Giá điện tăng, dân không hài lòng là lỗi của ngành điện
Trong năm 2015, giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) đạt 1.629,8 đồng/kWh (tăng 12,58 đồng/kWh so với kế hoạch), doanh thu bán điện tăng thêm 1.800 tỉ đồng.
Đây là thông tin được đưa ra trong hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của EVN, diễn ra ngày 6-1.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2015, tất cả tổng công ty điện lực đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giá bán điện bình quân từ 11 đến 17 đồng/kWh. Tính chung, doanh thu bán điện toàn tập đoàn ước đạt 233.710 tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2014.
Về kế hoạch năm 2016, EVN đặt ra chỉ tiêu giá điện bình quân toàn tập đoàn là 1.651,2 đồng/kWh. Với kế hoạch này, giá điện bình quân năm 2016 sẽ tăng khoảng 21 đồng/kWh so với năm 2015.
Ông Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2016, EVN quản lý chặt chẽ việc áp giá bán điện, chống thất thoát và nợ tiền điện.
Tuy nhiên, lãnh đạo EVN cũng nhìn nhận thời gian qua, việc vận hành hệ thống điện, cung ứng điện vẫn còn nhiều khó khăn, độ tin cậy cung cấp điện chưa cao. Các nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 sau khi đi vào vận hành bộc lộ thiếu sót về môi trường.
Video đang HOT
EVN đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị giữ ổn định giá khí trong bao tiêu và giá than đối với sản xuất điện. Cho phép các dự án điện được vay lại của Bộ Tài chính nguồn vốn ODA và các nguồn vay ưu đãi nước ngoài theo đúng các điều kiện cho vay của nhà tài trợ, không áp dụng cơ chế cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng làm tăng chi phí vay vốn. Cho phép các dự án điện được vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi nhà nước để thực hiện di dân tái định cư và chế tạo thiết bị trong nước.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng năm năm qua là giai đoạn giá điện được điều chỉnh tăng nhiều nhất. Khi tăng giá điện nhiều người phê phán, dư luận không hài lòng, đây là lỗi của ngành điện. “EVN phải giải thích, minh bạch hơn về giá điện và thay đổi nhận thức của xã hội về giá điện cũng như phát triển thị trường điện” – ông Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong khâu chăm sóc khách hàng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN phải thay đổi cách thức giao tiếp với khách hàng, làm sao để người dân cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. “Khách hàng chỉ biết đóng tiền điện đủ hằng tháng nhưng tại sao vẫn mất điện, gặp tình trạng điện chập chờn. Ngành điện phải nhận lỗi để khắc phục, EVN phải làm sao để người dân hiểu bằng những hành động, việc làm thiết thực hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo_PLO
Biểu giá điện lũy tiến: Ngành điện "ăn đậm" trên lưng người dân?
Sản lượng điện sử dụng sinh hoạt tăng từ 12 - 19% so với cùng kỳ được Bộ Công Thương lý giải là nguyên nhân khiến cho hóa đơn tiền điện tăng cao trong các tháng vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng biểu tính lũy tiến giá điện với mức cao nhất lên tới 2.500 đồng/kWh đang "đè nặng" lên vai của người dân
EVN có thể tăng doanh thu cao hơn nhờ biểu tính giá điện lũy tiến?
Trong một báo cáo mới đây về hệ thống điện và những vấn vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến ngành điện, Bộ Công Thương cho rằng tình hình thời tiết rơi vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn bất thường, nên tốc độ tăng trưởng phụ tải của toàn hệ thống điện đạt ở mức cao.
" Chát": Dùng nhiều, trả nhiều
Cụ thể, trong tháng 3 tốc độ tăng trưởng phụ tải tổng sản lượng điện năm 2014 so với cùng kỳ là 8,4%; tháng 4 là 10,6%; tháng 5 là 11,83%; tháng 6 là 11,56%. Riêng phụ tải sinh hoạt, mức độ tăng khá mạnh như: tháng 3: 19%; tháng 4: 10%; tháng 5: 12,7%; tháng 6: 12,19%.
Bộ chủ quản cũng đưa ra con số thống kê sản lượng điện sinh hoạt trong các năm từ 2011-2015 để chứng minh, tháng 5 và tháng 6 sản lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt luôn tăng cao hơn các tháng còn lại. Bộ này cho rằng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhu cầu điện sử dụng trong các tháng nắng nóng cao hơn so với các tháng đầu năm.
Dẫn chứng, trong năm 2014 - 2015, sản lượng điện sinh hoạt bậc thang tháng 4 so với tháng 3 là 18,9% và 10,6%; tháng 5 so với tháng 3 là 23,8% và 17,7%; tháng 6 so với tháng 3 là 44,4% và 36,7%. Đặc biệt tại Hà Nội, những ngày cao điểm nhất của nắng nóng lại trùng với kỳ ghi chỉ số hóa đơn tiền điện, từ ngày 5 - 25 hàng tháng, nên Bộ Công Thương cho rằng nhiều trường hợp, sản lượng điện tăng từ 1,5 đến 3 lần, dẫn đến tiền điện phải trả tăng đột biến.
Cũng theo Bộ này, để đảm bảo tính minh bạch trong việc ghi chỉ số công tơ điện, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đang triển khai hình thức ghi chỉ số bằng máy tính bảng và bộ thiết bị ghi chỉ số. Dự kiến trong kỳ tháng 7 tới, số lượng khách hàng được áp dụng biện pháp ghi chỉ số công tơ này là trên 1 triệu, chiếm tỉ lệ trên 40%.
Việc dùng nhiều phải trả nhiều nghe có vẻ hợp lý, song với một nền kinh tế thị trường thì sự hợp lý này lại đang là nghịch lý. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự nghịch lý này lại chỉ "hợp" và tồn tại trong ngành điện, một ngành vốn lâu nay độc quyền, luôn bị cho là thiếu minh bạch trong kinh doanh. Theo phân tích của TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, điện là ngành độc quyền, hiệu quả kinh doanh kém và luôn phải chịu sức ép về nguồn vốn để triển khai các dự án điện.
Cần tính giá mềm hơn!
Nguồn cung điện có hạn trong khi nguồn cầu chưa đáp ứng được, nếu dùng nhiều và không tiết kiệm thì có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối cung cầu điện. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Bộ chủ quản và ngành điện đưa ra biểu tính lũy tiến, tức là càng dùng nhiều càng phải trả nhiều, để người dân tăng cường việc sử dụng tiết kiệm điện.
Lý giải về việc áp dụng biểu tính giá này, Bộ Công Thương cũng cho rằng mục đích là để khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Bộ này còn dẫn chứng, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào... cũng áp dụng giá điện theo các bậc tăng dần. TS. Long cho rằng cách so sánh nào là "khập khiễng" khi các nước trên có trình độ phát triển, thu nhập cao hơn so với Việt Nam.
Các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm Bộ Công Thương và ngành điện rằng, trong lúc nguồn cung điện hạn chế thì việc áp biểu tính giá điện bậc thang theo hướng càng sử dụng nhiều càng phải trả nhiều là hợp lý. Song cần nhớ rằng từ ngày 16/3 khi Bộ Công Thương chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 7,5%, thì Bộ này cũng áp dụng biểu tính giá mới với mức trung bình, chắc hẳn phải "vượt" xa mức 7,5%. Vấn đề là, các mức bậc thang lũy tiến mà Bộ này đưa ra liệu có hợp lý với sức chịu đựng của người dân hay không?
Phân tích kỹ hơn về biểu tính giá điện mới, mức sử dụng điện cao nhất lên tới 2.735 đồng/kWh cho cấp điện áp dưới 6 kV; 2.637 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV; 2.556 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV và từ 110 kV trở lên có cấp điện áp cao nhất là 2.459 đồng.
Điểm đáng chú ý là Bộ Công Thương và ngành điện áp dụng cách tính giá điện theo các giờ thấp điểm, cao điểm và bình thường. Theo các chuyên gia, đây là bảng tính "đánh đố" người tiêu dùng khi rất có để tính toán và phân loại được lượng điện tiêu thụ.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc áp dụng biểu tính lũy tiến với giá điện cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh là quá cao. So với mức thu nhập của người dân, tình hình kinh tế hiện nay, cùng sức cầu chưa được cải thiện nhiều, thì biểu tính lũy tiến của ngành điện đang là gánh nặng với người dân. Do vậy, đại diện Hiệp hội này cho rằng Bộ Công Thương và ngành điện cần "tính toán" để giá "mềm" hơn một chút.
Còn nhớ, khi họp báo công bố về việc điều chỉnh giá điện lên 7,5%, ông Đinh Quang Tri, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán doanh thu của Tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng nhờ tăng giá điện. Thế nhưng, với mức giá cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh, thì chắc hẳn ông lớn độc quyền EVN sẽ "ăn đậm" hơn nhờ biểu tính này?!
Theo Trí Thức Trẻ
Xem Chủ tịch EVN đối thoại với khách hàng ngành điện Với tinh thần cầu thị, lãnh đạo cao nhất của EVN đã thẳng thắn trao đổi, giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp xung quanh các vấn đề nóng của ngành như tiến độ mở cửa thị trường điện; các cơ chế ưu đãi cho năng lượng mới; CPH Dn ngành điện... Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, ông Dương...