Giá dầu thô giảm sâu: Người cười, kẻ khóc
Giá dầu thế giới trong vòng xoáy sụt giảm mà không ai có thể dự đoán được ngày kết thúc. Tính từ tháng 6/2014, giá dầu thô trên thế giới đã sụt giảm hơn ba lần, hiện ở mức 35-40 USD /thùng.
Giàn khoan dầu ở Tioga, Bắc Dakota, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đối với các nước tiêu thụ, mức giảm này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng các nước sản xuất bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
Nhật báo La Croix ngày 21/12 phân tích những tác động việc sụt giá thảm hại của “vàng đen” đối với các nước trên thế giới qua bài viết có tựa đề “Giá dầu thô rẻ: Ai thắng, ai thua?”
Thúc đẩy tăng trưởng tại các nước tiêu thụ
“Người cười, kẻ khóc” là nhận định đầu tiên của La Croix và nói một cách tổng quát, giá dầu rẻ “có tác động tích cực đáng kể về hoạt động và tài chính công”, theo phân tích được Viện Terra Nova đưa ra hồi tháng 5/2015. Nhất là đối với khu vực đồng euro, giá dầu thô giảm là một trong ba cột trụ chính để hồi phục kinh tế, cùng với hai giải pháp khác là giảm giá đồng euro và lãi suất sàn.
La Croix nêu ví dụ cụ thể như trường hợp nước Pháp. Tính chung cả các hộ gia đình và doanh nghiệp trong năm nay, hóa đơn năng lượng Pháp giảm 20 tỷ euro. Điều đó giúp tăng sức mua cho đối tưọng thứ nhất và rộng đường tài chính cho đối tượng thứ hai.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Terra Nova cũng nêu rõ: “Trên phương diện cán cân mậu dịch, giá dầu giảm sẽ cho phép nước Pháp giảm đến hơn 1/2 thâm hụt thương mại”.
Tuy nhiên, La Croix cảnh báo giá dầu thô giảm không chỉ có tác động tích cực. Một số chuyên gia kinh tế, đứng đầu là ông Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang lo ngại giá dầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát. Đây cũng là một cái bẫy mà khối euro bằng mọi giá phải tránh cho được.
Song cũng theo La Croix, điều nghịch lý là dầu thô thế giới sụt giá có thể sẽ là một tin vui cho môi trường. Cho đến lúc này, nhiều dự án khai thác dầu khí ở những khu vực còn nguyên sơ đã bị đình lại, nhất là ở vùng Bắc Cực nơi được cho có đến 15% nguồn dự trữ dầu và 30% khí cần được khai thác.
Các nước sản xuất dầu thô bị ảnh hưởng, xuất khẩu Châu Âu cũng bị vạ lây.
Giá dầu thế giới giảm sẽ không kích thích tăng trưởng như những gì đã được dự đoán cách đây một năm. Ông Denis Ferrand, Giám đốc viện Rexecode nhấn mạnh: “Lợi ích có được từ giá dầu giảm bắt đầu mất dần do nguồn thu tại các nước sản xuất mất đi”.
Các quốc gia Ả Rập khai thác dầu đã quen với lối sống dựa theo mức giá dầu thô 100 USD/ thùng. Theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), với mức giá sụt giảm đến hơn 3 lần, chỉ còn từ 30-40 USD/thùng, thâm thủng cộng gộp lại của cả 6 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh có lẽ sẽ lên tới 180 tỷ USD. Trong khi chỉ cách đây hai năm (2013) thặng dư mậu dịch của nhóm này là 183 tỷ USD.
Hiện tại, các nước này sống nhờ vào nguồn dự trữ, nhưng nguồn đó sẽ cạn đi rất nhanh. Trong trường hợp giá dầu thô vẫn giữ nguyên mức hiện nay, Ả rập Xê út, Bahrein và Oman có lẽ sẽ phải dùng hết các khoản tiết kiệm trong vòng 5 năm, IMF cảnh báo.
Còn tại Nga, nơi có nguồn dự trữ dầu khí chiếm đến 70% nguồn xuất khẩu và Tổng sản phẩm nội địa GDP, các dự báo cho năm 2016 đã trở nên lỗi thời. Tỉ lệ tăng trưởng sau khi bị giảm xuống còn ở mức 3,7% trong năm 2015, có lẽ chỉ còn ở 0,7% cho năm tới, nhưng với điều kiện giá một thùng dầu thô phải ở mức 50 USD.
Đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách đầu tư, nhiều hãng khai thác dầu lớn buộc phải cắt giảm bớt nhân sự hay tiến hành sáp nhập. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Halliburton, Tập đoàn khai thác dầu lớn thứ hai đã mua lại hãng lớn thứ ba, Baker Hugues.
Quý Cao (theo La Croix)
Theo Dantri
Nguy cơ giảm phát vẫn đeo đuổi nền kinh tế Trung Quốc
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 11 trong khi giảm phát giá sản xuất trong thời gian dài đã tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới các nhà máy. Điều này cho thấy những nỗ lực của nước này chưa thể giúp lấy lại đà tăng trưởng mạnh như trước.
Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc (NBS) cho biết Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, và hơn 0,2% so với mức 1,3% của tháng 10. Trước đó, kết quả cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán mức tăng 1,4%.
Lạm phát của Trung Quốc trong 12 tháng qua
Chỉ số giá sản suất (PPI) tháng 11 của Trung Quốc đã giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với dự đoán và bằng với tỷ lệ của tháng 10. Đây là tháng thứ 45 liên tiếp chỉ số PPI của Trung Quốc không thể cải thiện.
Nếu tính theo tháng, chỉ số CPI tháng 10 của Trung Quốc giảm 0,3% so với tháng 9 và bằng tháng 11.
Sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ trong hơn 3 năm qua với giá bán buôn giảm liên tiếp khi hàng loạt công ty nhỏ cạnh tranh một cách tuyệt vọng để tồn tại.
Số liệu thương mại của Trung Quốc công bố hôm 8/12 cho thấy xuất khẩu tháng 11 của nước này so với cùng kỳ năm trước giảm 6,8% - thấp hơn mức dự báo trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu cũng giảm 8,7%. Đây đã là tháng giảm thứ 5 liên tiếp đối với xuất khẩu và thứ 13 liên tiếp đối với nhập khẩu của Trung Quốc.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 được NBS chính thông công bố chỉ đạt 49,6 điểm, giảm 0,2 điểm so với tháng trước và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012.
Trong nỗ lực kìm hãm sự giảm tốc kinh tế mạnh hơn, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất 6 lần trong một năm qua và giảm lượng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng. Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các giới hạn về mua nhà ở nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản đang trì trệ và cố gắng tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu chính thức, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống mức 6,9% trong quý III/2015. Lần đầu tiên con số này đạt mức 7% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo_NDH
Mùa đông chưa về, nhưng 'gió rét' từ kinh tế châu Á đã tới Giảm phát châu Á diễn ra giữa lúc Nhật và châu Âu đang trên đà quay lại thời kỳ giảm phát, còn doanh nghiệp Mỹ thì báo cáo lợi nhuận yếu. Giá cả thay đổi thường là dấu hiệu ban đầu cho thấy thế giới sắp "có biến". Chẳng hạn như mối nghi ngờ đầu tiên mà người Anh cảm nhận được về...