Giá dầu tiếp tục giảm 1% khi hàng loạt nước EU siết lệnh phong tỏa trở lại
Giá dầu mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3 do gia tăng lo ngại rằng các lệnh phong tỏa mới tại châu Âu sẽ cản trở đà phục hồi của nhu cầu nhiên liệu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent giảm 69 xu Mỹ, tương đương 1,1%, về còn 63,84 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ mất 1,03 USD, tương đương 1,7%, xuống 60,39 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu này đã lao dốc hơn 6% trong tuần trước.
Giá dầu tiếp tục mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3.
Làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại châu Âu trong những tuần gần đây dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc thủ đô Paris (Pháp) phải ban lệnh phong tỏa.
Biến chủng của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh được xem là nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm mới này. Giới khoa học cho rằng biến chủng Anh có mức độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với các biến chủng trước đó.
Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã áp lệnh phong tỏa từ hôm 20/3. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020.
Video đang HOT
Theo đề xuất, chính phủ Đức có thể kéo dài lệnh phong tỏa nhằm chặn đợt lây nhiễm mới của dịch Covid-19 sang tháng thứ 5 do số người mắc tăng đột biến đang được cảnh báo sẽ khiến các bệnh viện quá tải.
Trong khi đó, Italia đã tạm dừng các kế hoạch cho lễ Phục sinh bằng cách tái áp lệnh phong tỏa toàn quốc do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Italia hiện có số trường hợp tử vong vì Covid-19 cao thứ 6 trên thế giới, với 103.855 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Nhà phân tích về thị trường Jeffrey Halley tại OANDA cho rằng việc Đức gia hạn lệnh phong tỏa và Pháp thực hiện phong tỏa một phần tiếp tục tạo áp lực đối với tâm lý tiêu dùng tại châu Âu.
Kết quả thăm dò công bố ngày 22/3 cho thấy mức độ tin tưởng vào độ an toàn của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất đã bị ảnh hưởng lớn tại Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Italia sau báo cáo nói rằng vaccine đã kích hoạt tiểu cầu trong máu trong cơ thể người được tiêm, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông.
Nhận định về triển vọng nhu cầu của nhiên liệu, ông Stephen Innes – người phụ trách chiến lược thị trường toàn cầu của Axi, cho biết: “Nhu cầu dầu mỏ sẽ mất nhiều thời gian mới hoàn toàn phục hồi. Đồng thời, việc giảm nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt sẽ là động lực chính cho đà đi lên của giá dầu mỏ”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , đã cắt giảm sản lượng kỷ lục để thắt chặt thị trường toàn cầu sau khi nhu cầu sụt mạnh do đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ đang bắt đầu tăng tốc hoạt động khai thác trở lại khi giá dầu phục hồi mạnh trong 2 tháng đầu năm.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu khí – dấu hiệu ban đầu về sản lượng trong tương lai, tăng 9 chiếc lên 411 chiếc trong tuần trước. Số giàn khoan tăng liên tục trong 7 tháng qua và hiện tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục là 244 chiếc vào tháng 8/2020.
Chính phủ Đức dự định kéo dài biện pháp hạn chế đến tháng 4
Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel có kế hoạch kéo dài thời gian áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đến tháng 4 tới để kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ ba ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một biên bản ghi nhớ mà hãng tin AFP có được ngày 21/3, các biện pháp hạn chế sẽ được gia hạn đến một thời điểm chưa xác định trong tháng 4 do tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao ở thời điểm hiện tại, chủ yếu do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Biên bản ghi nhớ này là cơ sở cho cuộc họp giữa Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang trong ngày 22/3 thảo luận cách thức tiến hành các bước tiếp theo sau khi các biện pháp hiện tại hết hạn vào ngày 28/3. Trước đó, ngày 3/3, chính phủ và chính quyền các bang của Đức đã quyết định thực hiện chiến lược nới lỏng phong tỏa theo 5 bước dựa trên số ca nhiễm. Tuy nhiên, việc nới lỏng sẽ bị hoãn lại nếu các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm trên 100 ca/100.000 dân/7 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và tiến độ chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng, ngày 20/3, các chính trị gia Đức đã kêu gọi các nhà lãnh đạo liên bang và bang lập tức hoãn việc nới lỏng hạn chế.
Tuy nhiên, hiện đa số người dân Đức phản đối việc thắt chặt các hạn chế tụ tập. Kết quả một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu dư luận YouGov cho thấy, ngay trước cuộc họp về kiểm soát dịch bệnh vào ngày 22/3, chỉ có 30% người Đức được hỏi ủng hộ việc tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế, 23% ủng hộ việc duy trì các biện pháp hiện tại, 22% ủng hộ việc nới lỏng và 15% ủng hộ dỡ bỏ mọi hạn chế.
Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch công bố sáng 21/3, trong 24 giờ qua, các cơ quan y tế Đức ghi nhận 13.733 ca mắc mới COVID-19 và 99 ca tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm hiện là 103,9 ca/100.000 dân/7 ngày.
* Chính phủ Israel đã dỡ bỏ quy định hạn chế số lượng hành khách xuất nhập cảnh tại sân bay sau khi Tòa án Tối cao nước này ra phán quyết rằng biện pháp có hiệu lực hai tháng trên là "vi hiến".
Các nhà hàng ăn uống, quán giải khát tại Israel đã nhộn nhịp trở lại, nhất là vào cuối tuần. Ảnh: Vũ Hội/TTXVN
Theo tuyên bố của Chính phủ Israel, ngày 20/3, nội các nước này đã quyết định dỡ bỏ biện pháp hạn chế số hành khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Ben Gurion ở mức 3.000 người/ngày. Quy định đo thân nhiệt hành khách tại lối vào các nhà ga và trước khi lên máy bay cũng bị hủy bỏ. Tuy nhiên, tuyên bố nhấn mạnh số lượng các chuyến bay đến và đi hằng ngày tại sân bay Ben Gurion vẫn sẽ bị hạn chế theo năng lực khai thác của sân bay cũng như nhu cầu duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và thực hiện xét nghiệm.
Trước đó, ngày 8/3, Israel đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài sau gần 3 tháng áp đặt. Quyết định trên sẽ cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh nếu đơn xin nhập cảnh của họ được ủy ban đặc biệt xét duyệt.
Tháng 3/2020, Israel đã cấm công dân nước ngoài nhập cảnh sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Kể từ tháng 7/2020, lệnh cấm đã từng bước được nới lỏng. Tuy nhiên, đến ngày 21/12/2020, lệnh cấm được áp đặt trở lại do số ca mắc COVID-19 gia tăng. Ngày 26/1 vừa qua, Israel đã đóng cửa sân bay quốc tế Ben Gurion để hạn chế sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Đức muốn tái áp dụng khẩn cấp các biện pháp hạn chế Để đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Đức và các bang muốn áp dụng các biện pháp y tế ngay sau Lễ Phục sinh. Đứng trước làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn khẩn cấp tái áp dụng các biện pháp hạn chế, việc nới lỏng đời sống công cộng có...