chuyên môn, không có sai sót gì. Gia đình muốn chuyển thì cho chuyển, lên Bệnh viện Phụ sản một ngày sau mới chết. Diễn biến cuối cùng tại Bệnh viện Phụ sản chúng tôi không biết. Xử lý chuyên môn của Bệnh viện Phụ sản chúng tôi không can thiệp”.
Tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định, bác sĩ Ngô Minh Chương, Phó giám đốc cho biết: bệnh nhi sơ sinh được phản ánh nhập viện lúc 5 giờ 5 phút sáng ngày 16.4, được chẩn đoán bị nhiễm trùng sơ sinh, mức độ nặng nhất là nhiễm trùng toàn thân. Bác sĩ Đặng Trọng Toàn, Trưởng khoa Sơ sinh đã trực tiếp điều trị và cho sử dụng kháng sinh cấp độ 4 rồi tăng lên đến kháng sinh cấp độ cao nhất là Imipelem nhóm mới, nhưng không hiệu quả. Cháu bé tử vong lúc 3 giờ sáng ngày 17.4 do sốc nhiễm trùng gây suy đa tạng”.
Trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhi sơ sinh này không có chẩn đoán viêm phổi. Bác sĩ Chương cũng cho biết nhiễm trùng sơ sinh là một trong 2 loại bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh, diễn biến bệnh rất phức tạp và tỉ lệ tử vong rất cao, lên tới từ 13 – 50% số trẻ sơ sinh mắc bệnh.
Video đang HOT
Văn Đông
Theo Thanhnien
Cầu lợp mái lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Được xây dựng từ thời Lý, cầu Thượng ở làng Kênh (huyện Trực Ninh, Nam Định) là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam.
Cầu Thượng ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) được xây vào đời Lý sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Con đường độc đạo dẫn tới chùa Cổ Lễ, ngôi chùa lớn nhất khu vực được xây vào thời vua Lý Thần Tông (trị vì từ năm 1127 đến 1138) cách làng 4 cây số đã bị cắt ngang bởi con kênh đào, khiến việc đi lại trở nên khó khăn cho các Phật tử. Theo các bậc cao niên, khi đó một phụ nữ giàu có nhưng không có con đã bỏ tiền xây dựng cầu cho bà con đi lại.
Cụ Lương Thế Hoạt, 85 tuổi, cho biết theo tiền nhân kể lại thì toàn bộ hệ thống mố cầu xưa kia được làm bằng đá xanh nguyên khối, nặng hàng tấn, vận chuyển bằng bè theo đường sông Hồng. Những thợ mộc có tay nghề cao khắp trấn Sơn Nam xưa được thuê về dựng cầu.
Cầu có 5 gian, dài hơn 10 m, rộng 4 m, cao 3 m tính từ mặt sàn lên, hai bên đều có bục để ngồi. Từ sơ khai, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói) chứ không lợp ngói, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Chỉ khi nào lớp bổi đã mục thì người dân lợp lớp mới. Ngày nay, cầu được lợp bằng lá cọ.
Cầu đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883, 1904 và 2014. Trong khi tu bổ, đặt thượng lương, thợ đều khắc ghi trên hệ thống vỉ cột bằng chữ Hán. Trong ảnh là hàng chữ: "Kiến Phúc nguyên niên Giáp Thân mạnh hạ nguyệt thập nhị nhật lương thời thượng lương thụ trụ" (đặt thượng lương vào giờ tốt ngày 12 tháng 4 năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất - 1884).
Hệ thống cột cũ đan xen với cột mới cùng những dây níu mái bằng mây đan hình đồng tiền rất đẹp mắt.
Mặt sàn, khung cầu, vì kèo mái đều được làm bằng gỗ lim, trải qua hàng trăm năm vẫn không mối mọt.
"Trước đây mỗi buổi trưa hè, người dân thường ra cầu nghỉ ngơi, hóng mát, buổi tối trai tráng trong làng luyện tập võ nghệ ngay phần sân trước cầu", ông Lương Minh Lại, người sống gần cầu cho biết. Trên bục cầu hiện vẫn còn khắc một bàn cờ cổ do người xưa lên cầu chơi cờ để lại.
Căn cứ hệ thống chữ Hán khắc trên vỉ kèo, cột, Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, cầu Thượng làng Kênh là cây cầu gỗ mái lợp bổi duy nhất ở Việt Nam.
Hà Thành
Theo VNE
Vụ nổ khu đô thị Văn Phú: Vật gây nổ là bộ phận của một tên lửa? Tiết lộ mới nhất từ Bộ Tư lệnh Công binh, vật gây nên vụ nổ kinh hoàng ở khu đô thị Văn Phú- Hà Đông có thể là khoang chiến đấu từ một tên lửa, ngư lôi hoặc thủy lôi. Theo thiếu tá Đoàn Văn Vững - Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn - Bộ Tư lệnh...