Giá dê cừu tăng mạnh, bán 1 con có ngay 3,5 triệu đồng
Từ đầu năm đến nay giá dê, cừu tại Ninh Thuận tăng mạnh khiến người chăn nuôi rất phấn khởi. Chỉ cần bán 1 con dê, cừu người chăn nuôi đã có 3-3,5 triệu đồng bỏ túi, sau khi trừ chi phí thu lãi khá.
Dê, cừu tăng giá, người chăn nuôi Ninh Thuận có lãi lớn
Hiện giá dê thịt được thương lái thu mua từ 120.000 – 125.000 đồng/kg, cừu từ 90.000 – 95.000 đồng/kg, tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg so với thời điểm trước tết, với trọng lượng khoảng 30 kg/con thì người dân xuất bán thu được 3 – 3,5 triệu đồng/con và có lãi lớn.
Do giá dê, cừu thương phẩm tăng mạnh nên giá con giống cũng đang ở mức cao, giá dê giống từ 135.000 – 140.000 đồng/kg, cừu giống từ 120.000 – 125.000 đồng/kg. Được biết thời gian nuôi dê cừu từ khi mới đẻ đến khi xuất bán mất khoảng 8 tháng.
Ông Trương Khắc Trí, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho biết, hiện nay toàn tỉnh có tổng đàn dê trên 135.000 con, cừu trên 142.000 con, trong những năm qua đàn dê, cừu ít bị dịch bệnh do người dân đã chủ động nguồn thức ăn trong mùa khô, bên cạnh đó người chăn nuôi đã chuyển sang hình thức nuôi nhốt vỗ béo, do vậy điều kiện chăm sóc tốt hơn và tăng trọng cũng nhanh hơn.
Video đang HOT
Theo ông Trí, do giá dê cừu tăng mạnh nên người chăn nuôi đã giữ lại nuôi cho sinh sản để tái đàn nên dê, cừu thương phẩm rất khan hiếm.
Theo Mai Phương – Huỳnh Kim (Nông nghiêp Viêt Nam)
TPHCM đã ngưng nhập thịt lợn từ 4 xã thuộc tỉnh Đồng Nai
Đó là thông tin được ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, công bố tại cuộc họp triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn TPHCM do UBND TPHCM tổ chức ngày 9/5.
Lực lượng chức năng TPHCM kiểm tra nguồn gốc thịt lợn tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Minh Trí
Theo ông Huỳnh Tấn Phát, từ ngày 2/5, TPHCM đã ngưng nhập thịt lợn từ 4 xã là Bình Minh, Đồi 61 (huyện Trảng Bom) và Phước Thiền, Hiệp Thành (huyện Nhơn Trạch) tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân là từ ngày 2/5, UBND huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch công bố dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các xã nói trên.
Cụ thể, tại huyện Trảng Bom, bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi có 268 con tại xã Đồi 61. Qua điều tra dịch tễ ghi nhận hộ dân này sử dụng tinh lợn của 1 hộ thuộc xã Bình Minh cùng huyện. Kiểm tra hộ chăn nuôi tại xã Bình Minh có 468 con lợn có triệu chứng lâm sàn và dương tính với tả lợn châu Phi. Nguyên nhân hộ chăn nuôi này nhiễm tả lợn châu Phi là nằm liền kề 2 hộ giết mổ lợn trái phép có tiếp nhận và mổ lợn bệnh, lợn chết.
Tại huyện Nhơn Trạch, có 2 hộ nuôi lợn nhỏ lẻ (26 con và 3 con) phát sinh dịch bệnh do sử dụng thức ăn thừa từ khu công nghiệp không qua nấu chín.
Đây là địa phương cung cấp lượng lợn lớn nhất cho TPHCM trong nhiều năm qua. Hiện Đồng Nai có trên 2 triệu con lợn các loại, cung cấp gần 50% (từ 3.000- 3.500 con) tổng lượng lợn tiêu thụ hằng ngày của TPHCM.
Song song đó, TPHCM và Đồng Nai đã thống nhất tuyến đường vận chuyển lợn về TP HCM giết mổ chỉ đi qua 2 tuyến quốc lộ 1A và 1K, trình phúc kiểm, tiêu độc khử trùng tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và Xuân Hiệp; trừ các trường hợp xuất lợn về các tỉnh Tây Nam Bộ nếu chủ hàng có nhu cầu di chuyển tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây phải đăng ký ghi rõ tuyến đường vận chuyển trên giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cơ quan chức năng TPHCM đã tổ chức thiết lập thêm các chốt chặn mới hoạt động 24/24 để kiểm tra vận chuyển heo từ các tỉnh bên ngoài vào thành phố.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, cũng yêu cầu các quận huyện, ban ngành thực hiện nghiêm túc kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi của UBND TPHCM ban hành tháng 1/2019 và các nội dung bổ sung vào cuối tháng 4 vừa qua.
Đặc biệt, với các quận huyện có các hộ dân nuôi lợn bằng thức ăn thừa, lực lượng chức năng phải tăng cường vận động những hộ này không tái đàn hoặc chuyển sang chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp để giảm rủi ro cho chính người chăn nuôi.
Ngoài ra, để chủ động ứng phó dịch bệnh, ông Lê Thanh Liêm giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM làm đầu mối phối hợp lực lượng thanh niên xung phong, tập huấn nghiệp vụ xử lý dịch bệnh cho 50 nhân sự để chi viện cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong trường hợp xấu nhất là dịch xảy ra trên địa bàn thành phố.
TPHCM hiện có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn gần 280.000 con. Trong đó, có 247 hộ nuôi lợn bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn có nguy cơ cao đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
TPHCM cũng đang là đầu mối tiêu thụ thịt lợn lớn nhất cả nước với sản lượng khoảng 10.000 con/ngày, trong đó, chỉ có 15%-18% từ nguồn lợn nuôi trên địa bàn. Bình quân mỗi ngày thành phố tiếp nhận gần 6.700 con lợn sống từ các tỉnh đưa về các cơ sở giết mổ tại thành phố và 2.100 con lợn đi qua thành phố để về các tỉnh giết mổ nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài rất lớn nếu không chủ động ứng phó.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Rốt ráo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc Ngày 7-5, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ra Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại bốn xã: Chi Lăng, Kháng Chiến, Quốc Việt và Tri Phương. Từ ngày 29-4 đến nay, dịch đã lây lan xuất hiện ở chín xã và một thị trấn của huyện Tràng Định, đã có hơn 1.000 con lợn nhiễm bệnh. Cơ...