Giá dầu thế giới khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 31/1, khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua, thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và Trung Đông.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,33 USD (1,5%), lên 88,15 USD/thùng. Giá của loại dầu này chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 vào cuối tuần trước và đánh dấu tuần tăng giá thứ sáu liên tiếp. Giá dầu WTI tăng 17% trong tháng 1/2022, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2022 tăng 74 xu Mỹ (0,8%), lên 89,26 USD/thùng.
Các nhà phân tích thị trường đều kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , sẽ giữ nguyên chính sách tăng dần sản lượng khi nhóm này tiến hành cuộc họp chính sách vào ngày 2/2 tới. Hiện OPEC đang duy trì kế hoạch nâng sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng Tám năm ngoái.
Video đang HOT
Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của công tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết: “Nguồn cung tăng 400.000 thùng/ngày là quá ít để thị trường đánh giá và quan trọng hơn là không được OPEC đáp ứng hoàn toàn. Do đó, giải pháp ngắn hạn duy nhất để cân bằng cung-cầu trên thị trường sẽ đến từ OPEC , và được dẫn dắt bởi Saudi Arabia, nhà sản xuất có công suất dự phòng lớn nhất thế giới”.
Căng thẳng địa chính trị liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã gia tăng trong tháng Một vừa qua. Người đứng đầu NATO cho biết, châu Âu cần đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng khi Anh cảnh báo rằng “rất có khả năng” căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ tư liên tiếp
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch 14/1 và ghi nhận tuần tăng giá thứ tư liên tiếp, khi giới phân tích cảnh báo khả năng nguồn cung bị gián đoạn nghiêm trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gia tăng.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 12 tăng 1,7 USD, hay 2,1%, lên 83,82 USD/thùng, qua đó kết thúc tuần giao dịch vừa qua với mức tăng 6,2%, đánh dấu tuần tăng giá thứ tư liên tiếp, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Ba tăng 1,59 USD, hay 1,9%, lên 86,06 USD/thùng trong phiên 14/1 và tăng 5,3% trong cả tuần qua.
Ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới và dịch vụ tài chính The Price Futures Group (Mỹ), cho biết từ phương diện năng lượng, căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể là một sự kiện có tác động lớn. Theo ông, Nga không phải là nhà sản xuất dầu lớn duy nhất, nhưng châu Âu, trong tiến trình chuyển đổi khỏi các loại nhiên liệu hóa thạch, lại đang ngày càng phụ thuộc vào Nga như một nguồn cung năng lượng chính của khu vực này.
Ông Manish Raj, Giám đốc tài chính của công ty khai thác khoáng sản Velandera Energy Partners (Mỹ), cho biết trong khi căng thẳng Nga-Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá khí tự nhiên tại châu Âu, nhưng giá dầu thô nhìn chung sẽ ít bị tác động, vì rất ít dầu của Nga được trung chuyển qua Ukraine. Tuy nhiên, ông Raj cho biết khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn là một diễn biến nghiêm trọng và có những tác động địa chính trị sâu rộng, từ đó đẩy giá dầu đi lên.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thế giới giảm trước những lo ngại rằng biến thể Omicron có thể làm giảm nhu cầu dầu. Bên cạnh đó, thị trường "vàng đen" còn chịu áp lực giảm giá khi nguồn cung dầu ở Libya và Kazakhstan đều đang có dấu hiệu phục hồi.
Công ty dầu lớn nhất Kazakhstan Tengizchevroil (TCO) đang tăng dần sản lượng đến mức bình thường tại mỏ dầu Tengiz, sau khi sau khi các cuộc biểu tình ở Kazakhstan đã làm gián đoạn nhiều đường tàu và gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại mỏ dầu này những ngày gần đây. Trong khi đó, sản lượng dầu của Libya cũng đã tăng lên trong ngày 10/1. Trước đó, quá trình bảo dưỡng đường ống dẫn dầu tại Libya đã khiến sản lượng dầu tại đây giảm từ mức cao 1,3 triệu thùng/ngày hồi năm ngoái xuống 729.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, giá dầu đảo chiều đi lên trong hai phiên liên tiếp sau đó, đặc biệt giá "vàng đen" đã tăng gần 4% trong phiên 11/1 nhờ sự hỗ trợ từ nguồn cung thắt chặt và dự báo số ca mắc COVID-19 gia tăng và sự lây lan của biến thể Omicron sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu toàn cầu.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa dự báo rằng tác động kinh tế của biến thể Omicron sẽ chỉ trong ngắn hạn, đồng thời nói thêm rằng tình hình kinh tế các quý tiếp theo có thể rất tích cực sau khi sự gia tăng ca mắc liên quan đến biến thể này giảm xuống.
Hai phiên tăng liên tiếp nói trên đã dẫn điến hoạt động chốt lợi trong phiên 13/1, khiến giá dầu đi xuống, trong bối cảnh thị trường lo ngại về việc Mỹ tăng lãi suất. Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu bị hạn chế bởi kỳ vọng kinh tế phục hồi mạnh mẽ sẽ thúc đẩy nhu cầu trong khi nguồn cung bị thắt chặt.
John Kilduff, một đối tác của công ty tư vấn đầu tư Again Capital Management tại New York (Mỹ), cho biết số liệu lạm phát giá sản xuất tháng 12/2021 của Mỹ dễ dàng tăng nóng như tháng trước đó sẽ gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế. Điều đó có khả năng là lực cản đối với giá dầu thô và hỗ trợ đồng USD.
Về triển vọng của thị trường "vàng đen", bên cạnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ông Raj cho biết thị trường dầu cũng đang được hỗ trợ bởi sự lạc quan về nhu cầu. Nhiều nước tiêu thụ nhiều dầu, như Tây Ban Nha và các nước thành viên Liên minh châu Âu khác, đã bắt đầu xem COVID-19 là một dịch bệnh địa phương, có nghĩa là các nước này đang tìm cách sống chung với COVID-19, thay vì ban hành các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC , vẫn duy trì chính sách tăng dần sản lượng, bất chấp áp lực gia tăng nhiều hơn từ Mỹ và các nước khác. Bên cạnh đó, dù OPEC vẫn đang nâng mục tiêu sản lượng mỗi tháng, nhưng những khó khăn về mặt kỹ thuật đã khiến nhiều nước không thể sản xuất đủ hạn ngạch cho phép.
Giá dầu đã tăng hơn 50% trong năm 2021 và một số nhà phân tích kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp tục trong năm 2022. Năng lực sản xuất thấp và đầu tư hạn chế có thể nâng giá dầu thô lên 90 USD hoặc thậm chí hơn 100 USD/thùng. Ngân hàng JP Morgan (Mỹ) dự báo giá dầu sẽ tăng lên 125 USD/thùng trong năm nay.
OPEC đối diện khó khăn mới Việc Mỹ gây sức ép để Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng dầu và "hạ nhiệt" giá dầu thô cho thấy OPEC dù muốn cũng không còn nhiều dư địa để tăng nhanh sản lượng nhanh hơn. Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Trên thực tế, OPEC...