Giá dầu thô đi xuống tại thị trường châu Á
Trong phiên 15/5 tại châu Á, giá dầu thô Brent ở mức 71,06 USD/thùng, giảm 0,3% so với mức chốt phiên trước, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 61,33 USD/thùng, giảm 0,7%.
Giá dầu thô đi xuống tại thị trường châu Á . Ảnh: TTXVN
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ căng thẳng leo thang ở Trung Đông, song giá dầu thô vẫn giảm trong phiên 15/5 tại châu Á, sau khi các số liệu vừa công bố cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng, trong khi sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng Tư.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc ở mức 71,06 USD/thùng vào lúc 13 giờ 46 theo giờ Việt Nam, giảm 18 xu, hay 0,3%, so với mức chốt phiên trước. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) kỳ hạn của Mỹ ở mức 61,33 USD/thùng, giảm 45 xu, hay 0,7%.
Theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước bất ngờ tăng 8,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/5, lên 477,8 triệu thùng, trái ngược với dự báo trước đó của giới phân tích là giảm 800.000 thùng. Cơ quan Thông tin Năng lượng, thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, sẽ công bố số liệu chính thức trong ngày 15/5.
Tại Trung Quốc, tăng trưởng sản lượng công nghiệp của nước này giảm xuống mức 5,4% trong tháng Tư, so với mức tăng 8,5% của tháng Ba. Điều đó cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ phải đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang.
Video đang HOT
Trong khi đó, giá dầu đang nhận được sự hỗ trợ từ việc Saudi Arabia, nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ngày 14/5 đã ngừng bơm dầu thô qua đường ống dẫn dầu chính, sau khi xảy ra một vụ tấn công bằng máy bay không người lái cùng ngày trước đó nhằm vào đường ống dẫn dầu này, trong khi hai tàu chở dầu của nước này cũng đã bị tấn công ở gần Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất.
Các vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau quyết định của Mỹ hồi tháng trước nhằm đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về con số không và tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Vịnh trước những gì được cho là các mối đe dọa đến từ Iran.
Trong khi đó, OPEC ngày 14/5 cho biết nhu cầu của thế giới đối với dầu thô của các nước thành viên OPEC trong năm nay sẽ cao hơn dự báo khi tăng trưởng nguồn cung từ các đối thủ như các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ chậm lại. Điều này cho thấy thị trường sẽ được thắt chặt hơn nếu OPEC chưa tăng sản lượng./.
Lê Minh (Theo Reuters)
Theo bnews
Tổng thống Pháp xin Mỹ "tha cho" Iran
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25/9 đã kêu gọi người đồng cấp Mỹ Donald Trump cho Iran tiếp tục được xuất khẩu dầu. Theo ông Macron, chỉ có như vậy thì giá dầu thô mới giảm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại trụ sở LHQ
"Nếu Iran tiếp tục được bán dầu ra ngoài, điều đó không chỉ giúp giá dầu giảm mà còn giúp cho cả hòa bình thế giới", Tổng thống Pháp Macron phát biểu tại một cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Trước đó không lâu, Tổng thống Trump khi phát biểu trên bục diễn giả tại LHQ, đã một lần nữa tố cáo các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC duy trì giá dầu thô ở mức quá cao.
"Chúng tôi đang bảo vệ an ninh "miễn phí" cho nhiều quốc gia trong OPEC và họ đang lợi dụng điều đó để áp đặt giá dầu cao hơn", ông Trump nói, và dường như muốn ám chỉ các nước đồng minh Arập.
Tổng thống Pháp Macron cho rằng khi rút khỏi thỏa thuận về hạt nhân với Iran và tái lập các biện pháp trừng phạt, ông Donald Trump trước hết là muốn đẩy Tehran trở lại bàn đàm phán về một loạt các chủ đề, từ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran đến sự ảnh hưởng của nước này với khu vực Trung Đông.
"Đây là một chiến lược đang được Hoa Kỳ tiến hành, về cơ bản là muốn làm giảm khả năng tài chính của Iran, từ đó thúc đẩy Tehran thay đổi chiến lược và trở lại bàn đàm phán", ông Macron nói sau cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Pháp thừa nhận rằng các cơ chế mà các nước châu Âu đang cố gắng đưa ra để phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không đủ để lấp đầy hậu quả mà chúng gây ra cho Iran.
"Các cơ chế của châu Âu không nhằm sửa đổi hay làm thay đổi quyết định của một số tập đoàn lớn của châu Âu hoặc quốc tế khi rút khỏi Iran trước sức ép của Mỹ" nhưng sẽ giúp "xây dựng các giải pháp thương mại và công nghiệp với các nước trong khu vực", Tổng thống Pháp cho biết.
Châu Âu muốn thiết lập một hệ thống hàng đổi hàng để bảo tồn thương mại của họ với Iran.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, Tổng thống Donald Trump đã khôi phục một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài hoặc các quốc gia sẽ tiếp tục làm ăn buôn bán với Tehran.
Dưới sự đe dọa của Mỹ, nhiều tập đoàn lớn (Total, Daimler... ) đã ngừng hoạt động tại Iran do lo sợ trả đũa của Mỹ.
Đầu tháng 11 này, gói trừng phạt thứ hai của Mỹ nhắm trực tiếp vào nghành dầu khí Iran sẽ có hiệu lực. Cụ thể Washington cấm tất cả các nước mua dầu của Tehran.
Th.Long
Theo petrotimes/AFP
Mỹ cho thôi việc 3 nhà khoa học vì mối lo gián điệp Trung Quốc Hai nhà khoa học công tác tại Trung tâm Ung thư MD Anderson đại học Texas (gọi tắt MD Anderson) vừa từ chức. Đơn vị này còn chuẩn bị sa thải thêm một người nữa. Trung tâm Ung thư MD Anderson đại học Texas - Ảnh: Texas News Đây là kết quả của chiến dịch điều tra quy mô toàn quốc được thực...