Giá dê tăng cao, nông dân Bình Phước bán dê gom tiền xây nhà bự
Từ mấy tháng nay, hàng trăm hộ nuôi dê ở Bình Phước vô cùng vui mừng khi giá dê liên tục tăng cao, giúp bà con có thu nhập khá. Điều này giúp họ có thêm nguồn động viên trong bối cảnh giá heo hơi liên tục giảm mạnh, tiêu thụ khó khăn vì ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Bán dê, gom tiền xây nhà
Năm 2018, gia đình chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Tân Thành, huyện biên giới Bù Đốp tham gia vào Tổ hợp tác nuôi dê của Hội phụ nữ xã. Sau hơn một năm, từ 3 cặp dê giống ban đầu, chị Hoa đã xuất bán lứa đầu được hơn 3 tạ dê hơi. Thương lái mua tại chuồng với giá tới 130 ngàn đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, khá lên sau khi tham gia THT nuôi dê sạch Tân Thành.
“Mình chỉ bỏ công chặt lá từ trụ tiêu cho dê ăn, chứ không phải bỏ tiền mua thức ăn. Nên toàn bộ tiền thu được là tiền bỏ công ra chứ không phải đầu tư thêm. Ngoài ra, đàn dê giờ vẫn còn 20 con”, chị Hoa khoe.
Được biết, gia đình chị Hoa trước đây vốn là hộ nghèo, sống trong ngôi nhà thưng vách tạm bợ. Nhờ chịu khó làm ăn và chắt chiu, tiết kiệm nên cách đây 2 tháng, anh chị đã có đủ tiền xây ngôi nhà mới. Trong số tiền này, đàn dê góp một phần không nhỏ.
Anh Nguyễn Văn Thành, ở cùng xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, có đàn dê 35 con, cho biết giá dê hơi tăng cao kỉ lục, đạt mức 130 ngàn đồng/kg bán tại chuồng đã trở thành nguồn động viên quý giá, cải thiện đáng kể thu nhập.
Gia đình anh Trần Đức Trung (ngụ xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp) có đàn dê 30 con cho biết, thương lái từ các tỉnh phía Bắc, nhất là Hà Nội đến tận nhà đặt mua. “Nhà tôi từ Tết đến giờ đã xuất được gần 6 tạ dê thu được 51 triệu đồng”, anh Trung phấn khởi.
Dê Bình Phước hút hàng, giá cao do được chăn nuôi sạch, thức ăn đều từ cây lá trong vườn.
Còn anh Phạm Đình Dũng, ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, cũng là một trong số những hộ khá lên nhờ đàn dê. Từ vài con ban đầu, nay đàn dê của gia đình anh đã lên đến hơn 100 con.
Hiện anh dành hẳn một khoảnh đất rộng gần 1.000m2 để trồng cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho dê vào mùa khô. Trung bình mỗi năm, nguồn thu từ nuôi dê của gia đình anh đạt gần 200 triệu đồng. Hiện anh Dũng chuẩn bị xuất chuồng lứa dê tiếp theo và với giá hiện nay, anh ước thu về khoảng 400 triệu đồng.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng 17.000ha hồ tiêu, trong đó hơn 2/3 diện tích được trồng bằng trụ keo sống. Đây là nguồn thức ăn tương đối đồi dào cho dê, và là điều kiện tốt để phát triển mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê. Do tiêu rớt giá mạnh, nhiều nhà không chăm sóc nữa nhưng họ vẫn chăm bón cho cây keo để lấy lá cho dê ăn.
Video đang HOT
Đàn dê của gia đình anh Dũng
“Chưa năm nào giá dê cao như năm nay. Năm ngoái, giá dê hơi lúc cao nhất cũng chỉ khoảng 90 ngàn đồng/kg. Còn hiện tại, giá 1kg dê hơi từ 130-145 ngàn đồng. Từ tết tới giờ nhà tôi cũng xuất bán gần 6 tạ dê”, chị Nông Thị Lệ, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Tân Thành nói.
HTX nuôi dê sạch
Ra đời tháng 6/2018, Tổ hợp tác nuôi dê xã Tân Thành do chị Nông Thị Lệ làm Tổ trưởng, là một trong số những mô hình rất thành công. Đây là dự án khởi nghiệp đạt giải nhất tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp – khởi sự kinh doanh do Hội LHPN tỉnh Bình Phước tổ chức năm 2018.
Tổ hợp tác có 40 thành viên, tạo việc làm 100 lao động nữ, vốn ban đầu gần 7 tỷ đồng. Hiện THT này có 40 chuồng, nuôi 1.600 con dê cái bầu và 40 con dê đực. Toàn bộ đàn dê của THT được nuôi thống nhất về phương pháp, kỹ thuật và thức ăn, không dùng chất kích thích, nguồn thức ăn của dê đều được tận dụng từ cây cỏ tự nhiên.
“Bà con nông dân lao động vất vả, 1 nắng 2 sương, nhưng lại không đảm bảo được giá trị đầu ra của sản phẩm, cứ phải chịu cảnh “được mùa, mất giá – mất mùa, trắng tay”, xót lắm. Từ khi THT nuôi dê sạch Tân Thành ra đời, người nuôi được đảm bảo đầu ra, giá cả, thu nhập ổn định nên bà con phấn khởi lắm. Đây là xu hướng phát triển tất yếu, hướng đi bền vững cho người nông dân”, chị Nông Thị Lệ, Tổ trưởng THT nuôi dê sạch Tân Thành, huyện Bù Đốp, Bình Phước.
Với 45 thành viên, vốn điều lệ hơn 1,2 tỷ đồng, HTX kinh doanh chăn nuôi dê Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, lại có cách làm hay khác, đó là vừa chăn nuôi vừa kinh doanh thịt dê, giúp tăng thêm một nguồn thu từ bán thịt dê sạch.
Nhu cầu tăng vọt
Nguyên nhân khiến giá dê tăng cao, theo anh Trần Minh Thiện, một thương lái ở huyện Bù Đốp, do mấy tháng nay, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào tận nơi đặt mua với số lượng lớn.
Một nguyên nhân khác nữa khiến dê Bình Phước hút hàng là do chất lượng tốt. Thịt dê ở Bình Phước nói chung và các THT nói riêng, đều đạt chất lượng cao, thịt săn chắc, không mỡ.
Hai xã Tân Thành và Tân Tiến của huyện Bù Đốp, có đến 8 điểm thu mua dê thịt chuyên cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc.
Theo Hồng Thuỷ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Dịch tả heo châu Phi áp sát TP.HCM, lại họp khẩn!
Hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.
Theo ghi nhận của Pháp Luật TP.HCM, trước tình hình dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, các quận, huyện TP.HCM thực hiện nhiều biện pháp ứng phó để ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập.
Giảm đáng kể điểm mổ heo lậu
Ngày 4-5, UBND quận 12 thành lập đoàn kiểm tra chốt chặn tại cầu Phú Long (giáp với tỉnh Bình Dương) để kiểm soát hoạt động vận chuyển gia súc và sản phẩm từ gia súc.
Qua hơn một tuần chốt chặn, đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý hơn 10 vụ vận chuyển heo, thịt heo và tịch thu trên 100 heo sống, hàng trăm ký thịt heo. Ngoài phạt vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra còn tiêu hủy tang vật không nguồn gốc.
Trong khi đó, UBND huyện Hóc Môn giám sát chặt các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn huyện.
Theo ông Đỗ Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, trên địa bàn huyện hiện có trên 400 hộ nuôi heo với tổng cộng 21.000 con. "Cơ quan chức năng huyện hướng dẫn và giám sát các cơ sở nuôi heo thực hiện những biện pháp an toàn sinh học. Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, kể cả các chợ, điểm buôn bán, giết mổ heo" - ông Hòa nói.
"Trước đây trên địa bàn quận Gò Vấp có khoảng 30 điểm giết mổ heo lậu. Hiện con số đó giảm còn 12 điểm" - bà Trần Thị Mai Lan, Trưởng phòng Kinh tế quận Gò Vấp, cho biết.
Theo bà Lan, để kéo giảm các điểm giết mổ heo lậu, UBND quận chỉ đạo các phường chốt chặn thường xuyên những điểm nói trên. "Không chỉ vậy, UBND quận còn tổ chức kiểm tra đột xuất và phạt phường nào không chốt chặn tại điểm mổ heo lậu. Trước tình trạng dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở các tỉnh lân cận, UBND quận Gò Vấp quyết tâm dẹp các điểm mổ heo lậu còn lại" - bà Lan cho biết thêm.
"UBND các phường cũng thường xuyên kiểm tra những điểm kinh doanh thịt heo tại các chợ trên địa bàn và xử lý đúng quy định những sai phạm" - bà Lan chia sẻ.
Cơ quan chức năng quận Gò Vấp (TP.HCM) kiểm tra điểm kinh doanh thịt heo không nguồn gốc. Ảnh: TRẦN NGỌC
Lơ là chống dịch... sẽ không còn heo ăn
"Dịch tả heo châu Phi hiện đã xảy ra tại 29 tỉnh, thành trên cả nước với số heo tiêu hủy trên 1.220.400 con. Nếu phòng, chống không hiệu quả, dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan các địa phương khác".
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đưa ra lời cảnh báo trên tại hội nghị trực tuyến "Đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi" tổ chức sáng 13-5.
Theo ông Tiến, hiện công tác phòng, chống dịch tả heo châu Phi ở nhiều địa phương còn bất cập. "Điển hình là một số tỉnh chưa chủ động giám sát, chưa nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh. Thậm chí chậm thông báo, báo cáo thiếu chính xác. Chưa hết, chính quyền và cơ quan chuyên môn còn lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch. Điều này dẫn đến tình trạng dân bán chạy heo bệnh làm lây lan dịch" - ông Tiến dẫn chứng.
"Theo quy định, heo chết do bệnh dịch tả phải tiêu hủy trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, không ít trường hợp do không bố trí kịp lực lượng tiêu hủy nên người chăn nuôi vứt xác heo ra vườn, sông, suối, ao. Đây chính là nguyên nhân lây lan và bùng phát dịch bệnh" - ông Tiến nói thêm.
Hiện vẫn còn không ít địa phương xem nhẹ công tác phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi. Một khi địa phương nào bị báo chí thông tin lơ là công tác phòng, chống dịch bệnh thì cơ quan chức năng nhanh chóng tổ chức kiểm tra.
Ông TRỊNH ĐÌNH DŨNG, Phó Thủ tướng Chính phủ
Ông Tiến còn cho biết công tác giết mổ và tiêu thụ thịt heo vẫn còn bất cập. "Hiện cả nước có gần 390 cơ sở giết mổ tập trung. Trong khi cơ sở giết mổ nhỏ lẻ lên tới con số 27.000. Do vậy hoạt động kiểm soát giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh" - ông Tiến nhận định.
Thêm nữa, vệ sinh, sát trùng, tiêu độc là khâu rất quan trọng để ngăn chặn bệnh dịch tả heo châu Phi, thế nhưng vẫn còn không ít địa phương tổ chức chưa hiệu quả công tác này. "Nhiều tỉnh chỉ phát hóa chất cho các hộ chăn nuôi nhưng không cấp bình phun thuốc. Do vậy, không ít hộ chăn nuôi dùng... bình tưới cây để tiêu độc, khử trùng nên không mang lại hiệu quả" - ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi, đúc kết: "Việt Nam đang đối mặt với loại bệnh nguy hiểm trên heo, đó là dịch tả heo châu Phi. Bệnh này hiện chưa có vaccine phòng ngừa, lại có thể gây chết 100% số heo mắc bệnh và lây lan nhanh. Do vậy, cần một sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả ban, ngành, địa phương để ngăn chặn dịch bệnh".
Phát hiện thêm 2 ổ dịch tả heo châu Phi tại Yên Bái
Tỉnh Yên Bái vừa phát sinh thêm hai ổ dịch tả heo châu Phi tại hai gia đình ở thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên và tổ 6, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ với 54 con heo nhiễm bệnh.
Cả hai gia đình đã báo lên chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn của tỉnh Yên Bái tiến hành lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Đối với số heo đã bị chết, chính quyền xã Minh Quân đã tiêu hủy 19 con, thị xã Nghĩa Lộ cũng đã tiêu hủy bảy con.
Ngay sau khi có kết quả dương tính với dịch, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo chính quyền địa phương tổ chức các thủ tục để tiến hành tiêu hủy toàn bộ heo bị nhiễm bệnh còn lại trong chiều 13-5, đồng thời khoanh vùng ổ dịch, lập các chốt kiểm soát, hạn chế người và các phương tiện ra vào vùng ổ dịch.
Như vậy, đến ngày 13-5, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện bốn ổ dịch tả heo châu Phi tại các huyện Văn Chấn, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
TN
TRẦN NGỌC
Theo PLO
Bình Phước công bố dịch tả lợn châu Phi Sáng 11/5, ông Nguyễn Văn Tặng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú (Bình Phước) cho hay trên địa bàn vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi. Vùng dịch bệnh được UBND huyện Đồng Phú xác định gồm: thị trấn Tân Phú và xã Tân Lập. Vùng uy hiếp bán kính 3km gồm 3 xã: Tân Tiến, Tân Hòa và...