Giá điều giảm mạnh xuống đáy, doanh nghiệp “ngắc ngoải”
Trong giai đoạn khó khăn chung của doanh nghiệp (DN) chế biến điều trên thế giới, Hiệp hội Điều Việt Nam ( Vinacas) cho rằng các DN điều trong nước không thể cạnh tranh nhau bằng giá thấp, mà cần bình tĩnh liên kết nhau để cùng vượt qua khó khăn
Giá điều giảm mạnh
Giá điều nhân xuất khẩu hiện đã giảm xuống chỉ còn 4 – 4,15 USD/LBS, giảm 20% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là mùa vụ trước, điều bị mất mùa đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho chế biến. Tình hình giá điều nhân xuất khẩu giảm đã kéo dài từ 9 tháng qua.
Còn nhớ mới đầu tháng 4 vừa rồi, khi giá điều nhân chưa định hình, ông Tạ Quang Huyên – Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 (Bình Phước) nhận định sẽ không có chuyện giá xuống 4,2 – 4,3 USD/LBS trong tương lai gần. Nhưng thực tế là đến nay giá lại tiếp tục giảm.
Kiểm tra nhân điều sau khi tách vỏ – một khâu trong công nghệ chế biến điều Việt Nam. Ảnh: Đình Trường
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu 2018, xuất khẩu nhân điều tăng cả số lượng và trị giá so cùng kỳ năm 2017. Cụ thể đạt 141.000 tấn và 1,396 tỷ USD; tăng 21,4% về số lượng và tăng 25,3% về trị giá. Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt khoảng 29%, 17% và 15% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.
“Rõ ràng là giá đã giảm vượt mức kiểm soát và không DN nào có thể lường trước được. Đây là khó khăn chung mà các DN chế biến xuất khẩu điều đang đối diện và tìm cách tháo gỡ” – ông Huyên thừa nhận.
Theo ông Huyên, nguyên nhân giá giảm xuất phát từ sự bùng phát công suất chế biến của các nhà máy. Trong khi nhu cầu của thị trường chỉ tăng 5% thì Việt Nam – nước đứng đầu thế giới về chế biến điều đã tăng công suất lên tới 25% trong thời gian vừa qua.
Thông tin từ Vinacas, 5 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 653.000 tấn điều nguyên liệu (con số này đã bao gồm cả điều trong nước lẫn phần ít từ Campuchia). Nhưng cũng trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 653.000 tấn điều.
Như vậy, cân bằng xuất và nhập gần như bằng 0. Điều nguyên liệu tồn kho còn lại trong nước hiện còn rất ít. “Mới hết tháng 5 đã hết nguyên liệu. Tại thủ phủ điều Bình Phước, đã có khoảng 80% các DN và cơ sở chế biến phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu” – ông Huyên cho biết.
Video đang HOT
Tình hình đóng cửa nhà máy cũng diễn ra tương tự ở tỉnh Long An, hiện chỉ có 12/33 DN chế biến điều còn hoạt động. Lượng nhân điều trong nước xuất ra quá nhiều nên thương lái quốc tế có cơ hội ép giá. “Phần nguyên liệu sụt giảm của Ấn Độ không nhiều bằng phần tăng của ta. Phần dư nguyên liệu cục bộ đã chế biến gần hết trong các tháng vừa rồi. Đó là nguyên nhân khiến giá giảm” – ông Nguyễn Duy Tuân của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An nói.
Theo nhận định của ông Huyên, mức giá xuất khẩu hiện nay không thể thấp hơn được nữa. Giá sẽ bắt đầu phục hồi từ tháng 6 này. Với tư cách là Phó Chủ tịch Vinacas, ông Huyên đề nghị thời gian tới, các DN phải đoàn kết, bình tĩnh không bán thấp bằng mọi giá để níu giữ mức giá chung.
“Thực tế, thị trường điều thế giới vẫn tiếp tục mua hàng chế biến của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng điều vẫn tăng trưởng 5%/tháng và đây sẽ là cơ hội để DN tiếp tục ổn định lại tổ chức sản xuất” – ông Huyên chia sẻ.
Không thể cạnh tranh bằng giá thấp
Trao đổi tại buổi tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh điều 5 tháng đầu năm vừa tổ chức, ông Nguyễn Duy Tuân – Tổng Giám đốc Lafooco (Long An) cho biết, không riêng gì Việt Nam, các DN điều ở Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn chồng chất.
Theo lời ông Tuân, tại vùng Kollam – thủ phủ điều của Ấn Độ, nhiều DN đã phải nộp đơn xin giải cứu lên Chính phủ. Từ đầu năm, các DN này nhập điều nguyên liệu với giá rất cao từ châu Phi. Nhưng giá bán thấp hiện nay khiến hơn 70% DN chế biến phải bán tháo, đóng cửa… Chính phủ Ấn Độ đã phải họp bàn giải pháp đề nghị ngân hàng trung ương giãn nợ hoặc hạ thấp lãi suất để hỗ trợ DN.
Việt Nam dù mua nguyên liệu từ châu Phi sau Ấn Độ với giá hợp lý hơn nhưng cũng gặp không ít khó khăn do giá bán điều nhân xuất khẩu thấp. “Tình hình này diễn ra ở hầu khắp các DN quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ do phải chịu đựng mức giá giảm quá lâu. Họ tìm cách bán nhanh, bán tháo hoặc giảm giá bán xuống để xoay vòng vốn” – ông Tuân giải thích.
Trước lo ngại các DN cạnh tranh nhau bằng giá thấp sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu cả nước, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch Vinacas cho rằng từ nay đến lúc bình ổn, các doanh nghiệp phải tổ chức lại quy trình sản xuất, nhất là DN lớn phải tự cứu chứ không trách các DN, cơ sở nhỏ lẻ được.
Giá thành hạ không phải vấn đề cốt tử trong kinh doanh hạt điều. Các DN không thể mãi cạnh tranh nhau bằng giá thấp. Việc hạ giá bán để xoay vòng vốn hoặc để tồn tại không đem lại lợi ích gì cho bản thân, cho cộng đồng DN lẫn người nông dân. “Khi ổn định sản xuất và giữ được giá thành hợp lý, DN thu mua nguyên liệu từ nông dân cũng với giá tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành” – ông Thanh nhấn mạnh.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh điều gặp nhiều khó khăn trong năm nay, ông Thanh cho biết toàn ngành vẫn kiên trì chủ trương “giảm lượng tăng chất” với sản lượng điều nhân xuất khẩu duy trì ở mức phù hợp, nâng tỷ trọng chế biến sâu lên 10%; tổng kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trên 3,7 tỷ USD.
Theo Danviet
Dồn lực cứu vườn điều thoát cảnh "tiêu điều" chưa từng có
Không lâu nữa mùa mưa sẽ kết thúc, nhưng không ai dự đoán được thời tiết có lại thất thường như đầu năm 2017. Những biện pháp chăm sóc khẩn trương đang được tích cực triển khai để chuẩn bị cho vụ thu hoạch tiếp theo, sau vụ điều 2017 thất bát...
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), ngành điều trong nước chưa từng chứng kiến tình trạng khó khăn như mùa vụ 2017 khi năng suất, sản lượng đều giảm kỷ lục.
Làm ngay từ bây giờ
Cũng là người trồng điều, ông Nguyễn Văn Rung - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã An Viễn (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết từ giữa tháng 10, Hội ND đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn cho nông hộ ngay tại vườn điều về công tác vệ sinh, tỉa cành, tạo tán cho đến bón phân, phun thuốc...
Ngành điều trong nước chưa từng chứng kiến tình trạng khó khăn vì sâu bệnh và thời tiết như mùa vụ 2017. Ảnh: N.V
"Cần vận động nông dân cắt tỉa cành sâu bệnh, khô; bón phân và phun thuốc trừ sâu bệnh hại. Việc bón phân phải thực hiện từ nay cho đến trước ngày 15.11. Các chi cục trồng trọt và BVTV cần liên tục theo dõi tình hình khí hậu, tăng cường tính dự báo diễn tiến sâu bệnh để đề xuất biện pháp kịp thời tới người sản xuất". Ông Trần Công Khanh -
GĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều
"Nhưng An Viễn có nhiều điều kiện thuận lợi. Ở những vùng sâu, vùng xa, đồi dốc, bà con còn nghèo khó, nhiều diện tích điều hư hại nặng chưa phục hồi chưa hoàn toàn" - ông Rung nói.
Ông Rung kể do ảnh hưởng sâu bệnh hại từ đầu năm; cộng thêm từ tháng 7 đến nay lượng mưa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều ở hầu khắp các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của ND trong việc đầu tư phục hồi vườn điều.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều, rà soát từ tháng 9 - 10, có khoảng 40% diện tích điều phát triển bình thường; 40% đang giai đoạn phục hồi, ra chồi và lá non; 20% còn lại phục hồi kém hoặc không có biểu hiện phục hồi.
Đánh giá thực tế cụ thể hơn ở 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng; từ tháng 8 đến tháng 10; có khoảng 10% diện tích điều bị sâu bệnh từ đầu năm không có biểu hiện phục hồi (không nảy chồi, rụng lá hoàn toàn) nhưng cành vẫn tươi; 15 - 20% có khả năng phục hồi nhưng chậm. Mặt khác do cây nẩy chồi, ra lá trong mùa mưa (trái quy luật) nên bị bọ xít muỗi, thán thư và sâu đục thân gây hại.
Rất nhiều vườn điều ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng (Bình Phước); Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huai (Lâm Đồng) hoặc Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cây sinh trưởng tốt nhưng người dân không quan tâm tỉa cành, tạo tán. Vườn lại thiếu ánh sáng, thành nơi ẩn nấp và ủ bệnh sẽ gây thiệt hại nặng đến năng suất vụ điều sắp tới.
Không để mất trắng ở mùa sau
Theo Cục Trồng trọt, diện tích điều Việt Nam giảm liên tục trong vòng 8 năm từ 440.000ha năm 2007 xuống còn 290.000ha năm 2015. Đầu 2016, nhiều địa phương đã từng bước phục hồi vườn điều với diện tích đạt 293.000ha; dự kiến 2017 sẽ đạt khoảng 300.000ha.
Giai đoạn 2008 - 2013, năng suất điều luôn ở mức thấp dưới 10 tạ/ha. Từ 2014, khi cây điều được tập trung thâm canh, năng suất lên 12 tạ/ha. Nhưng đến đợt hạn hán 2016 và dịch bệnh năm 2017, năng suất điều giảm xuống còn 7,55 tạ/ha.
Ông Tô Văn Huấn - chuyên viên Cục Trồng trọt cho biết nhiều diện tích điều trong vùng quy hoạch là nơi có điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở hạ tầng phù hợp nhưng lại đang già cỗi, giống sinh trưởng kém, năng suất thấp. Phần này chiếm khoảng 80.000ha ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tại 2 khu vực này, cây điều phân hóa chồi, nụ hoa và trổ hoa từ tháng 1 - 3 hàng năm, đúng vào thời điểm thời tiết giao mùa nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán hoặc mưa trái mùa.
So với các vườn điều già cỗi, điều quảng canh, trồng ở vùng sâu, vùng đồi dốc hoặc chăm bón không đúng kỹ thuật..., các vườn được đầu tư thâm canh, chăm bón tốt, bị thiệt hại nhẹ hơn như ở các huyện Đồng Xoài, Đồng Phú (Bình Phước); hoặc Trảng Bom, Thống Nhất, Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Ông Rung cũng cho rằng chất lượng vườn điều cũng không đồng đều trong các nông hộ khi mục đích trồng, công chăm sóc và độ tuổi vườn khác nhau. "Việc sử dụng kỹ thuật thâm canh vẫn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất, thậm chí từ 25 - 60% trong điều kiện biến đổi khí hậu"- ông Rung khẳng định.
Cũng chia sẻ với khó khăn của nông dân bị thiệt hại nặng trong năm vừa qua, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh- Trưởng Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững cho rằng nếu ngành điều không gấp rút tổ chức lại sản xuất sẽ tiếp tục mất trắng ở mùa vụ tiếp theo. Việc tổ chức lại sản xuất cần sự vào cuộc quyết liệt và nhanh chóng hơn từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp đến ND.
Theo Danviet
Trung Quốc "bỏ" gạo chuyển sang "ăn" hạt điều Việt Nam Trung Quốc đang là thị trường chủ yếu của các sản phẩm hạt điều chế biến sâu của Việt Nam như điều nhân rang muối, hạt điều tẩm mật ong. Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), thông tin như trên tại buổi họp báo công bố Hội nghị điều Quốc tế lần thứ 9-2017 diễn ra mới...