Gia đình bé trai chết đuối ở Sài Gòn được bồi thường 120 triệu đồng
Chấp nhận một phần yêu cầu của gia đình bé trai tử vong ở hồ bơi, tòa buộc Cung văn hóa Lao động TP HCM bồi thường hơn 120 triệu đồng.
Ngày 11/10, sau nhiều ngày nghị án, TAND quận 1, TP HCM, chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hoàng Oanh (mẹ bé trai tử vong ở hồ hơi), buộc Cung văn hóa Lao động TP HCM bồi thường cho gia đình hơn 120 triệu đồng về tổn thất tinh thần và mai táng phí.
Quá trình khởi kiện, bà Oanh yêu cầu bị đơn bồi thường 300 triệu đồng.
Cung văn hóa Lao động nơi con trai bà Oanh đuối nước. Ảnh: Hải Thuận.
Theo nội dung vụ kiện, ngày 6/8/2015, cháu Tùng (11 tuổi, con bà Oanh) đến hồ bơi Cung văn hóa Lao động cùng nhóm bạn tại khu vực dành cho người lớn. Hồ dài khoảng 50 m, sâu 2 m. Một lúc sau nhân viên hồ bơi phát hiện cậu bé chìm dưới đáy hồ nhưng không cứu kịp.
Bà Oanh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai hoàn toàn do lỗi của đơn vị chủ quản hồ bơi. Họ không có các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết, không có người cứu hộ kịp thời.
Video đang HOT
Tùng là con duy nhất của vợ chồng bà Oanh sau nhiều năm điều trị hiếm muộn. Người mẹ này chưa nguôi nỗi đau mất con, liên tục khóc tại tòa.Cung văn hóa Lao động thừa nhận một phần lỗi, chấp nhận hỗ trợ gia đình nạn nhân 120 triệu đồng.
Hải Duyên
Theo VNE
Formosa bồi thường người dân thấp nhất 2,91 triệu đồng/tháng
Thủ tướng ngày 29-9 ra quyết định về định mức bồi thường cho người dân ở 4 tỉnh miền Trung thiệt hại vì sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, với mức thấp nhất được 2,91 triệu đồng/tháng.
Chính thức ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế do Formosa gây ra - Ảnh: Đức Ngọc
Ngày 29-9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1880 về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) gây ra .
Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.
Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh nêu trên.
Ngư dân 4 tỉnh miền Trung đã chính thức được công bố mức đề bù thiệt hại
Trong đó, với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10,67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15,2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá thì định mức bồi thường là 37,48 triệu đồng/tàu/tháng...
Đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3,69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5,96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ; đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7,65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8,79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ.
Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39,37 triệu đồng/ha/tháng. Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2,91 triệu đồng/người/tháng.
Quyết định cũng quy định cụ thể định mức bồi thường nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.
Riêng đối với 3 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.
Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại, UBND tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên.
Căn cứ đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và định mức bồi thường thiệt hại, UBND tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định tổng mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp trước ngày 5-10.
Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 10-10-2016.
Đáng chú ý, theo quyết định này, thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4-2016 đến hết tháng 9-2016.
Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các đối tượng nêu trên được sử dụng từ nguồn kinh phí do Formosa bồi thường.
Trước đó, sau khi xin lỗi về sự số môi trường do mình gây ra, Formosa đã cam kết bồi thường 500 triệu USD (tương đương hơn 10 ngàn tỉ đồng)
Theo Thế Dũng (Người lao động)
Lái tàu trong tai nạn cầu Ghềnh đòi bồi thường 2,4 tỷ đồng Xác định có oan sai, TAND thị xã Thuận An, Bình Dương yêu cầu VKSND Biên Hòa (Đồng Nai) xin lỗi, bồi thường cho lái tàu trong tai nạn cầu Ghềnh 5 năm trước. TAND thị xã ThuậnAn (Bình Dương) ngày 28/9 đã tuyên án, yêu cầu VKSND TP Biên Hòa, Đồng Nai bồi thường cho ông Nguyễn Văn Túy (lái tàu SE2...