Gia đình 5 người đoàn tụ sau vụ cháy chung cư chia sẻ kỹ năng sinh tồn
“Cứ thấy khói từ tầng dưới bốc lên mạnh là tôi đóng cửa sổ, bắt ông nội và các con ở tư thế nằm rạp, cúi thấp xuống sàn nhà, thở ở vùng thấp”, người chồng thuật lại hơn 4 tiếng vật lộn với thần chết.
Cả gia đình 5 người may mắn sống sót sau đám cháy
Chiều 14/9, sau khi sức khỏe ổn định, từ khoa Cấp cứu A9, anh Nguyễn Việt Hùng cùng vợ là chị Nguyễn Thị Minh Hồng sang Trung tâm Nhi khoa ( Bệnh viện Bạch Mai) thăm 2 con đang được điều trị tại đây. Ông nội 2 bé sức khỏe ổn định, cũng đang được nằm điều trị tại khoa Cấp cứu A9.
Cả gia đình anh Hùng đoàn tụ sau vụ cháy (Ảnh: Hạnh Nguyên).
Gặp lại 2 con khỏe mạnh, anh chị hạnh phúc rơi nước mắt. Dù trước đó, rạng sáng 13/9, khi cả nhà được giải cứu khỏi đám cháy, đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, anh đã biết 2 con ổn, nhưng mỗi người nằm một nơi, anh cũng không khỏi thấp thỏm.
Trong 7 trẻ đang được điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, có gia đình anh đã được đoàn tụ, và cậu bé 6 tuổi ở giường bên có mẹ ở Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã được gặp gỡ qua video, có bà và bố thăm.
Anh Hùng cho biết, anh cảm thấy gia đình mình quá may mắn vì cả 5 người đều đã ổn định. Anh rất chia sẻ với những người hàng xóm sống cùng chung cư trong vụ cháy, có người bị thương nặng, có gia đình vẫn lạc người thân, có người đã không thể qua khỏi.
Bình tĩnh và cố gắng ngăn khói, nằm thấp xuống sàn nhà
Anh Hùng cho biết, khi phát hiện có cháy, mất điện, tối om, anh kéo cả nhà chạy thẳng lên sân thượng.
Nhưng trên sân thượng khói nhiều, khó thở. Anh Hùng vội thống nhất nhanh với vợ, kéo cả nhà quay lại phòng.
Việc đầu tiên khi vào nhà, anh đóng cửa chính rồi hô cả nhà lật tung các tủ quần áo lấy chăn, áo, gối… bất cứ thứ gì có thể thấm ướt để chặn khe cửa chính.
Video đang HOT
Tiếp đó, cả nhà vào phòng ngủ, đóng cửa và tiếp tục chặn khe cửa phòng ngủ và để cửa sổ phòng ngủ mở, dùng quạt tay liên tiếp quạt khói ra ngoài.
“Tôi và vợ trực tiếp theo dõi, cứ thấy khói từ tầng dưới bốc lên mạnh là đóng cửa sổ, bắt ông nội và các con ở tư thế nằm rạp xuống sàn, cúi thấp xuống sàn nhà, thở ở vùng thấp. Khi thấy khói đỡ hơn, lại mở cửa sổ cho không khí vào nhà và lại ra sức quạt”, anh Hùng chia sẻ.
Cả 5 con người cứ liên tục vật lộn như vậy trong khoảng hơn 4 tiếng. Tới khoảng 3h30, vòi cứu hỏa bắt đầu phun được nước đến cửa sổ nhà anh Hùng. Lúc này, anh mở cửa sổ ra để nước phun vào phòng, hết khói. Anh Hùng mới thở phào, yên tâm khi hết khói, đã có nước vào phòng, có lực lượng cứu hộ, gia đình anh sẽ thoát nạn.
Theo bác sĩ, liên quan đến cấp cứu các nạn nhân trong vụ cháy, nguy cơ ngạt khói là rất lớn, có thể gây tử vong do thiếu oxy tại chỗ, ngộ độc khí CO.
Vì thế, trong tình huống xảy ra đám cháy người dân nên phủ khăn ướt che kín miệng, mũi để tránh khói độc xộc thẳng vào có thể khiến người bệnh ngất xỉu ngay lập tức, luôn đi cúi thấp, trườn, bò vì để tránh khói, cố gắng theo lối thoát hiểm ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng, tìm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Liên quan đến vụ cháy chung cư mini, hiện vẫn còn 36 bệnh nhân đang được điều trị tại các Bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, Hà Đông, Đại học Y Hà Nội và Quân y 103.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viện hiện đang điều trị 26 ca, trong đó 22 trường hợp sức khỏe ổn định, còn 4 ca nặng.
“Hiện bệnh viện đang tập trung nhân lực, vật lực tốt nhất để cứu các bệnh nhân nặng, chăm sóc sức khỏe, tinh thần các bệnh nhân đã ổn định”, PGS Cơ nói.
Các bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện, ổn định tinh thần, đánh giá sức khỏe ổn định sẽ được xuất viện.
Bệnh nhân vụ cháy chung cư mini: Vì sao hoảng loạn nhảy từ tầng cao xuống?
Anh D.Q.T bị gãy tay khi ôm con nhảy khỏi tầng 3 của tòa chung cư mini chia sẻ: "Không nhảy không được, vì đã giật rèm cửa, chăn, khăn thấm nước, chặn các khe cửa, khói vẫn xộc thẳng vào phòng".
Dễ ngộ độc khí CO vì khói đen kịt
Các bệnh nhân vụ cháy chung cư mini đang được theo dõi chặt, đánh giá nguy cơ sau ngạt, ngộ độc khí CO. Theo chuyên gia, khí CO không chỉ khiến người bệnh ngất xỉu tại chỗ, còn có thể gây tổn thương não về sau.
BS Lê Thị Lan Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, 7 cháu nhỏ được chuyển đến cấp cứu sau vụ cháy chung cư mini đều được đánh giá nguy cơ ngộ độc khí CO và nguy cơ bỏng hô hấp.
Bệnh nhi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai đều nhanh chóng được cho thở oxy liều cao (Ảnh: Hồng Hải).
Các bệnh nhi vào viện, may mắn không bé nào khó thở, kiểm tra không phát hiện bỏng hô hấp nhưng đều bị kích thích, hoảng sợ.
"Ngay lập tức các bệnh nhi đều được chủ động thở oxy liều cao. Hiện đánh giá, tình trạng các bệnh nhi ổn định, nhưng tất cả các cháu vẫn cần theo dõi chặt nhằm phát hiện nguy cơ viêm phổi, tổn thương não sau ngộ độc khí CO", BS Lan Anh thông tin.
Bác sĩ Vũ Việt Hà, khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, các bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu dù tỉnh nhưng vẫn phải thở oxy liều thấp.
"Một số bệnh nhân có thể được ra viện trong một vài ngày tới nhưng cần đánh giá chặt, bởi khí CO ngoài gây tổn thương trực tiếp còn gây tổn thương não về sau này. Chúng tôi sẽ lưu ý theo dõi, đánh giá bệnh nhân trước khi ra viện để tránh bệnh nhân về nhà ảnh hưởng đến trí nhớ sau này", BS Hà cho biết thêm.
Theo bác sĩ, liên quan đến cấp cứu các nạn nhân trong vụ cháy sẽ có các nguy cơ sau:
Thứ nhất là ngạt khói, gây tử vong do thiếu oxy tại chỗ, ngộ độc khí CO. Đặc biệt những trường hợp cháy trong thời gian dài như vụ cháy trên, nếu người dân ở trong phòng kín lâu, ngoài khói còn khí CO dễ gây ngộ độc.
Thứ 2 là nhiệt độ cao gây ra bỏng cấp, bỏng da, bỏng đường thở, nhiệt cao gây phù nề đường thở thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thứ 3 là các trường hợp bị chấn thương do nhảy hoặc ngã từ trên cao xuống, va đập trong lúc chạy khỏi đám cháy.
Vì sao nhiều người hoảng loạn nhảy từ tầng cao xuống?
Anh D.Q.T (42 tuổi) bị gãy tay khi ôm con nhảy khỏi tầng 3 của tòa chung cư mini chia sẻ: "Không nhảy không được, vì dù đã cố gắng giật rèm cửa, chăn, khăn... thấm nước, chặn các khe cửa mà sau một lúc, khói vẫn xộc thẳng vào phòng.
Nhiệt độ phòng nóng, khói đen khó thở, nên lúc đầu tôi định bện dây đu xuống nhưng sợ không đủ thời gian, vừa nhìn thấy dưới cửa ban công thoát hiểm tầng 3 là mái nhà tôn 2 tầng, trong tích tắc tôi vứt nhiều chăn xuống, ôm con 27 tháng nhảy xuống, tiếp đó là vợ cũng nhảy xuống theo, bị gãy chân. Tôi thấy nhiều người tầng khác cũng nhảy".
Dù biết nhảy từ cao xuống nhiều rủi ro, nhưng khói đen, sức nóng khiến anh T. ra quyết định nhanh chóng, vứt chăn xuống mái tôn nhà bên cạnh và ôm con nhảy từ tầng 3 xuống (Ảnh: Hồng Hải).
Anh T. cho biết, khoảng hơn 11h đêm qua, do ban công thoát hiểm vẫn mở nên khi thấy khói lên, gia đình anh phát hiện ngay có cháy.
"Tôi vội lao xuống tầng 1 cùng mọi người chữa cháy, nhưng khói nhiều quá, mọi người lao lên. Tôi vội bảo 2 đứa lớn, là một bé gái 9 tuổi, bé trai 8 tuổi chạy lên sân thượng tầng 9 để tránh khói. Còn 2 vợ chồng và con nhỏ 27 tháng may mắn thoát nhờ nhảy khỏi nhà nhưng bị gãy tay chân", anh T. nói.
Tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), một trường hợp cũng bị gãy chân do nhảy từ tầng 7. Còn tại Bệnh viện Đại học Y, một bệnh nhân nhảy từ tầng 9 xuống bị đa chấn thương đang được các bác sĩ phẫu thuật.
Bác sĩ Hà khuyến cáo, trong tình huống xảy ra đám cháy người dân ít nhất nên phủ khăn ướt che kín miệng, mũi để tránh khói độc xộc thẳng vào có thể khiến người bệnh ngất xỉu ngay lập tức.
Tuy nhiên, việc làm này cũng không ngăn được ngộ độc khí CO nếu ở trong đám cháy lâu, phòng quá kín.
Nhưng trong tình huống có cháy, ngay lập tức làm ướt áo, vỏ chăn, khăn tắm hoặc bất cứ mảnh vải nào để bịt kín mồm miệng, cố gắng theo lối thoát hiểm ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng, tìm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Vì thế, ngay khi được cứu thoát khỏi đám cháy, các nạn nhân được cho thở oxy ngay để đảm bảo cung cấp oxy, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra các vết thương trên người, đặc biệt vết thương do ngã, va chạm sau đó chuyển vào bệnh viện để đánh giá sâu hơn.
Tại bệnh viện, các nạn nhân sẽ được đánh giá mức độ bỏng, tình trạng suy hô hấp, xem có bị tổn thương đường thở, xét nghiệm khí máu xem có bị ngộ độc khí CO.
Trường hợp bị ngộ độc khí CO sẽ được áp dụng thêm biện pháp thở oxy cao áp. Bệnh nhân bị ngộ độc khí CO có thể bị tổn thương não, hôn mê, không tỉnh lại được nên cần theo dõi sát.
Theo Công an Hà Nội, vụ cháy chung cư mini xảy ra khoảng 23h22 ngày 12/9 phố Khương Hạ. Nơi xảy ra cháy là căn nhà 9 tầng, một tum, có nhiều người mắc kẹt bên trong. Đến thời điểm hiện tại xác định hơn 100 người bị mắc kẹt tại đám cháy được giải cứu, có hơn 30 người tử vong.
Lăn xả trong khói lửa giành giật mạng sống của người dân khỏi tử thần "Trước mỗi trận chiến với "giặc lửa", tôi luôn động viên anh em, bằng trách nhiệm người lính và cả tình yêu thương, dù công việc sẽ rất gian nan, vất vả khi đối diện với ngọn lửa hung hãn nhưng các bạn phải cố gắng tiếp cận nạn nhân nhanh nhất, giải cứu mọi người..." - Thiếu tá Đỗ Văn Chiến xúc...