Giá điện chỉ tăng, không giảm, vì sao?
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thời gian qua “giá điện chỉ tăng, không giảm” là do cơ cấu đầu vào của giá điện cũng như chi phí chung của hệ thống luôn tăng, chưa có giảm.
Sáng 7-9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Năm 2024: Người dùng được đàm phán khi mua điện
“Chủ trương của Đảng là vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng qua xem xét thì thấy kể cả giá điện đầu vào và giá điện bán ra chưa bám sát cơ chế kinh tế thị trường. Điều này có làm giảm động lực phát triển của điện năng?” – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển hỏi Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.
“Chúng ta đang hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh” – ông Trần Tuấn Anh đáp.
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hình thành, người sử dụng điện cho dù là sản xuất hay tiêu dùng sinh hoạt đều có điều kiện trực tiếp đàm phán, ký hợp đồng với người bán lẻ điện và phân phối điện bán lẻ. Cơ chế điện có tăng, có giảm theo đúng cơ cấu giá đầu vào của giá thành sản xuất điện.
Nhà nước chỉ quản lý các phí của hệ thống truyền tải và phân phối, còn lại cơ cấu giá thành sản xuất sẽ quyết định giá bán lẻ điện.
“Đến năm 2024, thực tế mới là thị trường điện vận hành hoàn chỉnh và giá điện sẽ vận hành theo đúng cơ chế thị trường. Còn hiện nay chưa làm điều đó” – ông Tuấn Anh nói.
Theo ông Trần Tuấn Anh, trong thời gian vừa qua, mặc dù mong muốn xây dựng giá điện theo cơ chế thị trường nhưng theo Luật Giá, vai trò của Nhà nước phải điều tiết giá và hỗ trợ cho các đối tượng an sinh xã hội, người nghèo.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại phiên giải trình sáng 7-9. Ảnh: HẢI NINH
Vì sao giá điện chỉ tăng, không giảm?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Hoàng Quang Hàm đặt vấn đề: Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ năm 2011 đến nay đã chín lần điều chỉnh giá điện. “Chín lần điều chỉnh này đều tăng chứ chưa bao giờ giảm. Có thời điểm hỗ trợ tiền điện phải nộp do kinh tế khó khăn áp dụng trong thời gian ngắn như COVID-19 vừa qua nhưng không phải là giảm giá thành điện bán lẻ” – ông Hàm nói.
Theo ông Hàm, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Công Thương chưa nỗ lực hết mình để giảm giá thành điện để từ đó giảm giá điện bán lẻ. Nhiều yếu tố giảm giá thành điện chưa được quyết liệt thực hiện, biểu tính giá điện hiện nay không hợp lý, kể cả dự thảo thay thế Quyết định 28, chưa giải quyết được bức xúc tiền điện sinh hoạt phải nộp…
“Những bất cập trên được Bộ Công Thương nhìn nhận thế nào, hướng khắc phục ra sao?” – ông Hàm hỏi.
Trả lời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết “giá điện chỉ tăng, không giảm” do cơ cấu đầu vào của giá điện cũng như chi phí chung của hệ thống luôn tăng, chưa có giảm. Thời gian qua, khi có dấu hiệu giảm đầu vào của khí, khí hóa lỏng, nguồn cung của than thì đây là yếu tố để EVN giảm giá điện 10% trong dịch COVID-19.
“Chúng ta chưa làm được điều là vận hành giá điện trên nguyên tắc của thị trường. Chắc chắn tới năm 2024, chúng tôi sẽ thực hiện điều này” – ông Trần Tuấn Anh một lần nữa khẳng định.
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho biết Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Tuy nhiên, làm sao để cơ cấu giá điện bảo đảm giải quyết ổn thỏa, mang lại lợi ích và hiệu quả cao thì rất cần một giải pháp tổng thể.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã đưa ra lấy ý kiến dư luận biểu giá bán lẻ điện bậc thang cũng như cơ chế điện một giá. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, đánh giá và tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương thấy vẫn còn nhiều tồn tại nên đã chủ động xin rút lại phương án điện một giá, tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh.
“Chúng tôi thấy tiếc và bức xúc khi chưa giảm được giá điện. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng trong thời gian tới đây, khi chúng ta hình thành thị trường điện cạnh tranh thì câu chuyện giá điện sẽ thực sự hoàn toàn minh bạch, công khai. Tôi tin rằng lúc đó sẽ đảm bảo được các yếu tố của thị trường, giá điện có lên, có xuống và phù hợp với sự vận hành của thị trường” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay.
Phát biểu kết luận phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng so với yêu cầu của một thị trường đầy đủ (giá cả được tính đúng, tính đủ, có lợi nhuận hợp lý, hạn chế bao cấp, tạo nguồn lực tích lũy để đầu tư phát triển) thì thị trường điện (giá bán điện kể cả bán buôn và bán lẻ) còn có một khoảng cách. Đồng thời, chưa thực sự phản ánh đúng quan hệ cung cầu, chưa theo quy luật giá trị, cơ chế giá điện thiếu đột phá, chậm thay đổi…
Cạnh đó, phó chủ tịch Quốc hội cũng cảnh báo nếu giá điện tính không hợp lý (cả khâu mua và khâu bán) thì cũng là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, sự cạn kiệt năng lực tài chính của ngành năng lượng cũng là sự cạn kiệt của nguồn năng lượng.
Chuẩn bị ký kết RCEF, cơ hội lớn cho Việt Nam
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay. RCEF có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi tại buổi họp báo
Tại buổi họp báo Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan sáng nay, 30/8, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới Hiệp định RCEF, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng kinh tế các nước đã thảo luận kỹ, tìm ra hướng để giải quyết tồn đọng trong đàm phán để ký kết Hiệp định RCEF vào cuối năm 2020.
Có thể nói, phần lớn vấn đề tồn đọng liên quan đến đàm phán RCEF đã đạt được kết quả khả quan, hài lòng. Các Bộ trưởng đã cho chỉ đạo cụ thể, kể cả vấn đề về rà soát phát lý, thúc đẩy đạt mục tiêu tất cả việc chuẩn bị để ký kết vào cuối năm 2020, cũng như tiếp tục tạo điều kiện để Ấn Độ tham gia trong quá trình ký kết RCEF .
"Dự kiến cần thêm 1 hội nghị vào tháng 10/2020 để đánh giá lại công tác chuẩn bị, trước khi báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2020 để ký kết Hiệp định RCEF theo đúng yêu cầu", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của hiệp định này, người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định, RCEF luôn được xác định là nội dung rất ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam.
Nếu được ký kết, Hiệp định RCEF sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, GDP quy mô lên tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD; quy mô dân số chiếm 47,5% dân số thế giới.
Với các cam kết của hiệp định, khi thực thi, RCEF sẽ tạo ra thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa thương mại dịch vụ, đồng thời cải cách sâu đậm các lĩnh vực để thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại. Đây là động lực to lớn giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu.
RCEF sẽ là đóng góp to lớn, không chỉ cho tăng trưởng kinh tế mà còn củng cố hệ thống thương mại đa phương, vô cùng cần thiết cho toàn cầu hóa. Với Việt Nam, để cân đong đo đếm về lợi ích thương mại, đầu tư từ RCEF còn nhiều điều cần tính toán kỹ hơn.
Tuy nhiên, rõ ràng với bước đi mang tính chủ động nằm trong chiến lược hội nhập, đây là "mắt xích", điểm nhấn cần thiết để đảm bảo những hoạt động tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập, từ đó tạo ra phát triển kinh tế xã hội bền vững, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
"Cùng với các Hiệp định thương mại tư do (FTA) khác, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), RCEF có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu, nền tảng cũng như chiến lược dài hạn của Việt Nam; tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò, vị thế quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác liên quan, người đứng đầu ngành Công Thương chia sẻ thêm, hiện nay, ASEAN đã có kế hoạch về Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN với các đối tác dự kiến tổ chức vào cuối năm nay.
Công việc chuẩn bị đang được các kênh cả kênh ngoại giao, kinh tế cũng như bộ phận có liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu, hiệu quả. Các công việc đến nay đều khá tích cực, đưa lại những nội dung có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19...
"Tuy nhiên, việc tổ chức hội nghị là trực tiếp hay trực tuyến phụ thuộc vào ý chí của các nhà lãnh đạo, nhất là dựa trên cơ sở diễn biến dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bởi các quốc gia đều đặt mục tiêu an toàn tính mạng, sức khỏe con người lên trên", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Nhiều lãnh đạo Quốc hội được tặng Huân chương Lao động Nhiều lãnh đạo của Quốc hội được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba... Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào, 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 19/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lễ trao tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch...