Giá dầu thế giới phục hồi ấn tượng nhờ kỳ vọng nguồn cung vẫn thắt chặt
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 23/7, tiếp tục phục hồi mạnh mẽ từ cú trượt dốc của ngày thứ Hai nhờ kỳ vọng rằng nguồn cung dầu vẫn sẽ thắt chặt trong năm nay.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phiên này, giá dầu Brent tăng 31 xu (tương đương 0,4%) lên 74,10 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tiến thêm 16 xu (0,2%) và khép phiên ở mức 72,07 USD/thùng.
Nhìn chung, thị trường dầu thế giới đã có một cú lội ngược dòng ấn tượng trong tuần qua.
Phiên đầu tuần 19/7, thị trường năng lượng đã có ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021, với thỏa thuận tăng sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác (còn gọi là nhóm OPEC ) làm dấy lên lo ngại về thặng dư nguồn cung. Cùng với đó, số ca mắc COVID-19 gia tăng một lần nữa “đe dọa” ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu năng lượng. Phiên này, giá dầu Brent giảm tới 6,8% còn giá dầu WTI để mất tới 7,5%.
Sang phiên 20/7, giá dầu thế giới đảo ngược quay đầu tăng khi giới đầu tư tận dụng giá “vàng đen” xuống mức thấp nhất trong hai tháng qua để mua vào. Phiên này, giá dầu Brent tăng 1,1% còn giá dầu WTI tiến 1,5%.
Giá dầu tiếp tục tăng hơn 4% trong phiên giao dịch 21/7, khi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ tăng 2,1 triệu thùng trong tuần trước lên 439,7 triệu thùng. Diễn biến này trái ngược với mức giảm 4,5 triệu thùng do giới phân tích dự báo.
Video đang HOT
Đà tăng tiếp tục trong các phiên 22 – 23/7. Tính chung trong cả tuần, giá dầu Brent đã tăng 0,7% sau khi giảm trong ba tuần liên tiếp. Giá dầu WTI cũng dứt chuỗi hai tuần giảm với mức tăng 0,4%.
Trong một ghi chú mới đây, ngân hàng Commerzbank nhận định những lo ngại về nhu cầu dầu đã được chứng minh là bị phóng đại. Đó là lý do cho sự phục hồi đáng chú ý của giá “vàng đen” trong tuần qua.
Giới giao dịch giờ đây tin tưởng rằng dù sản lượng dầu của các nhà sản xuất chính có tăng lên, thị trường sẽ vẫn thiếu nguồn cung cho đến cuối năm.
Tăng trưởng nhu cầu dự kiến sẽ vượt nguồn cung sau khi OPEC đạt được thỏa thuận “rót thêm” 400.000 thùng dầu/ngày kể từ tháng 8 – 12/2021.
Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết trong một báo cáo rằng, giới đầu tư đang bắt đầu cảm thấy các thỏa thuận của OPEC không đủ để giữ cho thị trường cân bằng. Do đó, lượng dầu dự trữ ở Mỹ và các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ tiếp tục giảm.
Theo thống kê mới nhất, lượng dầu thô dự trữ tại các kho của Mỹ đã tăng 2,1 triệu thùng vào tuần trước. Nhưng lượng dầu dự trữ tại Cushing, cơ sở giao vận các thùng dầu WTI tại bang Oklahoma đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020.
Trong khi đó, số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho hay số giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng thêm 7 giàn và lên 387 giàn trong tuần này – cao nhất kể từ tháng 4/2020. Song sự phục hồi trong hoạt động khoan dầu tại Mỹ chỉ ở mức khiêm tốn khi các nhà sản xuất có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Một báo cáo ngắn mới đây của ngân hàng Bank of America cho hay họ vẫn tin tưởng các động thái của OPEC sẽ đẩy giá đi xuống. Ngân hàng này cũng dự báo giá dầu Brent có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng vào năm tới.
Cải cách thuế toàn cầu: Dù thiệt hại nặng nhưng kinh tế Ireland có thể vẫn đứng vững
Các cải cách thuế trên toàn cầu đang mang lại kết quả và về lý thuyết, Ireland là nước chịu thiệt hại nhất khi nền kinh tế nhỏ ở châu Âu này mở cánh cửa cho các công ty đa quốc gia của Mỹ.
Ngày 1/7, 130 quốc gia trên thế giới đã đồng ý về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu và phân bổ lại doanh thu từ thuế đối với các tập đoàn lớn, có lợi nhuận cao. Kế hoạch cải cách thuế toàn cầu bao gồm hai phần: quy định áp mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các doanh nghiệp và quy định một loại thuế kỹ thuật số áp dụng cho các doanh nghiệp kỹ thuật số trên toàn cầu.
Đường phố tại thủ đô Dublin của Ireland. (Nguồn: Dublin Live)
Việc áp mức thuế tối thiểu 15% có nghĩa là nếu một tập đoàn và các công ty con nộp thuế ở nước ngoài dưới mức tối thiểu, họ sẽ tiếp tục phải nộp khoản chênh lệch so với mức tối thiểu tại chính quốc gia của họ. Từ đó, việc chuyển lợi nhuận sang các quốc gia khác có mức thuế thấp hơn mức tối thiểu sẽ không còn hấp dẫn với các doanh nghiệp nữa.
Ireland đã duy trì mức thuế 12,5% kể từ năm 2003 và là nơi đặt trụ sở tại châu Âu của một loạt công ty của Mỹ, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ và dược phẩm, với lợi nhuận tăng vọt trong đại dịch. Đây là một trong chín quốc gia từ chối ký vào thỏa thuận về thuế tối thiểu 15%, dù bày tỏ sự ủng hộ.
Một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Ireland quá phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia như Facebook, Apple và Google. Chỉ 10 công ty đóng đến 51% tiền thuế doanh nghiệp tại Ireland trong năm 2020. Trong năm 2019, tiền thuế doanh nghiệp chiếm 15,7% nguồn tài chính của nước này.
Bộ Tài chính Ireland nhận định nước này sẽ thiệt hại 2 tỷ Euro (2,4 tỷ USD) mỗi năm từ năm 2025 nếu thuế doanh nghiệp tối thiểu được áp dụng trên toàn cầu.
Công ty nghiên cứu Oxford Economics cho rằng các cải cách thuế sẽ khiến Ireland trở thành một trong những nước có mức nợ lớn nhất ở châu Âu và nước này cũng đối mặt với sự gián đoạn do Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, Giáo sư kinh tế Lucie Gadenne thuộc Đại học Warwick của Anh cho rằng các nước có thể bằng khả năng thương lượng để có được những miễn trừ từ thỏa thuận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ireland đang nỗ lực tối đa hóa năng lực thương lượng bằng việc gây sức ép lên các cuộc đàm phán ở cấp độ EU.
Theo ông John FitzGerald thuộc trường đại học Trinity College Dublin, một cựu ủy viên của Ngân hàng Trung ương Ireland, các lo ngại của Ireland đã bị thổi phồng. Ông cho rằng không có lý do để không thông qua thỏa thuận nếu Mỹ thực thi, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng thuế tối thiểu sẽ dừng "cuộc đua xuống đáy" về thuế doanh nghiệp. Ông FitzGerald nói không một công ty nào có thể có kết quả kinh doanh tốt hơn nếu rời Ireland khi mức thuế tối thiểu được áp dụng trên toàn cầu.
Thuế doanh nghiệp chỉ là một yếu tố đứng sau mức tăng trưởng ấn tượng của Ireland trong những thập niên gần đây và sức hấp dẫn của nước này với các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với các yếu tố khác là giáo dục chất lượng cao, người dân nói tiếng Anh và cơ sở hạ tầng tốt.
Nhiều nước phải dừng tiêm vaccine mũi 2 do thiếu nguồn cung Ngày 18/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện khoảng 30-40 quốc gia trên thế giới không có khả năng cung cấp mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, đặc biệt là những nước dựa vào nguồn cung vaccine của hãng AstraZeneca. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày...