Giá điện tại châu Âu tăng cao kỷ lục trước thềm mùa đông
Giá điện tại châu Âu đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày 26/8, báo hiệu một mùa đông khó khăn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang gây ra nhiều thiệt hại kinh tế trên khắp châu lục này.
Khói hơi bốc lên từ nhà máy nhiệt điện Niederaussem ở Đức. Ảnh: Getty Images
Tại Đức, giá điện trong hợp đồng cho năm tới đã lên đến 995 euro (995 USD)/megawatt giờ (MWh), trong khi giá trong hợp đồng tương đương ở Pháp đã vượt mức 1.100 euro, tức tăng hơn gấp 10 lần so với năm ngoái ở cả hai nước.
Tại Anh, cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết sẽ tăng mức giá điện và khí đốt gần gấp hai lần từ ngày 1/10 lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.197 USD)/năm. Ofgem giải thích quyết định này là do sự gia tăng mạnh của giá khí đốt bán buôn trên toàn cầu sau khi các biện pháp phòng dịch COVID-19 được dỡ bỏ và sự hạn chế trong nguồn cung từ Nga.
Video đang HOT
Trước tình hình đó, Cộng hòa Czech (Séc), nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), ngày 26/8 thông báo sẽ triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh về khủng hoảng năng lượng của EU “sớm nhất có thể”.
Giá năng lượng đã tăng mạnh tại châu Âu khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu lục này, và nhiều ý kiến lo ngại rằng nguồn cung sẽ còn bị giảm mạnh hơn nữa vào mùa đông trước tình hình căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến xung đột tại Ukraine.
20% lượng điện củ châu Âu được sản xuất bằng các nhà máy chạy bằng khí đốt, vì thế sự sụt giảm trong nguồn cung khí đốt sẽ khiến giá tăng lên. Giá khí đốt tại châu Âu trong ngày 26/8 đã lên đến 341 euro/MWh, gần bằng mức cao nhất từ trước đến nay 345 euro ghi nhận hồi tháng Ba.
Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine không phải là nguyên nhân duy nhất khiến giá điện tăng cao tại Pháp. Việc nhiều lò phản ứng hạt nhân bị đóng cửa do vấn đề khấu hao cũng là một yếu tố dẫn đến tình hình hiện nay. Tính đến ngày 25/8, chỉ có 24 trong số 56 lò phàn ứng do tập đoàn năng lượng EDF vận hành vẫn còn hoạt động.
Pháp giờ đây đã trở thành nước nhập khẩu điện, thay vì xuất khẩu như trước đây.
Nga để ngỏ khả năng nối lại việc bán khí đốt giao ngay cho các nước châu Âu
Ngày 15/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã để ngỏ khả năng nước này sẽ nối lại việc bán khí đốt giao ngay sau khi hoàn thành việc lấp đầy các kho dự trữ, một bước đi có thể giảm bớt áp lực tăng giá khí đốt ở châu Âu.
Một nhà máy nhiệt điện của tập đoàn khí đốt Gazprom ở Sochi, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Thủ tướng Novak không cho biết thời điểm thực hiện điều này và số lượng khí đốt bán ra, song Chính phủ Nga trước đó đã thông báo ý định tiếp tục duy trì lượng khí đốt dự trữ trong nước cho đến ngày 1/11 tới.
Phát biểu của Phó Thủ tướng Novak được đưa ra trong bối cảnh Nga đang phải đối mặt với áp lực tăng lượng khí đốt cung cấp cho các nước châu Âu. Trước đó, ngày 13/10, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố việc ổn định thị trường khí đốt là "rất quan trọng" trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt ngay trước thềm mùa Đông tới do giá mặt hàng này tăng cao và kho dự trữ giảm.
Điện Kremlin cho biết Tập đoàn khí đốt Gazprom đang cung cấp khí đốt cho châu Âu ở mức tối đa theo các hợp đồng hiện nay và bất kỳ mong muốn gia tăng lượng khí đốt cần phải được đàm phán với tập đoàn này. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết nước này sẵn sàng tăng lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine nếu Liên minh châu Âu (EU) mua nhiều hơn và Kiev đề xuất các điều kiện vận chuyển cạnh tranh.
Giá điện tại EU đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm nay, trong khi giá khí đốt tự nhiên tăng gần 800%, làm dấy lên lo ngại giá cả leo thang có thể gây bất ổn cho nền kinh tế khu vực. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng 3% - mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, kèm theo lạm phát tăng.
Hàng loạt nhà máy ở châu Âu dừng sản xuất phân bón vì giá khí đốt tăng vọt Giá khí đốt tăng vọt đã khiến hàng loạt cơ sở sản xuất phân bón của châu Âu tạm dừng hoạt động. Ảnh minh họa: Bloomberg Trong vài ngày qua, các công ty sản xuất phân bón lớn ở Na Uy, Đức, Ba Lan, Litva, Pháp, Anh và Hungary đã đồng loạt thông báo cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa nhà máy....