Giá điện không còn “cõng” chi phí xây dựng sân tennis, bể bơi?
Bộ Công thương khẳng định chi phí đầu tư của các công trình phục vụ cho mục đích phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis do EVN và các đơn vị thành viên sử dụng không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Kết luận thanh tra số 2181/2013 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Bộ Công thương cho biết tháng 6/2014 Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (thay mặt Thủ tướng Chính phủ), giao Bộ Tài chính chủ trì chỉ đạo EVN thực hiện phương án xử lý khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành tại các dự án nguồn điện của EVN.
Theo đó phương án xử lý cụ thể như sau: Chi phí khấu hao của nhà khách chuyên gia, nhà quản lý vận hành và sửa chữa điện, nhà ở trực tiếp cho người lao động tại các nhà máy điện được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Trường hợp nhà ở trực tiếp cho người lao động có thu tiền thuê thì số tiền thu được hạch toán giảm chi phí sản xuất điện.
Chi phí khấu hao của nhà đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng và công trình nhà ở khác mà EVN cho các hộ gia đình cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy điện thuê sử dụng thì không được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. EVN phải xác định đơn giá cho thuê nhà đúng quy định theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí khấu hao để thu hồi vốn đầu tư. Các chi phí dịch vụ quản lý, bảo dưỡng các công trình này EVN phải hạch toán riêng.
Video đang HOT
“Chi phí đầu tư của các công trình phục vụ cho mục đích phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis, EVN và các đơn vị thành viên sử dụng sử dụng quỹ phúc lợi hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng. Trường hợp đã sử dụng nguồn vốn khác để đầu tư thì hạch toán điều chỉnh nguồn. EVN và các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi theo đúng chế độ quy định và không được tính khấu hao tài sản các công trình phúc lợi này vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị”- Bộ Công thương cho biết.
Đồng thời, Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, ban hành định mức xây dựng, tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng nhà ở, quản lý vận hành nhà máy điện và các nhà máy, khu công nghiệp khác, đảm bảo tiết kiệm và phù hợp với thực tế của các ngành.
Trước đó, vào năm 2013 Thanh tra Chính phủ phát hiện 6 dự án nguồn điện gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1 đều có hạng mục khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa. Khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa này trên thực tế được xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng. Toàn bộ chi phí này đều nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện. Sự việc này sau đó tạo ra phản ứng dữ dội trong dư luận.
Thế Kha
Theo Dantri
EVN mua điện 1.087 đồng/kwh, bán 1.622 đồng/kwh
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2012, cả nước có 31 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 9.300 MW. Từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, có 59 nhà máy điện tham gia thị trường với tổng công suất 14.796 MW, chiếm 41,63% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Hiện vẫn còn 50 nhà máy điện chưa tham gia chào giá trực tiếp, trong đó có nhiều nhà máy điện đa mục tiêu và nhà máy điện BOT.
Điều đáng chú ý là tất cả nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh hiện nay đều bán điện cho Tổng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1.087,3 đ/kWh. Trong đó, giá mua điện bình quân của thủy điện là 847,5 đ/kWh; nhiệt điện than là 1286,0 đ/kWh; tuabin khí là 1065,2 đ/kWh.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3. EVN đang năm đên 70% nguôn phát điên, còn lai các nhà máy ngoài EVN do các Tâp đoàn như Than Khoáng san; Dâu khí...
Theo phản ánh của nhiều nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều đơn vị gặp khó khăn do không thu hồi đủ chi phí khiến doanh thu hàng năm bị ảnh hưởng.
Theo ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), nhà máy chỉ thu hồi được 90% chi phí cố định qua giá hợp đồng, 10% chi phí cố định còn lại qua phần sản lượng bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thường thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy không thu hồi đủ chi phí cố định.
Bà Trần Kim Oanh, Tổng Giám đốc CTCP thuỷ điện Geruco Sông Công cũng cho biết, do những ràng buộc của thị trường và chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố như thuỷ văn, thời tiết nên những đơn vị thuỷ điện thường gặp bất lợi khi tham gia phát điện cạnh tranh. Khi hạn hán, giá thị trường cao thì nhà máy không đủ sản lượng. Ngược lại vào mùa lũ, hệ thống thừa điện thì giá thị trường bằng 0 nên doanh thu cũng rất thấp.
Mặt khác, các nhà máy điện hầu hết đều vay vốn bằng ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ giá tăng. Trong giai đoạn 2009-2015, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng tới 27% khiến nhiều nhà máy điện phải bù thêm chi phí chênh lệch tỷ giá.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tuy còn nhiều tồn tại, nhưng sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh trạnh đã bước đầu mang lại lợi ích cho các bên và thị trường bước đầu được hoàn thiện. Trong 109 nhà máy điện công suất trên 30MW thì đã có 59 nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với công suất đặt 14.796 MW đạt gần 42%.
"Việc vận hành thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, vẫn duy trì an toàn tin cậy và đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội. Trước 2012, điện của ta hết sức khó khăn, phải cắt điện luân phiên ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng từ năm 2012 vận hành thị trường thì mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đảm bảo an toàn tin cậy", Thứ trưởng nói.
Phương Dung
Theo Dantri
Kiểm tra việc khắc phục sai phạm của EVN Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo thực hiện Kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, Tổ kiểm tra sẽ kiểm tra EVN trong việc thực hiện Kết...