Giá dầu xuống mức thấp kỷ lục do lo ngại dư nguồn cung
Giá dâu thê giới giảm tới mức thâp kỷ lục 7 năm sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo tình trạng dư thừa nguôn cung sẽ kéo dài.
Trong phiên giao dịch sáng 14/12 tại châu Á, giá dầu tiếp tục nới rộng đà giảm mạnh của tuần trước sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra dự báo tình trạng dư cung trên thị trường năng lượng vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2016.
Hôm thứ 6 tuần trước (11/12), giá dầu Brent xuống dưới mức 38 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008 khi IEA đưa ra thông báo nhu cầu dầu trên thế giới đang có dấu hiệu suy giảm, trong khi sản lượng khai thác dầu của Tổ chức Các nước Sản xuất Dầu mỏ Thế giới (OPEC) vẫn duy trì ở mức cao.
Giá dầu thế giới giảm mạnh khi IEA dự báo tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ kéo dài. (Ảnh minh họa: Moneycontrol/CNBC)
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2016 đã giảm 14 cent, xuống còn 35,48 USD/thùng, còn giá dầu Brent giảm 5 cent, xuống ngưỡng 37,88 USD/thùng.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng mất 1,8 USD (4,5%), xuống 37,93 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ giữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Như vậy, tính chung trong tuần trước, giá dầu WTI mất khoảng 11%, còn giá dầu Brent sụt giảm gần 12%.
Giá dầu thế giới đã giảm liên tục kể từ khi OPEC từ chối cắt giảm sản lượng trong cuộc họp chính sách hồi đầu tháng. Thêm vào đó, IEA thông báo thị trường năng lượng thế giới vẫn sẽ ở trong tình trạng cung vượt cầu đến tận cuối năm 2016./.
Theo_VOV
OPEC thắng thế trong cuộc chiến giá dầu
Chiến lược bơm càng nhiều dầu thô càng tốt ra thị trường của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu có hiệu quả. Các nhà sản xuất dầu ở nước khác đang chùn bước.
Tổng thư ký OPEC Abdullah al-Badri - Ảnh: Reuters
Theo CNN, báo cáo hằng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: "Đã có bằng chứng cho thấy chiến lược mà Ả Rập Xê Út dẫn đầu đang phát huy hiệu quả. Giá cả thấp rõ ràng đang gây sức ép lên sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC, tăng trưởng hằng năm hiện giảm đi".
IEA cho hay sản lượng của các nước ngoài OPEC chỉ tăng có 300.000 thùng/ngày vào tháng 11. Hồi đầu năm nay, sản lượng từ nhóm các nước trên tăng đến 2,2 tỉ thùng/ngày.
Đến năm sau, tăng trưởng trong sản lượng dầu thô sẽ hoàn toàn biến mất. Sản lượng từ các nước không thuộc OPEC được dự báo giảm 600.000 thùng mỗi ngày, phần lớn là do sự suy giảm của hoạt động sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Dù nhiều nhà sản xuất Mỹ chắc chắn bị tổn thương, chiến lược giữ thị phần của OPEC bằng cách buộc nhiều nước phải đóng giếng khai thác dầu cũng đang ảnh hưởng đến chính họ. Doanh thu từ dầu thô đã sụt giảm. Dư cung tiếp tục tăng, kéo giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Hôm 11.12, dầu thô ở Mỹ giao dịch ở mức 36.2 USD/thùng. Hồi tháng 6.2014, mức giao dịch này là 108 USD/thùng.
Tuần trước, các nước thuộc nhóm OPEC đã chia rẽ trong ý kiến về mức trần sản lượng. Ả Rập Xê Út, nước có tiếng nói lớn nhất trong OPEC, không đồng ý với lời kêu gọi cắt giảm hạn ngạch dầu thô của các nước bạn.
IEA nhận định: "Động thái này báo hiệu quyết tâm tối đa hóa khả năng sản xuất với chi phí thấp của OPEC và loại các nhà sản xuất với chi phí cao ngoài nhóm này, không quan tâm đến giá cả".
Điều này dẫn đến việc dư cung ngày càng tăng. IEA dự báo thị trường dầu mỏ thế giới vẫn sẽ dư cung trong suốt năm 2016. "Khi Iran trở lại thị trường, hàng tồn kho có thể sẽ lên đến 300 triệu thùng", IEA cho biết. Iran đang háo hức lấy lại vị trí nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới sau khi các lệnh trừng phạt từ phương Tây được dỡ bỏ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bangkok Post: Việt Nam đạt kỷ lục về giải ngân vốn FDI Tờ Bangkok Post của Thái Lan nhận định, mức giải ngân vôn nước ngoài tại Viêt Nam trong năm 2015 sẽ đạt mức kỷ lục. Bangkok Post cho rằng, Việt Nam đạt kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2015 nhờ sự nới lỏng các quy định về đầu tư nhằm thu hút thêm lượng...